Từ những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Bình Nguyên Lộc... cho đến các trang văn của phần lớn các tác giả sau này và hiện nay, tôi đọc, chiêm nghiệm và tìm kiếm để nhận ra một mẫu số chung cho tính cách con người Nam Bộ được khắc họa. Đó là mẫu người hảo hán trọng đạo nghĩa theo kiểu “Nhớ câu kiến ngãi bất vi, làm người thế đấy cũng phi anh hùng” của Lục Vân Tiên, là mẫu người lạc quan, hào phóng, thiệt thà chân chất, đôi khi bị tác động bởi hoàn cảnh có biến đổi một chút, nhưng rồi cũng trở về với bản chất nhân hậu, hành hiệp vì nghĩa.
Trong tập thơ “Tiếng lòng” của nhạc sĩ Nguyễn Nhuận, tôi thật bất ngờ khi gặp bài “Ấp Bắc quê ta”. Bài thơ như lung linh, tỏa sáng và sống động trước mắt, bắt tôi phải dừng lại để “thấy” và “nghe”.
Trong văn chương, từ xuân mang nhiều hàm nghĩa, như chỉ sự trẻ trung tươi đẹp Em như cô gái hãy còn xuân, hoặc được dùng để tính thời gian một năm, một tuổi Đời mới hai xuân (Tố Hữu), có khi dùng để chỉ tình yêu nam nữ Lòng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng (Nguyễn Du).
Không có nỗi cô độc nào giống như nỗi cô độc của nhà phê bình thơ khi đối diện với bài thơ. Tôi hình dung về nhà phê bình thơ giống như người lữ hành mang trên lưng đủ thứ hành trang nặng nhọc lê bước qua sa mạc chữ và khát khao vươn tới ốc đảo của cái đẹp thi ca…