Trước khi chính thức bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, mặc dù tin vui chiến thắng dồn dập đổ về nhưng, như con thú dữ giãy chết, bọn Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 ngụy và đủ các sắc lính, đầy đủ binh, hỏa lực ùn ùn kéo về Mỹ Tho nhằm cố thủ cửa ngõ miền Tây, chúng tăng cường đánh phá, lấn chiếm, làm cho vùng ven TP. Mỹ Tho teo lại và sôi lên vì mưa đạn. Số người hy sinh nhiều hơn số người được bổ sung, số đảng viên ngã xuống nhiều hơn số đảng viên đã được kết nạp. Và ngay cái sự kết nạp hay khai trừ lúc ấy cũng hết sức cụ thể. Cụ thể đến nghiệt ngã và trần trụi. Mảnh đất sống còn, nếu địch tràn vào đánh phá ác liệt mà anh chịu bám trụ đánh địch đến cùng là đủ tiêu chuẩn để vào Đảng. Ngược lại, nếu chuyến đi công tác bị “tao ngộ” hoặc bị vướng mìn mà anh chạy, bỏ lại đồng đội (dù người ấy đã hy sinh), hoặc đi ra khỏi địa hình mà vô tình làm gãy cành cây, ngọn cỏ để lộ căn cứ cho địch vào là thiếu bản lĩnh, sẽ bị kiểm điểm, có thể bị khai trừ Đảng.
Ngày nhỏ thường đọc truyện cổ tích, hầu hết các truyện đều bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày xưa...”, cứ nghĩ là xưa lắm, xưa trước cả đời ông cố, bà cố. Lớn lên, học địa lý và lịch sử, lại phải hỏi: ngày xửa ngày xưa là thời nào? Rồi khi học về khảo cổ học, cái truyện cổ tích chủ yếu để răn đời thôi, lúc ấy lại phải nói về niên đại, khung niên đại, mới có khái niệm về tuổi thiên hà, tuổi trái đất, tuổi các nền văn minh, tuổi các di tích, các di vật. Và những nhà khảo cổ phải đi tìm trong lòng đất, đọc những thông điệp của các di vật, để nhận biết cái tuổi của nó, môi trường tự nhiên thời nó, môi trường xã hội thời nó. Thú vị thế, dám chắc ai đã vướng vào nghề khảo cổ thì khó rứt ra lắm, vì những câu hỏi khoa học mà cần đi tìm câu trả lời. Khai quật một di chỉ khảo cổ, đấy là dịp để đi tìm những câu trả lời về ngày xưa ấy!
Trại giam Mỹ Phước (huyện Tân Phước) thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng - Bộ Công an) vừa tổ chức cuộc thi “Viết cảm nhận về sách” cho phạm nhân năm 2018. Đây là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục cải tạo và hòa nhập cộng đồng; đồng thời, hình thành, phát triển văn hóa đọc trong phạm nhân, giúp họ thấy được giá trị văn hóa và tác dụng của việc đọc sách trong xây dựng, định hướng tư tưởng, tình cảm, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, khuyến khích phạm nhân tích cực học tập, lao động cải tạo tiến bộ, sớm trở thành người có ích cho xã hội.
Người dân miền Tây Nam bộ quê tôi ít gọi mùa nước nổi là mùa lũ. Họ thích dùng cách gọi “tháng nước” hay “mùa nước nổi” hơn. Tháng nước có năm sớm có năm trễ nhưng thông thường bắt đầu vào tháng bảy và kết thúc cuối tháng mười âm lịch. Khi mấy công đất cuối cùng của vụ hè thu cắt lúa xong, nhìn con sông cái nước chảy đỏ quạnh màu gạch chín, dân quê tôi lại lục đục chuẩn bị đón mùa nước nổi.
Tin nhà văn Lương Hiệu Vui (ông Mười Vui) ra đi không quá bất ngờ nhưng cũng không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng và thương tiếc.
Nhà văn Lương Hiệu Vui (hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) từ trần ngày 27-7 tại quê nhà xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành (Tiền Giang) hưởng thọ 87 tuổi. Ông là giáo sư Pháp văn nổi tiếng trước năm 1975, bắt đầu cầm bút năm 1992, và đã nhận được nhiều giải thưởng ở địa phương, khu vực và trung ương…
Được ví như một nàng công chúa xinh đẹp nằm nghiêng mình bên bờ vịnh xanh, Nha Trang từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch lý tưởng với biển xanh, cát trắng và nắng vàng. Về đêm, Nha Trang khoác lên mình bộ áo choàng lộng lẫy rực rỡ sắc màu của những ánh đèn lung linh từ những ngả đường, những tòa cao ốc và các trung tâm vui chơi giải trí như muốn níu lấy chân du khách. Phố xá đông đúc, nhộn nhịp là thế, nhưng bất kể đêm hay ngày, lúc nào ta cũng đều nghe được tiếng sóng biển khi thủ thỉ như đang tâm tình kể chuyện, khi thì ồn ào, giận dữ xô bờ trắng xóa. Những cơn gió biển như được thần gió thả ra từ chiếc túi khổng lồ ngày đêm hòa theo nhịp sóng không lúc nào ngơi. Và nắng… “Biển Nha Trang lộng lẫy nắng vàng” trong “Nha Trang mùa thu lại về” của nhạc sĩ Văn Ký. Ở xứ sở có nhiều nắng, nhiều gió, nhiều sóng biển đến độ, đôi khi cứ nghĩ rằng không có những thứ ấy thì không còn là Nha Trang nữa.
Chiếc ca nô chạy ầm ầm, rẽ sóng lướt đi, nhảy nhót trên đầu sóng giống cá chuồn, cá heo. Lâu lâu, nó “ôm cua” nghiêng một cái suýt chút nữa có người ngã sóng soài trên khoang. Có lẽ đây là lần đầu tiên đi cùng trên chiếc ca nô cao tốc nên mọi người có cảm giác lâng lâng pha lẫn giữa thích thú và lo sợ.
Thành phố Nha Trang nằm trên tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam, vì thế ra Bắc hay vô Nam bằng đường bộ đều qua “nàng phố biển” xinh đẹp này. Những năm 1984-2004, tôi thường xuyên đi qua hoặc có dịp lưu trú tại Nha Trang. Mới sau này khi hàng không phát triển, hơn 10 năm rồi không có dịp tới đây. Đường sắt, đường ôtô tuy chậm vậy nhưng du khách lại khám phá được mọi miền quê hương đất nước. Thế nên, ai muốn khám phá, thăm thú phong cảnh thì đi bằng xe máy từng chặng hoặc đi xe đò ghế ngồi, không nên đi bằng xe khách giường nằm cao cấp.
…. Cơn đau quặn lên từng hồi, chị ta nghiến răng kềm tiếng rên, bơi xuồng thật nhanh về phía trước”. Nghe cái giọng kể của anh cứ như nghe Đài Phát thanh đọc chuyện đêm khuya. Tôi không nhịn được, nói: “Lúc ấy anh ở đâu mà thấy được cảnh đó?”. Anh tự ái, gắt giọng: “Thì cứ nghe đi, chưa gì đã cãi rồi. Sau này con gái chị ta nói lại, cả xóm ai hổng biết. Thôi đừng chen ngang nữa nha, làm mất hứng”.
“Kết thúc chiến tranh tôi mới 37 tuổi nhưng đã tham gia cách mạng được 21 năm. Cái thời chiến tranh khói lửa đã qua mấy mươi năm rồi mà cứ ngỡ như mới hôm qua...”. Những lời cuối câu chú Lê Thanh Nhân hạ thấp giọng như chỉ nói cho mình mình nghe thôi. Hồi chống Mỹ chú là Chính trị viên Huyện đội, Thường vụ Huyện ủy Cai Lậy Nam. Sau 1975, huyện Cai Lậy Nam và Cai Lậy Bắc xác nhập lại, chú tiếp tục giữ trọng trách ấy nhiều năm sau.
Ngày 15/1/2018 tại thủ đô Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn học nghệ thuật năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đại diện lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương... cùng Chủ tịch, Tổng Biên tập các tạp chí, báo văn nghệ, Chánh Văn phòng của các Hội chuyên ngành Trung ương và các Hội VHNT trong cả nước đã về dự.
Buổi tiệc cúng đưa tiễn ông Táo về trời đang vui thì thằng chả cắc cớ hỏi: Các ông có biết trên đời này, có nhà nào không cúng giao thừa không?
Sau mùa khô 1967 cục diện chiến trường thay đổi, ta giữ thế chủ động trên khắp cả 3 vùng. Giao thông và hệ thống đồn bót địch ở đồng bằng bị cắt đứt, phá rã từng mảng. Địch bị tiến công ở Phước Long, Lộc Ninh, Tây Nguyên, Bình Trị Thiên… Bộ đội đặc công phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương tập kích vào các sân bay, kho tàng, sở chỉ huy của địch; gây rối loạn ngay ở hậu phương của chúng. Chiến sự sôi động khắp toàn miền; từ thế phản công địch lùi dần về thế phòng ngự.
Nhớ lại khoảng thời gian làm nghĩa vụ quốc tế tại tỉnh Pursat, Campuchia, thường chúng tôi chỉ khái niệm thời gian theo mùa. Mùa đây không phải là bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mà là 2 mùa chiến dịch, nhằm truy quét bọn tàn quân Pôn- Pốt giữ cuộc sống bình yên cho nhân dân bạn. Sáu tháng đầu năm ta mở “Chiến dịch mùa khô” và dĩ nhiên sáu tháng cuối năm là “Chiến dịch mùa mưa”. Khi những cơn mưa cuối mùa thưa dần rồi dứt hẳn, thời tiết bắt đầu trở lạnh thì chúng tôi hiểu rằng ngày Tết cổ truyền đang đến gần.
Mận hồng đào là một mặt hàng dân dã đã từng xuất hiện trước tiên ở ngã ba Trung Lương và nhanh chóng trở thành sản phẩm được ưa chuộng, có mặt trong hầu hết hành lý bà con về các tỉnh thành miền Tây.
(Tác phẩm vào vòng chung khảo xếp giải Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL năm 2017 tại Long An)
Mặt trời vừa rải những tia nắng chiều lên khóm hoa mua tím ngát đang khoe mình dọc theo bãi biển cũng là lúc chiếc ghe chở khách đưa chúng tôi vào bãi hòn Nồm. Vừa bước lên bờ, cô Út Giàu, con gái của chủ đảo Vương Ngọc Ánh (Sáu Ánh) niềm nở bảo chúng tôi: Trời sắp tối rồi, tối nay các anh ngủ lại đảo với ba tôi cho vui.
(Tác phẩm vào vòng chung khảo xếp giải Cuộc thi Bút ký văn học ĐBSCL năm 2017 tại Long An)
Dân quê tôi đảm bảo ai cũng từng nghe qua địa danh “Vàm Nao”, nhưng khi hỏi Vàm Nao nghĩa là gì, chắc chắn 99,99% người dân không biết. Ngay cả tôi, hồi nhỏ tắm sông lặn hụp dưới dòng Vàm Nao này không biết bao nhiêu bận, vậy mà khi bạn hỏi, tôi mới chưng hửng, “Vàm Nao nghĩa là gì?”.