Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ IV năm 2020 vừa khép lại với lễ tổng kết, trao giải tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội) vào tối 2/8. Liên hoan do Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, diễn ra liên tục trong 3 tuần từ ngày 16/7 đến 2/8.
Sôi nổi tranh tài trong suốt nửa tháng, Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2018 do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An tổ chức vừa bế mạc tối 19/9, tại sân khấu Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An (Thành phố Tân An) bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải lương.
Thời gian gần đây, diễn viên Huỳnh Mơ được nhiều người biết đến như một cô đào yêu nghề và một diễn viên trẻ đầy triển vọng. Trong Liên hoan Sân khấu cải lương toàn quốc 2018 tổ chức tại Long An vừa qua, Huỳnh Mơ tạo được ấn tượng cho khán giả mộ điệu cải lương với vai Hồng Minh trong vở “Bão dậy trời Long Hưng”, vai diễn với những nét tính cách trái ngược từ một cô gái quê nghèo, trở thành cô gái bán hoa bất cần đời được đồng chí Mười Thập dìu dắt theo con đường cách mạng những ngày ở trong tù…
Người ta có thể dễ dàng nhất trí rằng ngày ra đời sân khấu cải lương Việt Nam là 15/3/1918. Như thế, đến ngày 15/3/2018 là vừa tròn 100 năm. Về địa điểm ra đời của sân khấu cải lương cũng không ai dám bắt bẻ là tại rạp Thầy Năm Tú gần chợ Mỹ Tho, sau đổi thành rạp Vĩnh Lợi, rồi rạp Tiền Giang, nay gọi lại tên cũ là “Rạp Thầy Năm Tú”. Thế là quá rõ rồi. Tiền Giang có thể tự hào là cái nôi của nghệ thuật sân khấu cải lương Việt Nam, đã có tuổi đời của loại hình nghệ thuật sân khấu mới mẻ cho Nam Bộ và Việt Nam vừa tròn một thế kỷ.
Sáng 19/12, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Tiền Giang tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác lời mới bài ca cổ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2017. Đây là cuộc thi do Hội VHNT 13 tỉnh, thành phố trong khu vực luân phiên đăng cai tổ chức.
Lễ Xây Chầu, Đại Bội và Tôn Vương là những lễ không thể thiếu trong những đêm hát cúng đình từ xưa đến nay dù theo thời gian và điều kiện tổ chức ở mỗi nơi có khác nhau đôi chút.
Trong dân gian có câu “Đuôi Xây Chầu, đầu Đại Bội” để nói lên hai lễ Xây Chầu và Đại Bội tiếp liền nhau. Lễ Xây Chầu do Ban Hội Hương đình làng tổ chức, chọn một người lớn tuổi có uy tín trong làng đứng ra cầm roi chầu điều khiển buổi lễ gọi là viên Chấp Sự. Lễ Đại Bội được điều khiển bởi ông trưởng gánh hát và do đào kép thực hiện.
Ngày ấy, mỗi lần cúng Kỳ Yên, đình làng tôi đều rước gánh hát bội Bầu Út về diễn liên tục ba bốn bữa, hát cả ngày lẫn đêm. Vì là người trong Ban Hội Hương nên ba tôi có mặt suốt thời gian lễ hội và dĩ nhiên tôi cũng được cơ hội theo chân ông để tận hưởng cái không khí rộn ràng với tiếng trống kèn, tiếng cười nói huyên thuyên thâu đêm suốt sáng. Lạ thật! Những hình ảnh ấy vẫn còn khắc sâu trong ký ức tôi dù đã hơn nửa thế kỷ. Nào là những bàn thờ chưng nghi hình rồng hình phụng, quy hạc, những lư đồng bóng ngời nghi ngút khói hương, những tủ thờ, sập gỗ cẩn ốc xà cừ bóng ngời ngời, những đĩa trái cây chín mọng, những mâm xôi, mâm bánh tươm tất, những mâm cơm gạo mới, những món ăn thịt cá thịnh soạn thết đãi bà con tới cúng đình. Rồi những dòng người trên đường làng, nam thanh nữ tú, chưng diện những bộ quần áo đẹp nhất, bước chân mỗi lúc nhanh hơn theo sự thôi thúc của tiếng trống đình làng.
Báu vật mang theo Đoàn ghe bầu đang trương buồm theo gió xuôi về hướng Nam. Bỗng những áng mây xám kéo tới. Gió mỗi lúc càng mạnh. Rồi những cơn lốc từ ngoài khơi cuốn vào ào ào. Những đợt sóng liên tục xuất hiện làm mặt biển lồng lộn như một con thú dữ. Tư Lai, một người đàn ông khá lực lưỡng, trạc 40 tuổi, đứng thẳng người trước mũi chiếc ghe bầu đi đầu, ưỡn ngực như thách thức với bão tố, như sẵn sàng chống chọi với cuồng phong để che chở đoàn người di dân phía sau. Tư Lai đưa hai cánh tay rắn rỏi như thép giữ chặt cột buồm, quay về phía đoàn ghe theo sau, hét lớn: - Cố lên! Phía trước có ghềnh đá trú bão! Chốc sau, cả đoàn ghe lần lượt chui vào nơi kín gió khuất sau một ghềnh đá. Đồ đạc, vật dụng trong ghe được đậy kín bằng những tấm cỏ tranh kết lại rất kỹ.
Nói lối
Nhìn chiếc lá rơi nhớ cội nguồn xứ sở
Nhớ nẻo đường quê rụng trắng bông tràm
Nhớ con đường làng lầy lội cơn mưa
Kẽo kẹt võng đưa, mẹ ngọt ngào hát ru
Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút (Sơn Nam)
Là người dân Nam bộ, nhất là nông dân, ai cũng có thể nghêu ngao vài câu vọng cổ, cái điệu hát mà từ khi ra đời vào khoảng năm 1920 với cái tên Dạ cổ hoài lang, đã len lỏi vào ngõ ngách tâm hồn, tạo nên những cung bậc tình cảm khi đằm thắm nhẹ nhàng, lúc sâu lắng da diết, làm thổn thức tận đáy lòng người nghe.
Tối 5-11, tại Rạp hát Thầy Năm Tú (phường 1, TP. Mỹ Tho) diễn ra Chương trình “Ngân mãi tiếng tơ đồng” gồm 3 trích đoạn cải lương: Chuyện tình Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt, Giũ áo bụi đời, với sự tham gia biểu diễn đầy tâm huyết của các nghệ sĩ Đoàn Nghệ thuật tổng hợp tỉnh: NSƯT Đào Vũ Thanh, NSƯT Nhơn Hậu, NSƯT Tuyết Ngân, NSƯT Kiều Quốc Tâm và các nghệ sĩ Huỳnh Mơ, Mai Long, Cảnh Trung, Hồng Thanh Tâm…, đã cuốn hút người xem.
Liên hoan được Trung tâm Văn hóa (TTVH) TP. Hồ Chí Minh cùng Câu lạc bộ (CLB) Nghệ thuật tổng hợp (NTTH) Giai điệu Việt phối hợp tổ chức ngày 29 và 30-10 tại TTVH TP. Hồ Chí Minh, số 97 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
Liên hoan đờn ca tài tử Nam bộ lần thứ X năm 2016 diễn ra tại Nhà hát Cao Văn Lầu (TP.Bạc Liêu) từ ngày 13 đến 15-9 với sự tham gia của 6 tỉnh Đông, Nam bộ (Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Dương) cùng hơn 70 nghệ nhân đờn, ca tham dự.
Là một trong những học trò xuất sắc của Ảo thuật gia Đoàn Minh Quang, Ảo thuật gia trẻ Anh Tú đang chiếm được tình cảm của khá nhiều bạn trẻ hâm mộ và dần khẳng định mình trên con đường chuyên nghiệp, chinh phục giấc mơ đem ảo thuật đến gần với khán giả.
Tối 22-4, tại Rạp hát Thầy Năm Tú (phường 1, TP. Mỹ Tho) nhân đêm biểu diễn đờn ca tài tử - trích đoạn cải lương định kỳ vào tối thứ sáu hàng tuần, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã trao Giấy chứng nhận cho các học viên hoàn thành khóa học biểu diễn ảo thuật do ảo thuật gia Minh Quang truyền dạy. Từ cuối năm 2015 đến nay, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã mở lớp tập huấn hát 20 bài bản Tổ của nhạc tài tử cho gần 20 tài tử đang hoạt động trong phong trào văn nghệ quần chúng của tỉnh.
Thực hiện nội dung Đề án “Bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020” đã được UBND tỉnh phê duyệt, từ đầu năm 2016 đến nay, tại Rạp hát Thầy Năm Tú (tọa lạc trên đường Lý Công Uẩn, phường 1, TP. Mỹ Tho), vào tối thứ sáu hàng tuần, Sở VH-TT&DL và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức biểu diễn chương trình đờn ca tài tử và trích đoạn cải lương phục vụ công chúng.
Theo ảo thuật gia Minh Quang, Thảo Vy (sinh năm 1994) và Hạ Vi (sinh năm 2003) là 2 học trò nữ trong những học trò hiện đang theo anh học và biểu diễn ảo thuật tại Tiền Giang. 2 cô có tố chất thông minh, chịu khó và nhất là rất mê ảo thuật.
Cuộc thi Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015 diễn ra ở Bạc Liêu từ ngày 6 đến 23-11, được đánh giá là cuộc thi lớn nhất từ trước đến nay, với 33 vở và hơn 1 ngàn diễn viên của 27 đơn vị tham gia.
Năm 2010, qua thống kê của Sở VH-TT&DL, toàn tỉnh có 121 câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm ĐCTT, với trên 1.000 thành viên tham gia hoạt động ĐCTT thường xuyên. Tuy nhiên, số nghệ nhân, nghệ sĩ giỏi nghề, chơi đúng bài bản của tài tử thì chưa nhiều, đa phần chỉ ca được bài vọng cổ và vài bài bản vắn của cải lương, hay một vài bài bản tài tử...