Tản mạn: Ngày Nhà giáo

Ngày 20 tháng 11 lại đến. Ngày mà ta thấy xôn xao trong lòng khi thấy hình ảnh những em học trò nhỏ, tay cầm những cành hoa mang đến trường để tặng thầy cô giáo. Ngày để chúng ta bày tỏ tấm lòng biết ơn đến những người dìu dắt mình đi trên con đường tri thức. Mỗi năm vào ngày này, tôi thường nghĩ đến những người thầy đã dạy tôi qua từng cấp học, những người thầy trang nghiêm đĩnh đạc khi đến lớp.

Đăng lúc: 17-11-2016 10:53:15 AM | Đã xem: 2029 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Cháu gái bán Sao biển  (Ảnh: Phan Hiếu Lễ)

Sao biển, cháu gái và tôi!

Sau khi dùng cơm trưa ở một quán ăn ven làng chài Phú Quốc, các anh em trong đoàn tham quan tỏa ra đi mua quà lưu niệm. Tôi đang lang thang vừa ngắm cảnh vừa chụp ảnh thì gặp một bé gái bưng rổ sao biển đi bán dạo. Cô bé khoảng sáu, bảy tuổi, dáng gầy gầy, làn da rắn rỏi, mái tóc vàng hoe cháy nắng và nụ cười trong sáng. Cô chìa cái rổ đầy những con sao biển có màu cam rực rỡ trước mặt tôi lễ phép nói: - Ông mua sao biển làm quà cho gia đình đi ông!

Đăng lúc: 15-11-2016 10:21:58 AM | Đã xem: 2010 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Thanh Tiên

Cội nguồn

Báu vật mang theo Đoàn ghe bầu đang trương buồm theo gió xuôi về hướng Nam. Bỗng những áng mây xám kéo tới. Gió mỗi lúc càng mạnh. Rồi những cơn lốc từ ngoài khơi cuốn vào ào ào. Những đợt sóng liên tục xuất hiện làm mặt biển lồng lộn như một con thú dữ. Tư Lai, một người đàn ông khá lực lưỡng, trạc 40 tuổi, đứng thẳng người trước mũi chiếc ghe bầu đi đầu, ưỡn ngực như thách thức với bão tố, như sẵn sàng chống chọi với cuồng phong để che chở đoàn người di dân phía sau. Tư Lai đưa hai cánh tay rắn rỏi như thép giữ chặt cột buồm, quay về phía đoàn ghe theo sau, hét lớn: - Cố lên! Phía trước có ghềnh đá trú bão! Chốc sau, cả đoàn ghe lần lượt chui vào nơi kín gió khuất sau một ghềnh đá. Đồ đạc, vật dụng trong ghe được đậy kín bằng những tấm cỏ tranh kết lại rất kỹ.

Đăng lúc: 15-11-2016 08:12:58 AM | Đã xem: 4351 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút , Sân khấu
Bánh mì được bán ở các bến xe

Mỹ Tho - Hương vị bánh mì

“Bánh mì nóng giòn đê..ê..” là tiếng rao quen thuộc từng vang lên khắp đường lớn, hẻm sâu ở Mỹ Tho mấy mươi năm trước. Hình ảnh đi kèm là một cậu nhỏ vai lưng mang bao bánh ba-ghết rảo nhanh, hoặc một chú, chàng đạp xe đòn vông, trên  ba-ga đặt giỏ cần xé bánh phủ tấm vải bồng bột để  ủ nóng. Bây giờ thì thứ bánh nướng đó không còn lêu têu “giang hồ” mà đa số đã an cư nơi cửa tiệm, hàng quán ở  Thành phố Mỹ Tho.

Đăng lúc: 10-11-2016 02:13:18 PM | Đã xem: 7736 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Tạp bút , Đất và người Tiền Giang , Hương vị quê nhà
Anh hùng Đoàn Thị Nghiệp

Mẹ VNAH Đoàn Thị Nghiệp và hai con nhà báo liệt sĩ

Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có rất nhiều bà mẹ Việt Nam  kiên trung bất khuất, hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Ở Tiền Giang, mọi người vẫn hay nhắc đến má Tám Nghiệp (Đoàn Thị Nghiệp) quê ở xã Hội Cư, huyện Cái Bè. Má vừa cầm súng đánh giặc vừa dìu dắt hai con mình tham gia kháng chiến, và cả hai đều hy sinh…

Đăng lúc: 27-04-2015 03:43:43 PM | Đã xem: 4806 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Bia lưu niệm căn cứ Thành ủy Mỹ Tho tại xã Đạo Thạnh

Căn cứ Hóc Đùn: Ngày ấy, bây giờ…

Trong những ngày cả nước sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng và thống nhất đất nước, tôi tìm về Hóc Đùn (xã Đạo Thạnh, Tp. Mỹ Tho) - vùng căn cứ chiến lược từng khiến Mĩ ngụy phải run “giò”. Nơi đây cũng chính là bàn đạp để quân ta tiến về giải phóng Mỹ Tho trong tết Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh xuân 1975.

Đăng lúc: 27-04-2015 03:33:46 PM | Đã xem: 3999 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút

Đất anh hùng


Không đâu như ở Tân Hội có những xóm nhà mang tên rất ấn tượng theo lối hình học dân gian: Xóm Dài, xóm Dĩa, xóm Vuông… Có những xóm được hình thành từ những chòi, những trại cất tạm để giữ ruộng, sau mùa vụ, người ta lại trở về nhà cũ, rồi sau này định cư hẳn. Cũng có những xóm mới hình thành trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, dân tản cư ra đồng cất nhà ở, tránh bom pháo, có khi ở dọc theo kinh đào, gọi là xóm Dài, có khi co cụm thành xóm Vuông, khá biệt lập, xóm này cách xóm kia một
gian đồng.  

Đăng lúc: 27-04-2015 03:25:52 PM | Đã xem: 2967 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Sài Gòn sau ngày giải phóng

Trong niềm vui đại thắng


Trong những năm chiến tranh, tôi không nghĩ có ngày mình tới được Sài Gòn - nơi người ta thường gọi là “Đô thành Sài Gòn”. Đầu năm 1972, tôi vào chiến trường Đường 9 - Nam Lào. Ác liệt quá. Trạm giao liên của tôi chỉ có 8 người thì 4 người hy sinh. Tôi đưa quân về đồng bằng, thì thành cổ Quảng Trị đã là một chảo lửa. Tin quân ta bám trụ được ở thành cổ và tin hy sinh theo về từng bữa. Đến nỗi, ít ai nghĩ mình sẽ được sống sót. Nhưng đến giữa năm 1974, Quân đoàn 2 được thành lập, tôi trong biên chế của Quân đoàn 2, với nhiệm vụ Quản lý cơ quan Bộ Tham mưu. Lo việc ăn uống, nhu yếu phẩm cho cán bộ, chiến sĩ của Bộ Tham mưu Quân đoàn. Đầu năm 1975, chúng tôi ăn tết sớm ở rừng Ba Lòng (Quảng Trị), tôi nhận ra quyết tâm giải phóng Huế từ Đại tá Phó Tư lệnh Hoàng Đan. Ông là người nóng tính nhưng cởi mở với cấp dưới. Tôi biết ông từ năm 1973 khi cùng nằm bệnh viện do sốt rét. Ông nói đùa với chúng tôi và anh em phòng Tác chiến: “Phải chặt đèo Hải Vân để lấy Huế”. Câu nói của ông cùng buổi nói chuyện của Thượng tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, tôi nhận ra Huế là mục tiêu đầu tiên của Quân đoàn chúng tôi. Và tôi mường tượng ra, nếu sống sót, sẽ có ngày tôi đến được Sài Gòn.   

Đăng lúc: 27-04-2015 03:02:28 PM | Đã xem: 2754 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Nhà thơ Hà Phương và nhà văn Trần Thị Thắng chụp ảnh ở báo Văn nghệ giải phóng Lò Gò Tây Ninh ngày 18/04/1975

Đi trong chiến trường miền Tây Nam bộ


Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị đã đổi tên chiến dịch giải phóng miền Nam thành chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 18-4-1975, chúng tôi đang làm báo Văn nghệ giải phóng ở Lò Gò, Tây Ninh thì có lệnh của Hoài Vũ phụ trách báo mời 3 phóng viên: Hà Phương, Phùng Đức Thắng và tôi lên gặp, điều đi chiến trường miền Tây Nam bộ. Thế là chúng tôi nhanh chóng thu xếp lên đường…

Đăng lúc: 27-04-2015 02:14:28 PM | Đã xem: 3170 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Đoàn văn nghệ sĩ Tiền Giang trước nhà sáng tác Đà Lạt

Đà Lạt ơi những mùa sáng tác

Nhớ quá Đà Lạt ơi… những mùa về sáng tác!

Đăng lúc: 19-03-2015 08:58:51 AM | Đã xem: 2606 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Thanh Tiên

Buổi ban đầu

Tình cờ lục ngăn kéo cũ tôi tìm thấy chồng hồ sơ khi tôi cộng tác cho EnViMat. Tất cả còn lưu giữ nguyên vẹn từ lá thư đầu tiên mời tham dự chương trình, những tài liệu tập huấn, từng bài test đến chồng giấy dịch nháp… Cả đến bản in những thư người phụ trách gửi cho tôi qua email! Không ngờ tôi lại có thể lưu giữ chúng không sót thứ nào suốt hơn mười năm, mà chưa từng… một lần mở ra?

Đăng lúc: 17-03-2015 04:06:57 PM | Đã xem: 2498 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Tìm  về lối xưa…

Tìm về lối xưa…

1. Phan Thiết là quê ngoại tôi. Đó là ngôi nhà cổ nằm bên trái đầu cầu Phú Hài, phía sau sát con sông nhỏ quanh năm nước mặn, lúp xúp hàng cây mọc trên bãi cát bồi. 

Đăng lúc: 19-12-2014 07:00:00 AM | Đã xem: 2615 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Nhớ về dòng sông quê hương

Nhớ về dòng sông quê hương

Một sáng chủ nhật, trời mát mẻ theo từng làn gió dịu êm. Tôi lang thang trên con đường quê quen thuộc ngắm nhìn khung cảnh quê hương. Dọc theo con đường, từng hàng cây nghiêng mình như vẫy gọi. Cái cảm giác thân thương, gần gũi quay về. Từng kỉ niệm tuổi ấu thơ bên con sông quê với dòng nước hiền hòa trôi theo ngày tháng diễn ra trong trí nhớ của tôi. Con sông quê ngày xưa sao yên bình
quá đỗi!

Đăng lúc: 18-11-2014 07:00:00 AM | Đã xem: 3831 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Nhớ quá... hò cây lúa

Nhớ quá... hò cây lúa

1. Cấy lúa. Ngày nay, theo các nhà nghiên cứu về nông nghiệp thì sạ lúa có lợi hơn cấy lúa. Thứ nhất là thu hoạch lúa nhiều hơn; thứ hai là ít cần đến nhân công:

Đăng lúc: 14-11-2014 08:51:18 AM | Đã xem: 7146 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Thanh Tiên

Lạc trong miền nhớ

Cậu trở về xóm cồn sau những ngày rong ruổi ngược xuôi, cậu đứng trầm ngâm nơi bến đò Tân Long vội vã. Chợt cậu thấy xóm cồn trong cậu dường như vẫn còn vẹn nguyên trong tiềm thức. Từng chuyến đò ngang vẫn chở bao chuyến người đi mỗi bận. Có người rời bến đò quê vì cái gánh nặng áo cơm. Và cũng có người như ngoại vẫn ngày ngày mấy lượt đi về trên đôi quang gánh oằn trong sương sớm.

Đăng lúc: 13-11-2014 07:00:00 AM | Đã xem: 2418 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Minh họa: Lê Duy

Thao thức tiếng rao khuya

Ở xóm tôi, có một ông bán bánh mì, cứ khoảng 20 giờ là đạp xe ngang với tiếng rao “Bánh mì… nóng đây!”. Một giỏ cần xé khá lớn phía sau đựng bánh mì, đậy giữ nóng bên trên là lớp bao vải trắng, loại bao bột mì. Ông đạp chầm chậm, có khi dừng lại một chút bên cột đèn chờ khách. Ban đêm đói bụng, người trong xóm cũng thường mua ăn.

Đăng lúc: 26-05-2014 08:30:00 AM | Đã xem: 3718 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút , Văn hóa - Văn nghệ
Tết Trung thu rước đèn đi chơi…

Tết Trung thu rước đèn đi chơi…

Tết trung thu, tết của thiếu nhi đã về. Năm nào cũng thế, khi đi trên phố thấy những quầy bánh treo những chiếc lồng đèn xinh xắn, tôi luôn nao nao nhớ về những mùa trung thu ngày thơ rất xa.

Đăng lúc: 19-09-2013 04:49:52 PM | Đã xem: 4751 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Tạp bút
Lời ru cánh bướm

Lời ru cánh bướm

Câu chuyện mẫu hệ Việt Nam có thật trong lịch sử từ khi mảnh đất chữ S có lá sen, lá chuối, chiếc nón đi về, trong khi huyền thoại tiên bướm là khởi đầu cuộc hoá thân sáng tạo của mẹ muôn loài. Hoá thân không ngừng trong dòng đời, trong muôn nghìn ức vạn thế hệ, để sinh và dưỡng muôn người.

Đăng lúc: 18-02-2013 09:46:18 AM | Đã xem: 1927 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Tạp bút
Hương của nhang

Hương của nhang

Cây hương đang cháy là hình ảnh của vô thường. Một cây hương với đốm lửa, tinh anh tỏa ra, rồi từ từ ngắn lại, cho đến một chút khói cuối cùng. Cũng như thế, một kiếp người!

Đăng lúc: 15-02-2013 01:22:53 PM | Đã xem: 1971 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Tạp bút
Tầm xuân ơi…

Tầm xuân ơi…

Không biết bây giờ, những đóa tầm xuân thanh khiết, thanh sạch đang ở đâu? Vẫn dịu nhẹ e thẹn, đung đưa trong gió xuân? Hay hoa đã để gió cuốn đi, cho những con đường mới của Hội An mở ra, đưa khách lãng du quốc tế đến thăm đô thị.

Đăng lúc: 15-02-2013 01:15:49 PM | Đã xem: 1945 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Tạp bút
  Trang trước  1 2 3 4 5 6 7 8  Trang sau
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 442
  • Khách viếng thăm: 430
  • Máy chủ tìm kiếm: 12
  • Hôm nay: 65673
  • Tháng hiện tại: 1814573
  • Tổng lượt truy cập: 48188700