Nhà thơ Hoàng  Tố Nguyên và những vần thơ về quê mẹ Gò Công

Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên và những vần thơ về quê mẹ Gò Công

Nhà thơ Hoàng Tố Nguyên tên thật là Lê Hoàng Mưu. Ông sinh năm 1929, quê ở Gò Công. Ông tham gia cách mạng và tập kết ra Bắc năm 1954. Tập thơ “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên gồm 13 bài, xuất bản năm 1957 đã gây được tiếng vang lớn, tạo nên tên tuổi Hoàng Tố Nguyên. Nội dung tập thơ chủ yếu thể hiện tấm lòng thương nhớ quê hương của tác giả.

Đăng lúc: 23-04-2012 02:48:45 PM | Đã xem: 8476 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Ðoàn Giỏi, nhà văn của “Núi cả cây ngàn”

Ðoàn Giỏi, nhà văn của “Núi cả cây ngàn”

Nhà văn Đoàn Giỏi sinh năm 1925 tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Cụ thân sinh ra ông là một điền chủ yêu nước, từng có hàng trăm hécta ruộng màu mỡ ven sông Tiền. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, cụ đã hiến tất cả tài sản ấy cho chính quyền mới, trong đó có chỗ hiện là trụ sở UBND huyện Châu Thành.

Đăng lúc: 21-03-2012 03:24:29 PM | Đã xem: 3333 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Khi di tích Rạch Gầm Xoài Mút

“Rạch Gầm - Xoài Mút, muôn đời oai linh"

Xuất xứ hai địa danh Rạch Gầm - Xoài Mút

Cách nay hơn 10 năm, theo lời chỉ dẫn của một anh bạn ở Hội Văn nghệ Tiền Giang, tôi phóng xe một mạch đến xã Bình Đức - cách TP. Mỹ Tho khoảng 7km, tìm nhà cụ Trác Quan Đồ.

Đăng lúc: 21-02-2012 03:09:36 PM | Đã xem: 6372 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Gia đình GS Trần Văn Khê trên cầu sắt Vĩnh Kim năm 1938

Một đại gia đình nghệ sĩ

Đây không phải là gia phả của họ Nguyễn Tri, gốc ở Vĩnh Kim. Dòng họ này bây giờ đông người, ở nhiều nơi:
TP. Hồ Chí Minh, Long An, Cần Thơ, Pháp và Mỹ nữa. Trong thân tộc nhiều người vẫn còn chưa biết mặt nhau.

Ở đây tôi chỉ đứng ở góc độ văn học nghệ thuật, nhắc đến một số người trong họ mà tài năng đã định hình. Không phải nói về cuộc đời và sự nghiệp, mà chỉ kể vài mẩu chuyện nhỏ thôi. Khuôn khổ của bài báo chỉ cho phép đến thế.

Đăng lúc: 03-02-2012 08:55:30 AM | Đã xem: 2228 | Phản hồi: 1 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang

Học Lạc - Nhà thơ trào phúng đất Nam bộ

Nếu nhắc đến những nhà thơ trào phúng trứ danh phương Bắc như Tú Xương, Yên Đỗ… thì Học Lạc chính là nhà thơ trào phúng cùng thời, nổi tiếng ở vùng đất phương Nam. Dù tác phẩm của Học Lạc để lại không nhiều, nhưng tên tuổi của ông luôn gắn liền với những dòng thơ châm biếm bọn cường hào, đả kích hội tề, lên án những kẻ làm tay sai cho giặc… Thơ của Học Lạc thường gắn bó mật thiết với tình hình xã hội trong thời kỳ đầu thế kỷ XIX, thời kỳ đất nước đang bị nạn ngoại xâm, trước sự bất lực và suy đốn của triều đình nhà Nguyễn. Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Mỹ Tho đều có đường phố mang tên Học Lạc.

Đăng lúc: 17-01-2012 10:02:43 AM | Đã xem: 3640 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Chợ Cũ thời Pháp thuộc

Tản mạn về Mỹ Tho xưa

Theo đà phát triển của đất nước, TP Mỹ Tho cũng từng bước đi lên, vì thế bộ mặt bên ngoài cũng thay đổi rất nhiều. Và như một qui luật, những gì cũ kỹ cũng phải bị đào thải qua
thời gian…

Tuy nhiên, ký ức về một “Mỹ Tho xưa”, có lẽ vẫn còn là hình bóng êm đẹp với nhiều người lớn tuổi mà họ thường nhắc nhở với niềm thân thương trong những buổi trà dư tửu hậu.

Đăng lúc: 27-12-2011 09:56:07 AM | Đã xem: 6888 | Phản hồi: 2 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Quanh quanh sông nước Tiền Giang

Mỗi dòng sông, con kênh ngọn rạch đối với mỗi một con người đều mang theo một ý nghĩa, một kỷ niệm vui buồn nào đó. Trong đối diện quen thuộc hằng ngày, đôi lúc dường như ta quên nó đi, nhưng khi ta xa nó thì nó cứ lấp lánh xôn xao hiện lên thành một nỗi nhớ!

Đăng lúc: 08-11-2011 09:05:52 AM | Đã xem: 4052 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Tản mạn Ba Dừa

Tản mạn Ba Dừa

Con rạch nhỏ, lưu vực rộng, tưới mát cả vùng cây ăn trái rộng lớn của cuộc đất ven sông Tiền. Có lẽ vì vậy mà ngày xưa, bọn khai thác thuộc địa của người Pháp đã lưu ý ghi vào tài liệu. Nó có tên là rạch Trà Tân. Ở chỗ nó chia ba, ngã rẽ về hướng bắc, có tên là Ông Bảo, bản đồ xưa gọi là rạch Bà Mương, rạch Bà Bang, không biết từ lúc nào bà đổi thành ông… Ngã xuống Long Tiên nhập vào rạch Ba Dầu, còn dòng nước đổ ra sông Tiền thì đi theo nhiều hướng, có chỗ đi tắt qua xã Hội Xuân, nhập vào rạch Ba Rài gọi là tắt Trà Tân và nhiều nhánh nối qua các con rạch nhỏ chằng chịt, ngoằn ngoèo, khó tìm nơi bắt nguồn, nơi kết thúc.

Đăng lúc: 29-08-2011 04:24:10 PM | Đã xem: 4740 | Phản hồi: 2 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Nhớ quá phà ơi!

Nhớ quá phà ơi!

Theo tàng thư thì phà Rạch Miễu ra đời từ năm 1924. Lúc đó bến phà đặt tại cuối đường Trần Quốc Tuấn, sau đổi lại là đường Ông Bà Nguyễn Trung Long, và bây giờ là Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Đăng lúc: 08-07-2011 03:22:47 PM | Đã xem: 4084 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Bửu Lâm cổ tự

Bửu Lâm cổ tự

Theo tua du lịch Tiền Giang, khách thường được đưa đi tham quan chùa Vĩnh Tràng ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho và giới thiệu đó là ngôi chùa cổ nhất, nhưng ít ai biết thành phố này còn có một ngôi chùa lâu đời hơn. Đó là Bửu Lâm cổ tự, thường gọi là chùa Bửu Lâm.

Đăng lúc: 17-05-2011 08:51:30 AM | Đã xem: 3667 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Chùa Kim Tiên - Một di tích có liên quan đến thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chùa Kim Tiên - Một di tích có liên quan đến thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kim Tiên là ngôi chùa cổ tọa lạc ở khu phố 6, thị trấn Cai Lậy (Tiền Giang), cách Quốc lộ 1A 150m về phía Nam. Sự ra đời của ngôi chùa đáp ứng được nhu cầu tâm linh của người dân trong vùng, nhất là lưu dân đi khai phá ở thế kỷ XVII - XVIII. Dần dà ngôi chùa vươn lên có ảnh hưởng đến cả một vùng.

Đăng lúc: 28-03-2011 08:43:02 AM | Đã xem: 4010 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Du giang ký

Du giang ký

“Làm làng Trà Tân; Làm dân Mỹ Đông Thượng”, câu phương ngôn chưa biết ra đời vào lúc nào song nó hàm chứa sự so sánh giá trị quan - dân của hai làng kế cận mà bây giờ thuộc hai xã Long Trung và Long Tiên của miệt vườn Cai Lậy.

Đăng lúc: 28-02-2011 02:37:40 PM | Đã xem: 2393 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Minh họa: Duy Hải

Người xóm Rạch Trắc

Xóm ấy cùng tên với con rạch dài hơn 3 ngàn thước, nối vào kinh Xáng Ngang, kinh Lacour và kinh Kháng Chiến, vàm rạch đổ ra kinh 12, nằm trọn trong xã Mỹ Phước Tây. Cái tên Rạch Trắc không biết có tự bao giờ, song trước năm 1945, địa danh hành chánh ấp Rạch Trắc đã có và hơn nửa thế kỷ qua chưa hề thay tên đổi họ.

Đăng lúc: 18-11-2010 03:25:04 PM | Đã xem: 2845 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Làng tiến sĩ bên sông Tiền

Làng tiến sĩ bên sông Tiền

Mấy lần cùng đi công tác với Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, tôi phát hiện ra cô là người làng Vĩnh Kim, từ bé theo cha tập kết ra Bắc trở thành người Vĩnh Kim - Tiền Giang ở Hà Nội. Cô cho biết: Vĩnh Kim là đất học, nơi sinh ra rất nhiều người thành đạt...

Đăng lúc: 30-08-2010 01:09:51 PM | Đã xem: 3176 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Minh họa: Duy Hải

Dấu xưa phố cổ

Tôi nghe người ta nói về “phố cổ Hội An” và “phố cổ Gò Công” từ thời còn học ở trường đại học. Đó là những năm 79, 80 của thế kỷ XX. Cái thời “bao cấp” ấy lúc nào cũng “thiếu” và “đói”. Cái “thiếu” và “đói” đúng với nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Bởi thế nó cứ “bó” chân tôi lại. Tôi không thể đi đâu xa khi trong túi không tiền và cái bụng lúc nào cũng óc ách những nước. Đành ngồi ở ký túc xá số 230 Ngô Gia Tự, quận 5, hoặc ở trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh tại số 12 Đinh Tiên Hoàng, quận 1 để hình dung về một thương cảng cổ ở miền Trung và một đô thị cổ ở vùng châu thổ miền Tây Nam bộ.

Đăng lúc: 30-06-2010 09:07:42 AM | Đã xem: 4051 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Phấn son tô điểm sơn hà…

Phấn son tô điểm sơn hà…

Nữ giới theo quan niệm xưa thì chỉ lo sinh đẻ, nuôi dưỡng dạy dỗ con cái và tề gia nội trợ. Cho nên lúc còn trẻ, nữ giới thường ít được học hành tới nơi tới chốn như nam giới, tuy nhiên, vùng Tiền Giang từ những năm 1920 đã có nhiều cô gái trẻ được học trường mỹ thuật, học sư phạm, âm nhạc... có những người biết đàn tranh, biết xướng họa văn thơ, có trình độ Nho học, tân học, có khả năng làm báo, viết tiểu thuyết... không thua đấng mày râu... đặc biệt là đấu tranh cho bình đẳng giới.

Đăng lúc: 27-05-2010 08:35:17 AM | Đã xem: 3206 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Má Sáu Hòa trong một lần về thăm lại căn cứ núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu) năm 1994

Má Sáu đi qua khói lửa

Cả cuộc đời của má Sáu Hòa là những tháng ngày sống, đấu tranh, cống hiến không ngơi nghỉ cho cách mạng, cho đất nước...

Đăng lúc: 14-04-2010 07:37:50 AM | Đã xem: 2375 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Tranh xé dán (collage) của họa sỹ Lâm Chiêu Đồng

Tiếng rao miệt vườn

VNTG- Buổi trưa miệt vườn lặng trang dưới nắng con kiến vàng còn kiếm chỗ trốn dưới tán mận hồng đào, con nhện cũng phải buồn không thèm nhả tơ mà nằm ép bụng vào lung lá cây điều đỏ. Một thiếu nữ rỗi nghề ngủ trưa ngoài võng trước hiên nhà... Một cụ bà đắn đo chiều dài độ tuổi, bà nhặt nhạnh và hái từng cây củi khô dành cho buổi cơm chiều, có lẽ?

Đăng lúc: 02-04-2010 03:05:45 PM | Đã xem: 3271 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Đất giồng

Đất giồng

Đặc điểm dễ nhận ra của đất giồng là cát, dĩ nhiên, nhưng đi trên đất giồng mới cảm nhận nó là vùng đất cổ. Đường rất hẹp, quanh co, có những ngõ sâu hun hút. Đường Cái Giữa tức đường Thiên Lý được đắp hồi thế kỷ 18, nay đã mở rộng, trải nhựa đi suốt theo chiều dài đông tây của xã. Dấu tích của đường Thiên Lý còn sót lại ở một vài đoạn còn những đám tre, bụi rậm như truông - một dạng địa hình chỉ còn lại trong ca dao “Ai về Giồng Dứa qua truông”.

Đăng lúc: 01-03-2010 04:03:35 PM | Đã xem: 2894 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
Vương quốc sầu riêng

Vương quốc sầu riêng

Sông Tiền có 2 cù lao cùng tên gọi Năm Thôn rất dễ bị lầm lẫn: Một là cù lao Dài thuộc xã Quới Thiện, Thanh Bình của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, cũng có 5 thôn gồm Phú Thới, Phước Lý, Thanh Lương, Thanh Tuyền, Thái Bình. Hai là cù lao Ngũ Hiệp, thuộc huyện Cai Lậy cũng có 5 thôn là An Thủy Đông, An Thủy Tây, Long Phú, Hòa An, Tân Sơn. Tân Sơn là làng sau cùng lập trên cồn Tân Châu mới nổi, hình như là cùng thời với Long Châu đảo/cồn Rồng của đất Mỹ Tho. Lúc đầu cù lao Ngũ Hiệp còn có tên là cù lao Trà Tân, cũng có sách gọi là cù lao Kiến Lợi, tên một tổng bao trùm gần hết diện tích phía nam huyện Cai Lậy ngày nay.

Đăng lúc: 29-12-2009 01:52:19 PM | Đã xem: 4042 | Phản hồi: 0 | Chuyên mục: Đất và người Tiền Giang
  Trang trước  1 2 3 4 5 6 7 8 9  Trang sau
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 265
  • Khách viếng thăm: 264
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 70257
  • Tháng hiện tại: 2438682
  • Tổng lượt truy cập: 48812809