Đề tài đời tư và thế sự trong thơ Việt Nam 1975 - 1985

Đề tài đời tư và thế sự trong thơ Việt Nam 1975 - 1985

Thơ Việt Nam 1975 - 1985 có sự thay đổi căn bản cách chiếm lĩnh hiện thực về cuộc sống và con người. Từ cái chung về với cái riêng, từ giọng cao chuyển sang giọng trầm - cái giọng trầm cần thiết để con người tồn tại hài hòa trong nhiều mối quan hệ và kinh nghiệm sống với chung quanh. Chính điều đó đã kéo theo cách nhìn mới nghiêm ngặt và dân chủ về đời tư và thế sự của mỗi chủ thể sáng tạo trong từng mối quan hệ bản chất và mối quan hệ tương tác cụ thể của hiện thực để hình thành ngôn từ thơ, hình tượng thơ và tư tưởng thơ phù hợp với tầm đón đợi của công chúng tiếp nhận. 

Đăng lúc: 21-05-2022 11:39:39 AM | Đã xem: 5254 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình

Người đi tìm lửa sâu cõi đá

Nhà thơ Vương Huy là người đam mê, bền bỉ trong việc dấn thân sáng tạo thơ ca. Bắt đầu yêu thơ và làm thơ từ năm mười bảy tuổi, Vương Huy đã gắn bó với công việc làm thơ gần ba mươi năm. Ba mươi năm qua, cuộc đời và con đường học vấn của Vương Huy có nhiều biến động, chìm nổi nhưng anh vẫn luôn giữ được niềm đam mê sáng tạo. Vương Huy đã xuất bản 02 tập thơ và 01 tập trường ca gồm: “Chiếc bóng trong mưa” (2006), “Lửa sâu cõi đá” (2015) và “Dụ ngôn người cô độc” (2019). Vương Huy từng đoạt giải cuộc thi thơ Bút Mới do báo Tuổi Trẻ tổ chức. Anh là gương mặt thơ trẻ nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh thập niên 90 của thế kỷ XX.

Đăng lúc: 21-01-2020 11:58:59 AM | Đã xem: 3534 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC TRONG  SÁNG TẠO VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC TRONG SÁNG TẠO VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC HIỆN NAY Ở NƯỚC TA

1. Từ cái nhìn lý thuyết
Sáng tạo và tiếp nhận văn học luôn là vấn đề bản chất, then chốt của Khoa nghiên cứu văn học. Và thực tế, các nhà lý luận văn học truyền thống và hiện đại đã quan tâm nghiên cứu mối quan hệ này từ nhiều cấp độ lý luận với nhiều quan niệm khác nhau. Có sáng tạo văn học là có tiếp nhận văn học, dĩ nhiên là sáng tạo phải đi trước một bước để tạo thành văn bản. Sau đó, văn bản được chuyển đến người đọc, được người đọc tiếp nhận, bình giá thì nó mới trở thành tác phẩm. Cứ như vậy, tác phẩm văn học liên tục được làm đầy những giá trị chỉnh thể của chúng từ nhiều tầm đón nhận và tầm đón đợi của nhiều thế hệ người đọc, đặc biệt là người đọc đồng sáng tạo cao cấp - nhà lý luận phê bình văn học chuyên nghiệp. Có nghĩa là người đọc đồng sáng tạo cao cấp, từ nhiều góc nhìn, nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau và từ bản chất tự trị vốn có của tác phẩm, họ có thể cung cấp nhiều ý nghĩa và giá trị mới khác nhau cho tác phẩm. Những ý nghĩa và giá trị mới ấy, quả thật trong khi sáng tác, tác giả chưa nghĩ đến hoặc chưa tin rằng, chúng lại được người đọc phát hiện thú vị như vậy. Chính vì thực tế như trên nên Trương Đăng Dung gọi “tác phẩm văn học là một cấu trúc ngôn từ động” hay “tác phẩm văn học như là quá trình”.

Đăng lúc: 04-06-2019 08:10:07 PM | Đã xem: 8245 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Bìa tập Trường ca Những dòng sông mở đất

SỨC SỐNG VÀ VẺ ĐẸP VĂN HÓA CỦA VÙNG ĐẤT NAM BỘ

Chiều lộng gió, ngồi bên bờ sông Tiền, tôi chậm rãi đọc trường ca Những dòng sông mở đất (NXB Hội Nhà Văn 2017) của nhà thơ Lê Ái Siêm. Bên dòng sông Tiền, tôi hình dung những dòng sông vẫn đang tuôn chảy trên trang sách, hướng về biển cả bao la. Đọc Những dòng sông mở đất, tôi cảm nhận nhà thơ đã hóa thân thành dòng sông và cất lên khúc hát tự ru mình. Hình tượng những dòng sông được nhà thơ nhân cách hóa mang sức sống và vẻ đẹp văn hóa, tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người và sự vật trong thiên nhiên của vùng đất Nam bộ.

Đăng lúc: 14-11-2018 10:28:41 AM | Đã xem: 2671 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
PHƯƠNG DIỆN CON NGƯỜI  TRONG TRUYỆN NGẮN TIỀN GIANG (1975 - 2005)

PHƯƠNG DIỆN CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN TIỀN GIANG (1975 - 2005)

Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, nước ta bước vào một giai đoạn mới. Đặc biệt, sau đại hội Đảng lần thứ VI (1986) tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, con người Việt Nam. Đổi mới tư duy xã hội đã làm thay đổi hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, trong đó thể loại truyện ngắn có những thành tựu nhất định. Nằm trong dòng chảy văn học Việt Nam sau năm 1975, văn học Tiền Giang (1975 - 2005), một chặng đường ba mươi năm hình thành và phát triển phần nào khẳng định giá trị của mình. Góp phần vào thành công đó, phải kể đển sự đóng góp của các cây bút truyện ngắn Tiền Giang giai đoạn này, chúng tôi tạm chia họ ra thành bốn thế hệ: từ những tên tuổi đã thành danh, nổi tiếng cả nước: Đoàn Giỏi, Trần Kim Trắc,… đến những tác giả trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ như: Nguyễn Xuân An, Kim Tinh, Thái Phong,… Lớp cầm bút sau 1975 như: Lương Hiệu Vui, Thu Trang, Kim Quyên, Lê Ái Siêm,… Và những cây bút trẻ sinh ra và lớn lên trong những năm đầu của thập niên đổi mới: Vũ Đình Giang, Nguyễn Thị Mộng Thu, Nguyễn Trọng Tấn, Minh Châu,…

Đăng lúc: 02-10-2018 04:24:25 PM | Đã xem: 2829 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Chân dung Nhà thơ Võ Tấn Cường

Chân dung thủy ngân và từ trường thi ca lấp lánh

Cầm trên tay tập thơ có tiêu đề lạ Chân dung thủy ngân của Võ Tấn Cường, do Nhà Xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2018, gợi tôi nghĩ đến biểu tượng ẩn dụ mà anh muốn thông điệp đến người đọc. Thủy ngân (nước bạc), một nguyên tố hóa học, là một kim loại nặng có ánh bạc, ở dạng lỏng với nhiệt độ thường, nó thu được chủ yếu bằng phương pháp khử khoáng chất chu sa, lại trở thành đối tượng thẩm mỹ của thơ và lại được nhà thơ nhân hóa thành chân dung - chân dung một người tình chập chờn, ẩn hiện, quyến rũ đó rồi lại nhạt nhòa trong chập chờn phù phép, mộng ảo, vời xa: “Em - giọt thủy ngân/ Mang hình hài trái tim/ Mang gương mặt diều hâu/ Biến ảo/ Phù phép/ Vỡ nụ cười chan nước mắt” (Chân dung thủy ngân).

Đăng lúc: 02-10-2018 04:15:27 PM | Đã xem: 2271 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Biển - Kết tinh vẻ đẹp tinh thần giữ nước của nhân dân trong thơ Việt Nam hiện đại

Biển - Kết tinh vẻ đẹp tinh thần giữ nước của nhân dân trong thơ Việt Nam hiện đại

Từ bao đời nay, biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển là môi trường sống, là không gian thiêng, sinh tồn và phát triển, là nơi giao thương và tiếp giao văn hóa giữa các quốc gia, đồng thời cũng chính là món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng. Chính vì thế, từ xưa đến nay, mỗi khi biển “dậy sóng”, những người con đất Việt luôn một lòng yêu biển, quyết tâm xả thân để gìn giữ và mang lại sự bình yên cho Tổ quốc. 

Đăng lúc: 18-10-2017 08:51:10 PM | Đã xem: 4679 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Nhà thơ Trúc Linh Lan

Hương sắc miệt vườn sông nước trong thơ Trúc Linh Lan

Trong số những cây bút nữ trưởng thành sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trúc Linh Lan được biết đến với giọng thơ hồn hậu, sâu lắng mang đầy nữ tính. Thơ Trúc Linh Lan tuy không có những cách tân ồn ào, một giọng thơ tự nhiên không cần trang điểm, nhưng lại có khả năng mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc, bình dị nhưng lại vô cùng sâu sắc.

Đăng lúc: 25-09-2017 04:04:48 PM | Đã xem: 3857 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Trường ca "Hoa dại" của nhà thơ Lê Ái Siêm

Trường ca "Hoa dại" một khúc ca nhân ái

Trường ca “Hoa dại” xuất bản năm 2004, nay đọc lại tôi vẫn thấy xúc động như đọc lần đầu cách đây 13 năm.
Một -Người viết đã đặt mình trong sự cảm thông, chia sẻ với những người cần sự chia sẻ nhất trong xã hội, những người nghèo.
Không phải ai, đặc biệt không phải người nghệ sĩ nào cũng có thể làm được như vậy. Đó là một phần tầm vóc của người nghệ sĩ.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng hãy cho phép tôi được “núp bóng” sự khập khiễng, vì tôi chưa tìm được cách nào để nêu được cảm nghĩ của mình.
Lep Tonxtoi, viết tác phẩm đồ sộ “Chiến tranh và hòa bình” với những nhân vật đẹp một cách lý tưởng như Cutudop, Andray Bonkonsky, Pie Bedukhop, Natasa Roxtova, Maria Bonkonskia. Ông cũng viết những tác phẩm đồ sộ với những góc nhìn khác. Tác phẩm “AnaKarenina”, ông viết về một người đàn bà ngoại tình. Tác phẩm “Phục sinh” ông viết về một cô gái điếm. Viết về những người phụ nữ bị xã hội đương thời lên án, khinh rẻ nhưng nhà văn vĩ đại lại thể hiện được giá trị nhân văn cao quý của ngòi bút.

Đăng lúc: 25-09-2017 03:49:24 PM | Đã xem: 3932 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Tập thơ "Giai điệu lá" của tác giả Thái Tràng

Thiên nhiên trong tập thơ “Giai điệu lá” của Thái Tràng

Tác giả Thái Tràng - Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang vừa cho ra mắt tập thơ đầu tay “Giai điệu lá” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Từ nhan đề “Giai điệu lá”, chúng tôi có thể hình dung cảm hứng bao trùm cho cả tập thơ đó là thiên nhiên.

Đăng lúc: 01-06-2017 10:13:12 AM | Đã xem: 3692 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Nguồn: Internet

Phương ngữ ở Tiền Giang

Phương ngữ là tục ngữ địa phương. Đây chính là những câu nói dân gian tuy ngắn gọn nhưng mang tính trải nghiệm, đúc kết kinh nghiệm của người xưa nên có thể xem là “trí tuệ dân gian”. Dưới đây là một vài câu phương ngữ phổ biến ở vùng đất Tiền Giang:

Đăng lúc: 01-06-2017 10:08:01 AM | Đã xem: 4505 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Cái cười trong "Bức tượng biết cử động" của Lê Quang Huy

Cái cười trong "Bức tượng biết cử động" của Lê Quang Huy

Tôi được anh Lê Quang Huy (hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Tiền Giang) tặng quyển sách, trang bìa có dòng chữ “Tiểu phẩm”, với nhan đề “Bức tượng biết cử động”, do Hội Nhà văn xuất bản. Đọc tổng quan quyển sách, tôi nhận ra, quyển sách không đơn thuần là một “tiểu phẩm”, mà hơn hết, cái cuốn hút trong “Bức tượng biết cử động” là tính chất truyện cười qua từng câu chuyện.

Đăng lúc: 07-05-2017 05:53:20 AM | Đã xem: 1978 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Lý luận phê bình , Văn hóa - Văn nghệ
Chân dung nhà văn Đoàn Giỏi

Nhà văn Ðoàn Giỏi - Ðại thụ phương Nam

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu đến bạn đọc loạt tác phẩm gắn liền với tên tuổi nhà văn Đoàn Giỏi, bao gồm 8 quyển: Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày, Cá bống mú, Cuộc truy tầm kho vũ khí, Hoa hướng dương (truyện dài), Rừng đêm xào xạc (tập truyện ngắn), Trần Văn Ơn (truyện ký), Tê giác trong ngàn xanh, Những chuyện lạ về cá (biên khảo). Các tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi trong lần tái bản này được chăm chút khá công phu và tỉ mỉ về mĩ thuật. Bìa sách, tranh minh họa, tranh ở các postcard với những đường nét, màu sắc trẻ trung hứa hẹn sẽ cộng hưởng và thổi thêm sinh khí vào bề mặt chữ ở mỗi tác phẩm.

Đăng lúc: 18-11-2016 04:28:43 PM | Đã xem: 4560 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình

Khám phá về sự "chệch chuẩn" trong câu văn tùy bút Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân (1910-1987) là một cây bút bậc thầy về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Song song với những đóng góp về chủ đề, nội dung, tư tưởng cho nền văn học nước nhà, ở phương diện hình thức nghệ thuật văn học thì Nguyễn Tuân là người có công không nhỏ trong việc làm cho thể tùy bút đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Với thể tùy bút, Nguyễn Tuân đã góp phần làm phong phú ngôn ngữ dân tộc, ông đem đến cho văn xuôi Việt Nam một phong cách viết đặc biệt tài hoa và độc đáo.

Đăng lúc: 18-11-2016 04:17:14 PM | Đã xem: 6671 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình

Hồ Biểu Chánh Nhà văn tiên phong trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam hiện đại

Hồ Biểu Chánh (1885 - 1958) là một tác giả tiểu thuyết vào thời kỳ đầu của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Như chúng ta biết, vào cuối thế kỷ XIX, sau khi thôn tính Nam kỳ, thực dân Pháp tính đến việc xây dựng chính quyền để quản lý vùng đất mới chiếm này. Để việc xây dựng chính quyền được thuận lợi, người Pháp tính đến việc sử dụng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nho trong các văn bản. Ngày 22-2-1869, Phó đề đốc  Marie Gustave Hector Ohier ký Nghị định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nho trong các văn bản ở Nam kỳ. Ngày 1-1-1879 chính quyền Pháp ra lệnh đổi các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Trong thời gian này, chính quyền Pháp đưa chữ Quốc ngữ vào ngành giáo dục, các thôn xã ở Nam kỳ buộc phải dạy lối chữ này.

Đăng lúc: 18-11-2016 04:08:54 PM | Đã xem: 4271 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Vẻ đẹp thiên nhiên  trong thơ Trần Công Tùng

Vẻ đẹp thiên nhiên trong thơ Trần Công Tùng

Thiên nhiên, từ xưa đến nay, luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân say đắm, “tức cảnh sinh tình” và “vẩy bút” đề thơ. Nhưng ở mỗi nhà thơ lại có cách thưởng thức cái đẹp ấy khác nhau, những cảm nhận khác nhau và chính vì thế những tứ thơ, những vần thơ luôn mang đậm dấu ấn sáng tạo cá nhân cũng như cảm xúc, tư tưởng của mỗi người.

Đăng lúc: 16-11-2016 04:23:27 PM | Đã xem: 4789 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Các tác giả văn học đi thực tế ở huyên đảo Lý Sơn

Văn học Tiền Giang 41 năm sau ngày giải phóng: Đôi nét phác thảo

Chiến thắng lịch sử 30-4-1975 đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, mở ra một giai đoạn mới cho Tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Niềm vui chiến thắng hân hoan khi đất nước hòa bình non sông liền một dải, những khó khăn trong những năm đầu giải phóng, công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước, quá trình đổi mới và hội nhập… tất cả đã dội vào tâm hồn những người cầm bút tạo nên nguồn cảm hứng to lớn, mở ra những chân trời mới cho quá trình sáng tạo cho văn nghệ sĩ.

Đăng lúc: 16-11-2016 11:06:49 AM | Đã xem: 3535 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Tập truyện và kí "Một chữ" của tác giả Đậu Viết Hương

Một chút cảm nghĩ khi đọc truyện ngắn và ký "Một chữ" của Đậu Viết Hương

Tôi đọc “Một chữ” của Đậu Viết Hương từ con số ấn tượng và đầy ám ảnh “gần 100 giải thưởng báo chí và văn học”. Được đọc đầy đủ lần một trước khi anh cho xuất bản cuốn sách này. Bây giờ đọc lần hai thì đọc loáng thoáng do không có nhiều thời gian. Tôi lại bị ám ảnh bởi hiện thực của cuộc sống cứ ngồn ngộn trong các tác phẩm của anh.

Đăng lúc: 11-11-2016 05:15:04 PM | Đã xem: 4273 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình , Xem - Nghe - Đọc
Tập kí “Miệt vườn cựa quậy…” của tác giả Trần Đỗ Liêm

“Miệt vườn cựa quậy…” Và sức sống của một vùng đất

Nhà thơ, doanh nhân Trần Đỗ Liêm là người đi nhiều, làm việc nhiều nhưng ông lại sống chậm và sống hướng nội. Ông thường chiêm nghiệm về thân phận con người, nhân tình thế thái và ghi chép, lưu giữ thông tin về các biến cố, sự việc mang tính nhân văn của đời sống xã hội để thể hiện qua các tập thơ và tập ký văn học. Trần Đỗ Liêm đã xuất bản 03 tập thơ gồm: N“Đi dọc Việt Nam”, “Quê hương tình yêu” “Cho cau gặp trầu”.  Tháng 11/ 2015, Trần Đỗ Liêm đã xuất bản tập ký văn học: “Miệt vườn cựa quậy…”.  Đây là tập văn xuôi thứ tư sau các tác phẩm văn: “Con người và sông nước Cửu Long”, “Nỗi niềm sông nước”, “Sông nước quê mình”. Tập ký văn học: “Miệt vườn cựa quậy…” của Trần Đỗ Liêm tập hợp 09 tác phẩm ký, trong đó có 2 tác phẩm từng đoạt giải ba và giải khuyến khích Cuộc thi bút ký văn học đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng lúc: 11-11-2016 11:39:38 AM | Đã xem: 2728 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình
Thơ Thái Tràng thấm đẫm hương vị phù sa

Thơ Thái Tràng thấm đẫm hương vị phù sa

Nhận diện gương mặt một nhà thơ chính là khám phá và phát hiện chất tâm hồn thể hiện trong từng câu thơ, bài thơ. Tôi cảm nhận thơ Thái Tràng thấm đẫm hương vị phù sa của vùng đất sông Tiền, sông Hậu. Tôi phát hiện hồn thơ Thái Tràng ẩn chứa cái mênh mang của sóng nước, sức sống xanh tươi của miệt vườn, vẻ đẹp dân dã, mộc mạc của con người và sự vật vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng lúc: 14-10-2016 10:07:41 PM | Đã xem: 4965 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Văn học , Chân dung , Nghiên cứu - Lý luận Phê bình , Lý luận phê bình , Văn hóa - Văn nghệ
1 2  Trang sau
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 106
  • Hôm nay: 27593
  • Tháng hiện tại: 308707
  • Tổng lượt truy cập: 67283198