Chênh chao hạnh phúc

...Đó là những ngày trong em đầy nỗi chênh chao và sóng gió.
Ban đầu, em cứ tự đọa đày, dằn vặt mình trong cảm giác của một người có lỗi vì để anh phải rời khỏi, cho đến khi em nhận ra và hiểu rằng tình yêu của chúng ta chưa đủ chắc chắn để mang đến hạnh phúc trong nhau. Mỗi ngày qua, em nếm trải nỗi cô đơn trong cảm giác chờ đợi, để rồi bế tắc và tuyệt vọng. Có những đêm tâm trạng em cứ chòng chềnh, trôi vô định, không điểm tựa, không một cái gì để bám lấy hoặc bấu víu. Nước mắt của em rơi lã chã, ướt cả những tháng năm mình xa nhau.

Đăng lúc: 21-05-2020 01:36:20 PM | Đã xem: 1972 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh hoạ: Thanh Tiên

Một thời của một đời

Bây giờ tôi cứ hay ngủ muộn hoặc thường thức dậy trong đêm (có ai đó bảo “Thì người già hay vậy!”). Đôi khi tôi ngỡ ngàng trước nhận định đó vì mới gần hai năm trước đây thôi tôi còn như đứa trẻ cứ bị Má rầy rà vì cái tội không ngủ trước 10 giờ. Đã vậy, Má còn bắt lên giường (vì tôi ngủ chung với Má), rồi thỉnh thoảng nhìn qua xem tôi đã tắt điện thoại chưa? Và tôi lúc đó cũng hệt như đứa nhóc láu cá giả vờ nhắm mắt còn lật úp màn hình điện thoại để Má chẳng nhận ra. Tôi định bụng chờ Má quay lưng lại sẽ mở mạng để lướt Facebook sau đó, nhưng có khi, “Trời bất dung gian” đã ngủ quên đến sáng mai.

Đăng lúc: 21-05-2020 01:29:59 PM | Đã xem: 1023 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Tạp bút , Giao lưu

Câu chuyện người phụ xế

Lúc ấy tôi công tác tại Đoàn Quân sự 9903, làm nghĩa vụ quốc tế tại tỉnh Pursat, Campuchia. Mặt trận 979, Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu 9 đóng tại thành phố Phnôm- pênh, cách Pursat khoảng 200 cây số. Tuy khoảng cách địa lý không mấy xa nhưng lúc ấy di chuyển bằng xe đò, xe tải thì phải mất 1 ngày vì đường sá hư hỏng trầm trọng do chiến tranh. Vào khoảng năm 1985 tôi có một chuyến công tác về Cục Chính trị Mặt trận. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, sáng hôm sau tôi vác ba lô tìm xe để quá giang về đơn vị. May mắn sao có một chiếc xe tải chở hàng hóa chuẩn bị về Karavanh có ghé ngang Pursat. Anh lái xe là một thanh niên trẻ vui tính trên dưới 30 tuổi, khi nghe tôi trình bày bằng ngôn ngữ Khơ-me bập bẹ anh vui vẻ đồng ý. Cùng đi với anh còn có anh phụ xế đứng tuổi, ít nói.

Đăng lúc: 21-01-2020 10:09:27 AM | Đã xem: 1199 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút

Về Mỹ Tho nhớ “Ông già đi bộ”

Cơn mưa đổ ập xuống khi chúng tôi vừa đặt chân đến Khu lưu niệm nhà văn Sơn Nam. Mưa tuôn xối xả, gió cuộn thổi đám bông khế và những chiếc lá vàng bay tản mạn. Đám cỏ non xanh mướt hớn hở hứng mấy giọt mưa thu tí tách rơi. Bầu trời âm u bởi đám mây đen còn vần vũ phía bờ sông. Chân dung của nhà văn Sơn Nam được khắc họa trên đá dầm mình dưới mưa, đôi mắt mang kính của ông nhìn về phía xa xôi như tiếc nhớ những ngày còn bềnh bồng đây đó trên vùng đất Chín Rồng.

Đăng lúc: 21-01-2020 09:12:53 AM | Đã xem: 1200 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Nguồn Internet

Bông giấy

Vào cuối xuân, khi cái nắng nóng hun đã trở về chiếm ngự, vạn vật loay hoay khốn khổ trong cơn nóng bức khô hạn với tàn héo ủ rũ, thì lạ thay khắp nơi đây đó một màu hoa mới lại bừng lên nhuộm thắm cảnh sắc một cách tự nguyện, âm thầm phấn chấn, hăng say, đó chính là BÔNG GIẤY.

Đăng lúc: 03-06-2019 04:17:57 PM | Đã xem: 1486 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút

TIN XẤU VÀ SỰ LÊN NGÔI CỦA CÁI ÁC

Napoleon trong khi đi đày biệt xứ, ông đã nói với một viên sĩ quan trên tàu: “Hãy đọc sách và quan tâm đến thi ca. Các nhà thơ là những người có khả năng chắp cánh cho tâm hồn và mang đến cho ta cảm giác thần tiên.”. Câu nói của Napoleon-một vị tướng tài ba của thế giới giữa thế kỷ XIX khi ông đã bị thất sủng cho thấy sự thấu triệt của một trí tuệ lỗi lạc về sự tác động của thi ca đối với tâm hồn con người. Cuộc đời của ông như một cuốn tiểu thuyết nhưng tâm hồn, tính cách của ông lại ẩn chứa vẻ đẹp huy hoàng và tráng lệ của một bài thơ tuyệt hay.

Đăng lúc: 03-06-2019 04:11:27 PM | Đã xem: 1586 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút

Tháng tư và khát vọng hòa bình

Tháng ba lễ hội tưng bừng, nhưng với nghề giáo lại phải hối hả, gấp rút để kết thúc khóa học. Lớp 10, 11 khép chương trình, chuẩn bị mùa hè “trên bãi biển”. Lớp 12 thì hoàn thành những môn không thi tốt nghiệp, dồn sức cho kì thi quan trọng nhất. Học sinh băn khoăn đăng kí chọn trường đại học, đặt bút viết những dòng quyết định vô tấm vé vào đời.

Đăng lúc: 03-06-2019 02:50:21 PM | Đã xem: 1370 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút

Mưa trên phố

Sài Gòn ngày xưa, mỗi khi trời mưa, cảnh vật và con người thật lãng mạn. Bọn sinh viên chúng tôi áo dài tơ, guốc thuyền, súng sính trong những chiếc áo mưa trong suốt hoặc màu sắc hoa văn hực hở chở nhau trên những chiếc xe đạp, hoặc chung dù chung nón tản bộ dưới những hàng cây, lá me bay lất phất, mưa bay lất phất, có đôi bạn hứng khởi đọc thơ cho nhau nghe, hoặc hát nho nhỏ hay tâm sự thầm thì trên những chiếc xích lô đã phủ mui kín. Có nhiều chuyện tình sinh sôi nẩy nở từ những cơn mưa dầm, họ nhờ mượn nhau những chiếc áo mưa hay có lúc cùng trú bên mái hiên nhà ai mà quen biết rồi nên vợ nên chồng.

Đăng lúc: 02-10-2018 01:37:18 PM | Đã xem: 1527 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Thanh Tiên

Bánh ngọt quê nhà

Ấu thơ của tôi là những mùa kẹo ngon bánh ngọt. Mẹ nuôi tôi bằng bát cơm đầy dẻo thơm, bà nuôi tôi bằng vị bánh quê đơn sơ mà đậm đà tình nghĩa. Ngày ấy bình yên như chim trời, vui thì chạy nhảy nói cười, buồn lại về nhà úp mặt vào lưng bà nũng nịu để chiều nay bà lại lom khom sau bếp làm một món bánh nào đó cho dịu lòng trẻ thơ. Tôi cứ mãi nhớ vòng quay đều của chiếc cối đá xay bột nằm tư lự dưới gốc mít sau vườn. Chiếc cối ấy tôi không biết có từ bao giờ, tôi biết nó từ khi tôi bắt đầu biết mình. Mỗi dịp tết đến hay cúng giỗ, hàng xóm đến nhờ bà chiếc cối đá rồi ôm thúng gạo nếp ra đó vừa xay, vừa rôm rả nói cười. Gió trời lồng lộng, không gian lặng vắng chỉ có âm thanh lá khô xác xao rơi, tiếng hai mặt cối đá cọ vào nhau lạo xạo làm nhuyễn hết mớ gạo nếp đã ngâm sẵn từ hôm trước để lại những dòng bột mềm mịn, trắng tinh, thoang thoảng hương lúa nếp cuối mùa.

Đăng lúc: 02-10-2018 11:01:01 AM | Đã xem: 2842 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút , Sáng tác trẻ
Minh họa: Thanh Tiên

Quê nội

Những khi buồn bã ở phố thị ồn ả xe cộ, tôi thường chạy xe về quê nội như tìm sự lắng hồn trước những bức bối đa tạp của đời sống. Quê nội tôi không nằm xa nơi tôi ở là mấy, chỉ mười lăm phút chạy xe là tới, nhưng nó là một vùng thôn quê êm ả hiền hòa. Nơi lưu dấu ký ức của tôi một thời thơ ấu - những ngày tháng đẹp đẽ đã trôi qua một cách nhẹ nhàng. Ai cũng có một vùng - quê - ký - ức để trở về. Với tôi, quê nội là một vùng - quê - tâm - tưởng ấy. Tôi lớn lên và sống ở phố thị, rồi đi học xa, nhưng lòng vẫn đau đáu về miền quê xưa, quê hương bản quán cật ruột của mình.

Đăng lúc: 11-07-2018 02:11:44 PM | Đã xem: 2054 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Lê Hồng Thái

Đi qua mùa cỏ

Trong bóng chiều héo hắt, những vệt khói nhẹ nhàng chui qua kẽ lá phơn phớt sương, lan tỏa lên trời. Ngôi nhà đang nhuốm màu chạng vạng qua ánh lửa treo quanh cái ấm sứt quai. Nước sôi trào từ lúc nào chị không hay, chừng nghe tiếng củi xèo xèo chị mới chợt giựt mình. Tiếng nhắt nhen kêu bên đám cỏ dại gạch một dấu chấm hết vào cuối ngày nghe lạnh. Cái lạnh nhắc một chút sức khỏe đâu đó đang mòn, nhắc một chút thời gian đang mỏi.

Đăng lúc: 06-03-2018 04:21:56 PM | Đã xem: 1569 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh hoạ: Thanh Sơn

Mặt trời trên đỉnh tháp

Du đứng lại trước một ngọn tháp cao, ngước nhìn lên đỉnh tháp.

Vầng mặt trời đỏ ối đang vượt lên những đám mây trôi bồng bềnh. Cuối cùng là mặt trời trụ lại, đứng yên trên đỉnh tháp cao chót vót.

Du bấm máy.

Đăng lúc: 23-09-2017 01:35:11 PM | Đã xem: 2140 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Nguồn: Internet

Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay...

Chiều nay, từng con sóng vỗ về đôi bờ cù lao Thới Sơn nghe sao đằm thắm và thương đến lạ. Những cánh lục bình trôi lững lờ trò chuyện cùng mây trời dường như lưu luyến một khúc quanh trước khi đổ vào biển cả. Nhìn những chòm bông lục bình thi nhau chen chúc giữa lòng sông với màu hoa tím nhạt, ôi cái màu tím buồn của những câu chuyện tình lại lênh đênh giữa sóng nước như chập chờn, chắp vá lại kỷ niệm của một thời. Có những nỗi đau khi trở thành ký ức lưu mãi trong tiềm thức mỗi con người, đôi lúc nó lại hiện về làm lòng se thắt lại, thấy nhói ở đâu đó, vì một ai đó… Và một mùa nước nổi nữa, những giề lục bình kia thanh thản trôi giữa dòng sông, ta gửi chút tâm sự cuộc đời…

Đăng lúc: 01-06-2017 09:05:51 AM | Đã xem: 3058 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Lê Hồng Thái

Tết quê ngoại

Năm ấy, trên chuyến xe cuối năm lắc lư trên con đường nhiều ổ gà, mẹ con tôi ngồi trong xe mưa tạt ướt nhòe cửa kính, mưa tạt cả vào qua khe cửa đã cong vênh, cái gạt nước của bác tài cứ như con gọng vó huơ huơ đôi càng trước màn mưa xối xả. Đón tôi ở ngoài cổng, trong mưa phùn gió bấc cuối đông, ông ngoại râu tóc bạc trắng, khoác cái áo bông đã sờn, cái khăn len đã phai màu. Sau này lớn lên, tôi nghe bà ngoại kể ngày thường ông tôi ăn mặc cẩn thận lắm, ngày mưa rét thường trong nhà tránh gió máy, ra đường cũng mũ áo ấm áp. Ông ngoại tôi là thầy giáo từ thời Pháp thuộc, dáng người thư sinh nho nhã, lại mắc chứng bệnh sốt rét, cảm hàn trong những năm dạy học ở miền núi. Vậy mà nghe tin con gái làm dâu ở miền núi xa xôi đưa cháu về, ông không thể ngồi trong nhà đợi được, dáng ông trong ngày mưa rét ấy như khắc vào tâm trí tôi.

Đăng lúc: 01-02-2017 08:22:10 PM | Đã xem: 2072 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Thanh Sơn

Nhớ tết quê xưa

Tháng chạp cuối năm, ba tôi chọn ngày rảnh rang tát đìa bắt cá. Đìa nhỏ, cặp bờ có hàng cây bình bát và khá sâu, xung quanh là ruộng nên mùa nắng thích hợp cho cá đồng trú ngụ. Khuya sớm ba giật máy Kôle chạy tới hừng đông, nước gần cạn thì cùng hai ông hàng xóm tát bằng gàu, thau. Công việc khá nhẹ nhàng, khơi dòng đón tép, cá trằng trước. Cá nghe động sục sạo ngược xuôi tìm chỗ trốn. Cạn nước, ba người dàn ngang mò bắt các loại cá lóc, trê, rô, sặc…, cá lớn để riêng ra. Bọn nhỏ chúng tôi ngồi trên bờ thích thú, chỉ chỏ, kêu lên mỗi khi thấy con cá lóc to bị ngộp phóng lướt trên mặt bùn rồi chúi xuống thật nhanh. Dân cố cựu sống nhiều năm ở ruộng đồng nên hiếm chuyện bỏ sót cá lớn. Đợi mọi người lên hết, bọn tôi thập thò lội xuống bắt những con cá sặc trồi miệng thở phập phồng. Tóm được chú cá bãi trầu màu sắc nào thì lên bờ tìm keo, lọ thả vào để dành nuôi chơi. Lúc sau, ba tôi ra kêu cả đám lên để còn cặm chà, xổ nước vào cho “êm đìa”…

Đăng lúc: 01-02-2017 08:18:02 PM | Đã xem: 2390 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Thanh Tiên

Quà tết

Cùng với việc xông đất, thăm viếng, chúc tụng nhau trong năm mới, quà tết từ lâu cũng được xem là một phong tục trong dịp xuân về, dù không được ghi thành văn, ít được nhắc tới (có lẽ vì thuộc lãnh vực tế nhị).

Đăng lúc: 01-02-2017 04:12:43 PM | Đã xem: 2410 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút

Tiếng chim hót sau nhà

Mỗi sáng thức dậy tôi thường nghe tiếng chim hót phía sau nhà. Âm thanh đó quá quen thuộc, tới nỗi tôi thấy nó bình thường, và tôi cũng không còn cảm nhận tiếng chim thật ríu rít, trong trẻo và vui nhộn.

Đăng lúc: 24-01-2017 11:11:44 AM | Đã xem: 2520 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút

Cỏ non xanh lắm

Mình ngồi một mình trên thảm cỏ, ngắm nhìn những chiếc lá vàng nằm im lìm trên màu xanh mơn mởn. Ngắm nhìn bầu trời mây xanh trong trẻo. Ngắm nhìn dòng người đi lại trên đường. Và cuối cùng là ngắm nhìn hàng cây xanh tỏa bóng mát. Mình chỉ nhìn thôi cũng thấy lòng thanh thản. Mình đâu cần phải táo tác chạy đi chợ mua thật nhiều đồ đẹp, rồi lăng xăng lít xít chuẩn bị cho chuyến du lịch ở nơi xa. M

Đăng lúc: 24-01-2017 09:45:55 AM | Đã xem: 1655 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Những gánh hát xưa

Những gánh hát xưa

1.  Gánh hát về làng
Quê tôi thời ấy (1955) thường dùng từ “Gánh hát” thay vì “Đoàn hát” như bây giờ. Mỗi lần đi lưu diễn, ngoài cỗ xe bò để chở phông màn và gia đình ông Bầu, còn các nhân viên, đào kép đều phải tự gồng gánh hành lý của mình lục đục theo sau; có phải vì vậy mà gọi là “Gánh hát” chăng?

Đăng lúc: 21-11-2016 01:52:27 PM | Đã xem: 3506 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Lê Hồng Thái

Ơi miền Tây, mùa nước nổi

Năm nay đã là mùa thứ ba liên tiếp rồi mà mùa nước nổi vùng đồng bằng sông Cửu Long đã không về, qua báo chí, nguy cơ thiếu nước ngày càng hiển hiện khẩn trương khó lường hơn bao giờ hết. Có thật thế không? Những mùa nước nổi hàng năm vẫn còn in rành rành trong ký ức rồi đây sẽ chẳng thể còn về được với miền Tây nữa.

Đăng lúc: 18-11-2016 09:27:05 AM | Đã xem: 2115 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
1 2 3 4 5 6 7 8  Trang sau
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 366
  • Khách viếng thăm: 361
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 18900
  • Tháng hiện tại: 1470345
  • Tổng lượt truy cập: 45437578