Đề tài đời tư và thế sự trong thơ Việt Nam 1975 - 1985

Đề tài đời tư và thế sự trong thơ Việt Nam 1975 - 1985

Thơ Việt Nam 1975 - 1985 có sự thay đổi căn bản cách chiếm lĩnh hiện thực về cuộc sống và con người. Từ cái chung về với cái riêng, từ giọng cao chuyển sang giọng trầm - cái giọng trầm cần thiết để con người tồn tại hài hòa trong nhiều mối quan hệ và kinh nghiệm sống với chung quanh. Chính điều đó đã kéo theo cách nhìn mới nghiêm ngặt và dân chủ về đời tư và thế sự của mỗi chủ thể sáng tạo trong từng mối quan hệ bản chất và mối quan hệ tương tác cụ thể của hiện thực để hình thành ngôn từ thơ, hình tượng thơ và tư tưởng thơ phù hợp với tầm đón đợi của công chúng tiếp nhận. 

Đăng lúc: 21-05-2022 11:39:39 AM | Đã xem: 4691 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ÂM NHẠC VÀ CA TỪ CỦA SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG

Chúng ta đều biết ca từ là những từ ngữ dùng để ca chứ không phải để nói hay để đọc. Mà nói đến ca là phải nói đến giai điệu âm nhạc và tính chất biểu đạt của chúng. Nhưng ca từ của ca khúc và ca từ của ca kịch có những đặc điểm khác nhau. Ngay trong cùng một loại hình nghệ thuật sân khấu, ca từ của từng kịch chủng riêng như chèo, tuồng, cải lương cũng mang những đặc điểm riêng biệt.

Đăng lúc: 21-05-2020 03:27:08 PM | Đã xem: 3512 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tiểu luận
" Trăng mộng du"  HAI CÁCH CẢM, HAI CÁCH NGHĨ

" Trăng mộng du" HAI CÁCH CẢM, HAI CÁCH NGHĨ

“Trăng mộng du“ là thi phẩm in chung của hai thi sĩ: Võ Tấn Cường và Lê Quang Vui. Tập thơ thể hiện một sự kết hợp tình cảm giữa hai giọng thơ khác biệt, một sự hòa điệu giữa truyền thống và hiện đại, giữa sự tự do và khuôn khổ câu thúc. Tập thơ được chia làm hai phần: Giấc mơ bay và Tiễn trăng.

Đăng lúc: 21-05-2020 03:12:49 PM | Đã xem: 3178 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tiểu luận

Người đi tìm lửa sâu cõi đá

Nhà thơ Vương Huy là người đam mê, bền bỉ trong việc dấn thân sáng tạo thơ ca. Bắt đầu yêu thơ và làm thơ từ năm mười bảy tuổi, Vương Huy đã gắn bó với công việc làm thơ gần ba mươi năm. Ba mươi năm qua, cuộc đời và con đường học vấn của Vương Huy có nhiều biến động, chìm nổi nhưng anh vẫn luôn giữ được niềm đam mê sáng tạo. Vương Huy đã xuất bản 02 tập thơ và 01 tập trường ca gồm: “Chiếc bóng trong mưa” (2006), “Lửa sâu cõi đá” (2015) và “Dụ ngôn người cô độc” (2019). Vương Huy từng đoạt giải cuộc thi thơ Bút Mới do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Anh là gương mặt thơ trẻ nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh thập niên 90 của thế kỷ XX.

Đăng lúc: 21-01-2020 11:58:59 AM | Đã xem: 3498 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC TRONG  SÁNG TẠO VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC TRONG SÁNG TẠO VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

1. Từ cái nhìn lý thuyết
Sáng tạo và tiếp nhận văn học luôn là vấn đề bản chất, then chốt của Khoa nghiên cứu văn học. Và thực tế, các nhà lý luận văn học truyền thống và hiện đại đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ này từ nhiều cấp độ lý luận với nhiều quan niệm khác nhau. Có sáng tạo văn học là có tiếp nhận văn học, dĩ nhiên là sáng tạo phải đi trước một bước để tạo thành văn bản. Sau đó, văn bản được chuyển đến người đọc, được người đọc tiếp nhận, bình giá thì nó mới trở thành tác phẩm. Cứ như vậy, tác phẩm văn học liên tục được làm đầy những giá trị chỉnh thể của chúng từ nhiều tầm đón nhận và tầm đón đợi của nhiều thế hệ người đọc, đặc biệt là người đọc đồng sáng tạo cao cấp - nhà lý luận phê bình văn học chuyên nghiệp. Có nghĩa là người đọc đồng sáng tạo cao cấp, từ nhiều góc nhìn, nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau và từ bản chất tự trị vốn có của tác phẩm, họ có thể cung cấp nhiều ý nghĩa và giá trị mới khác nhau cho tác phẩm. Những ý nghĩa và giá trị mới ấy, quả thật trong khi sáng tác, tác giả chưa nghĩ đến hoặc chưa tin rằng, chúng lại được người đọc phát hiện thú vị như vậy. Chính vì thực tế như trên nên Trương Đăng Dung gọi “tác phẩm văn học là một cấu trúc ngôn từ động” hay “tác phẩm văn học như là quá trình”.

Đăng lúc: 04-06-2019 08:10:07 PM | Đã xem: 8191 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Thơ ca CHÀO MỪNG NGÀY TOÀN THẮNG

Thơ ca CHÀO MỪNG NGÀY TOÀN THẮNG

Trưa ngày 30- 4- 1975, khi những chiếc xe tăng của quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập, cả dân tộc hát vang khúc ca khải hoàn thống nhất đất nước. Từ địa đầu Móng Cái đến đất Mũi Cà Mau, đất nước ta đã liền một giải, non sông thu về một mối. Không có một bút pháp nào, giai điệu nào, sắc màu nào có thể diễn tả hết được niềm vui bất tận của dân tộc ta trong ngày toàn thắng.

Đăng lúc: 04-06-2019 08:01:49 PM | Đã xem: 4531 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tiểu luận

NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN Ở TIỀN GIANG Độc đáo những điệu hò

1. Hò là một thể loại dân ca gắn liền với lao động sản xuất, một hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ, là món ăn tinh thần khá phổ biến của người xưa kể từ lúc khai hoang lập ấp.

Đăng lúc: 14-11-2018 10:37:56 AM | Đã xem: 5855 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tư liệu
Bìa tập Trường ca Những dòng sông mở đất

SỨC SỐNG VÀ VẺ ĐẸP VĂN HÓA CỦA VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Chiều lộng gió, ngồi bên bờ sông Tiền, tôi chậm rãi đọc trường ca Những dòng sông mở đất (NXB Hội Nhà Văn 2017) của nhà thơ Lê Ái Siêm. Bên dòng sông Tiền, tôi hình dung những dòng sông vẫn đang tuôn chảy trên trang sách, hướng về biển cả bao la. Đọc Những dòng sông mở đất, tôi cảm nhận nhà thơ đã hóa thân thành dòng sông và cất lên khúc hát tự ru mình. Hình tượng những dòng sông được nhà thơ nhân cách hóa mang sức sống và vẻ đẹp văn hóa, tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người và sự vật trong thiên nhiên của vùng đất Nam bộ.

Đăng lúc: 14-11-2018 10:28:41 AM | Đã xem: 2651 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
PHƯƠNG DIỆN CON NGƯỜI  TRONG TRUYỆN NGẮN TIỀN GIANG (1975 - 2005)

PHƯƠNG DIỆN CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TIỀN GIANG (1975 - 2005)

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, nước ta bước vào một giai đoạn mới. Đặc biệt, sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986) tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, con người Việt Nam. Đổi mới tư duy xã hội đã làm thay đổi hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, trong đó thể loại truyện ngắn có những thành tựu nhất định. Nằm trong dòng chảy văn học Việt Nam sau năm 1975, văn học Tiền Giang (1975 - 2005), một chặng đường ba mươi năm hình thành và phát triển phần nào khẳng định giá trị của mình. Góp phần vào thành công đó, phải kể đển sự đóng góp của các cây bút truyện ngắn Tiền Giang giai đoạn này, chúng tôi tạm chia họ ra thành bốn thế hệ: từ những tên tuổi đã thành danh, nổi tiếng cả nước: Đoàn Giỏi, Trần Kim Trắc,… đến những tác giả trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ như: Nguyễn Xuân An, Kim Tinh, Thái Phong,… Lớp cầm bút sau 1975 như: Lương Hiệu Vui, Thu Trang, Kim Quyên, Lê Ái Siêm,… Và những cây bút trẻ sinh ra và lớn lên trong những năm đầu của thập niên đổi mới: Vũ Đình Giang, Nguyễn Thị Mộng Thu, Nguyễn Trọng Tấn, Minh Châu,…

Đăng lúc: 02-10-2018 04:24:25 PM | Đã xem: 2788 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Chân dung Nhà thơ Võ Tấn Cường

Chân dung thủy ngân và từ trường thi ca lấp lánh

Cầm trên tay tập thơ có tiêu đề lạ Chân dung thủy ngân của Võ Tấn Cường, do Nhà Xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2018, gợi tôi nghĩ đến biểu tượng ẩn dụ mà anh muốn thông điệp đến người đọc. Thủy ngân (nước bạc), một nguyên tố hóa học, là một kim loại nặng có ánh bạc, ở dạng lỏng với nhiệt độ thường, nó thu được chủ yếu bằng phương pháp khử khoáng chất chu sa, lại trở thành đối tượng thẩm mỹ của thơ và lại được nhà thơ nhân hóa thành chân dung - chân dung một người tình chập chờn, ẩn hiện, quyến rũ đó rồi lại nhạt nhòa trong chập chờn phù phép, mộng ảo, vời xa: “Em - giọt thủy ngân/ Mang hình hài trái tim/ Mang gương mặt diều hâu/ Biến ảo/ Phù phép/ Vỡ nụ cười chan nước mắt” (Chân dung thủy ngân).

Đăng lúc: 02-10-2018 04:15:27 PM | Đã xem: 2253 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình

Tiệm tạp hóa hồi xưa

Bây giờ người ta vẫn thấy có nhiều cửa hàng đề “cửa hàng tạp hóa”, hay “tiệm bách hóa”. Ký hiệu này là để cho ngưới mua biết là nơi đó bán đủ thứ (tạp) mặt hàng, hay bán hàng trăm (bách) mặt hàng. Thế nhưng thực tế, những cửa hàng được gọi là “tạp hóa” hay “bách hóa” này có khi số lượng mặt hàng không tới “hàng trăm” được.

Đăng lúc: 11-07-2018 02:03:58 PM | Đã xem: 5528 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tư liệu
Minh họa: Nguồn Internet

Ngày Tết bàn về... xuân

Một trong những đặc điểm của tiếng Việt là tính hình tượng và đa nghĩa. Từ Xuân vốn mang âm Hán Việt. Ngoài nghĩa gốc chỉ về mùa đầu tiên trong năm, từ xuân còn có tới vài chục nghĩa phái sinh (còn gọi là nghĩa chuyển hay nghĩa bóng). 

Đăng lúc: 12-02-2018 11:30:55 AM | Đã xem: 2431 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tư liệu
Biển - Kết tinh vẻ đẹp tinh thần giữ nước của nhân dân trong thơ Việt Nam hiện đại

Biển - Kết tinh vẻ đẹp tinh thần giữ nước của nhân dân trong thơ Việt Nam hiện đại

Từ bao đời nay, biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển là môi trường sống, là không gian thiêng, sinh tồn và phát triển, là nơi giao thương và tiếp giao văn hóa giữa các quốc gia, đồng thời cũng chính là món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng. Chính vì thế, từ xưa đến nay, mỗi khi biển “dậy sóng”, những người con đất Việt luôn một lòng yêu biển, quyết tâm xả thân để gìn giữ và mang lại sự bình yên cho Tổ quốc. 

Đăng lúc: 18-10-2017 08:51:10 PM | Đã xem: 4643 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Dức Thắng từng sống và làm việc

Bác Tôn với Tiền Giang

1. Bác Tôn ưu tiên cung cấp vũ khí cho quân dân Tiền Giang trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
Cuối tháng 10 - 1945, quân Pháp tấn công Mỹ Tho và Gò Công. Nhân dân Tiền Giang đã anh dũng cầm súng chiến đấu chống lại địch. Vậy là, cuộc kháng chiến lần thứ hai chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Tiền Giang đã bùng nổ.

Đăng lúc: 25-09-2017 04:17:59 PM | Đã xem: 4380 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tư liệu , Đất và người Tiền Giang
Nhà thơ Trúc Linh Lan

Hương sắc miệt vườn sông nước trong thơ Trúc Linh Lan

Trong số những cây bút nữ trưởng thành sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trúc Linh Lan được biết đến với giọng thơ hồn hậu, sâu lắng mang đầy nữ tính. Thơ Trúc Linh Lan tuy không có những cách tân ồn ào, một giọng thơ tự nhiên không cần trang điểm, nhưng lại có khả năng mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc, bình dị nhưng lại vô cùng sâu sắc.

Đăng lúc: 25-09-2017 04:04:48 PM | Đã xem: 3833 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Trường ca "Hoa dại" của nhà thơ Lê Ái Siêm

Trường ca "Hoa dại" một khúc ca nhân ái

Trường ca “Hoa dại” xuất bản năm 2004, nay đọc lại tôi vẫn thấy xúc động như đọc lần đầu cách đây 13 năm.
Một -Người viết đã đặt mình trong sự cảm thông, chia sẻ với những người cần sự chia sẻ nhất trong xã hội, những người nghèo.
Không phải ai, đặc biệt không phải người nghệ sĩ nào cũng có thể làm được như vậy. Đó là một phần tầm vóc của người nghệ sĩ.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng hãy cho phép tôi được “núp bóng” sự khập khiễng, vì tôi chưa tìm được cách nào để nêu được cảm nghĩ của mình.
Lep Tonxtoi, viết tác phẩm đồ sộ “Chiến tranh và hòa bình” với những nhân vật đẹp một cách lý tưởng như Cutudop, Andray Bonkonsky, Pie Bedukhop, Natasa Roxtova, Maria Bonkonskia. Ông cũng viết những tác phẩm đồ sộ với những góc nhìn khác. Tác phẩm “AnaKarenina”, ông viết về một người đàn bà ngoại tình. Tác phẩm “Phục sinh” ông viết về một cô gái điếm. Viết về những người phụ nữ bị xã hội đương thời lên án, khinh rẻ nhưng nhà văn vĩ đại lại thể hiện được giá trị nhân văn cao quý của ngòi bút.

Đăng lúc: 25-09-2017 03:49:24 PM | Đã xem: 3901 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Tập thơ "Giai điệu lá" của tác giả Thái Tràng

Thiên nhiên trong tập thơ “Giai điệu lá” của Thái Tràng

Tác giả Thái Tràng - Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang vừa cho ra mắt tập thơ đầu tay “Giai điệu lá” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Từ nhan đề “Giai điệu lá”, chúng tôi có thể hình dung cảm hứng bao trùm cho cả tập thơ đó là thiên nhiên.

Đăng lúc: 01-06-2017 10:13:12 AM | Đã xem: 3667 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Nguồn: Internet

Phương ngữ ở Tiền Giang

Phương ngữ là tục ngữ địa phương. Đây chính là những câu nói dân gian tuy ngắn gọn nhưng mang tính trải nghiệm, đúc kết kinh nghiệm của người xưa nên có thể xem là “trí tuệ dân gian”. Dưới đây là một vài câu phương ngữ phổ biến ở vùng đất Tiền Giang:

Đăng lúc: 01-06-2017 10:08:01 AM | Đã xem: 4467 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình

Những vần thơ "Đi tìm đồng đội"

Trong các cuộc chiến chống Pháp (1946-1954), chống Mỹ (1955-1975), chống quân bành trướng biên giới phía Bắc 1979, và ở chiến trường Lào, Cam puchia, nhiều chiến sĩ đã nằm lại nơi chiến địa, và “người còn tên, người mất tên”. Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ rồi nhưng dư âm của nó vẫn còn in đậm nét trên mỗi khuôn mặt người mẹ, người vợ, người con có người thân đã hy sinh, nằm lại các chiến trường.

Đăng lúc: 01-06-2017 10:01:44 AM | Đã xem: 3907 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tư liệu
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Con gà trong thành ngữ, tục ngữ

Con gà đứng hàng thứ mười trong mười hai chi, nhưng có lẽ nó gần gũi với con người thứ nhì, chỉ sau con chó. Có phải vì vậy mà trong văn chương bình dân nó được nhắc tới rất nhiều, nhất là trong thành ngữ, tục ngữ. Tuy nhiên không phải câu nào cũng dễ hiểu, bởi ngoài việc mang màu sắc về phương ngữ, nó còn gói ghém trong đó đủ thứ những kinh nghiệm về chăn nuôi, thời tiết, về tập quán, tập tục... ở khắp nơi; thậm chí có khi "chơi chữ" nữa! Do đó ta không lạ gì có những câu thành ngữ, tục ngữ mà mỗi người hiểu với mỗi nghĩa khác nhau.

Đăng lúc: 01-02-2017 09:24:21 PM | Đã xem: 10482 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Tư liệu

Các tin khác

1 2 3 ... 9 10 11  Trang sau
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 127
  • Khách viếng thăm: 125
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 44371
  • Tháng hiện tại: 918498
  • Tổng lượt truy cập: 65856850