Dáng gầy gò của bà lão đội nón lá với gánh hàng xôi tại góc đường Tết Mậu Thân (Khu phố 5, Phường 4, TP. Mỹ Tho) đã trở thành hình ảnh rất quen thuộc đối với những ai qua lại nơi đây. Và tên gọi “Bà Tư bán xôi” cũng có từ đó.
Lãnh đạo TX. Gò Công đang tích cực chuẩn bị buổi tọa đàm khoa học, dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 9, với sự tham gia của đại diện các sở, ngành tỉnh; các nhân chứng lịch sự từng tham gia và chứng kiến về sự kiện ngày 24/3 (AL) năm Mậu Thân 1968. Đây là sự kiện quan trọng xảy ra tại xã Bình Xuân. Qua tọa đàm lần này nhằm thống nhất các sự kiện diễn ra trong trận đánh và quan trọng hơn là dự kiến tìm hướng quy hoạch xây dựng lại khu vực Ao Dong làm nơi tưởng niệm ngang tầm với ý nghĩa của trận đánh theo như mong mỏi của người dân bấy lâu nay.
Nhân dịp Lễ Giỗ 149 năm Anh hùng dân tộc (AHDT) Trương Định vào ngày 20-8, không ít người đã nhắc đến một người đã có đóng góp không nhỏ trong thành tựu to lớn của ông.
Ngày 17-8-1945, Tỉnh ủy Mỹ Tho triệu tập cuộc hội nghị bàn việc khởi nghĩa giành chính quyền và phát động khởi nghĩa. Đồng chí Trần Văn Ưng, Phó Bí thư Quận ủy Chợ Gạo được Tỉnh ủy phân công tổ chức khởi nghĩa ở Chợ Gạo. Ngay sau đó Quận ủy Chợ Gạo phát lệnh khởi nghĩa đến tận cơ sở các xã trong quận, với chủ trương: Đơn vị nào tổ chức tốt thì tổ chức giành chính quyền trước, sau đó hỗ trợ các xã xung quanh cùng giành chính quyền về tay nhân dân.
Sắp đến ngày giỗ lần thứ 149 của Anh hùng dân tộc Trương Định (20-8-1864 - 20-8-2013), tôi quyết định làm một chuyến hành hương về thăm Chiến lũy Pháo Đài (Phú Tân, Tân Phú Đông). Dù biết khá đầy đủ thông qua nghiên cứu nhiều tài liệu, hình ảnh về Chiến lũy Pháo Đài nhưng thật tình đây là lần đầu tiên tôi mới có dịp đến thăm nên tâm trạng rất phấn chấn.
Trong danh sách của 1.921 chiến sĩ cách mạng yên nghỉ trong Nghĩa trang Hàng Dương ở Côn Đảo, có một người con ưu tú của Tiền Giang. Đó là Liệt sĩ Phạm Thành Trung, nguyên Tỉnh ủy viên Mỹ Tho, nguyên Bí thư Huyện ủy Cái Bè trong thời kỳ chống Pháp.
Đình Tân Đông là một ngôi đình cổ, tọa lạc ở ấp Gò Táo, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông. Theo các cụ cao niên, đình được chuyển về đây xây dựng lại vào năm 1907 (đình cũ cũng ở Gò Táo cách đó hơn 1km nay thờ Miếu Thổ thần). Sau 1975 đình bị bỏ hoang nên hư hao chỉ còn chính điện được rễ 2 cây bồ đề ôm lấy 5 vòm cửa nên gần đây được mệnh danh "ngôi đình độc nhất vô nhị". Ngày 9/12/2010, đình này được UBND tỉnh Tiền Giang trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Hồi đó, người ta thường gọi “Gánh hát” chứ ít ai gọi “Đoàn hát”. Cách gọi đó có cái lý do của nó, bởi mỗi lần đi lưu diễn, ngoài cỗ xe bò chở phông màn và gia đình ông Bầu, còn các nhân viên, đào kép đều phải tự gồng gánh hành lý của mình lục đục theo sau.
Chùa Quan Đế (trước đây còn gọi là Quan Đế Thánh Miếu) được xây dựng vào năm 1890, do người Hải Nam - một trong những tổ chức Hoa kiều sinh sống ở vùng đất Tiền Giang vào cuối thế kỷ XIX lập nên (hiện tọa lạc tại khu phố 1, phường 3, TP. Mỹ Tho).
Tại xã Long Khánh (Cai Lậy, Tiền Giang) có hai ngôi mộ cổ từng bị vua Gia Long cho xiềng xích. Xung quanh mộ có nhiều truyền thuyết bí ẩn.
Năm nay, kỷ niệm tròn 50 năm Báo Đảng Tiền Giang mang tên Ấp Bắc, trong dòng ký ức, các thế hệ làm báo về nguồn, tìm lại thân nhân và thắp nén hương trên phần mộ các nhà báo liệt sĩ. Với phóng viên nhiếp ảnh Phan Tấn Phước, trong tâm thế tay súng - tay máy anh đã xông pha trên chiến trường để “chốp” những “khoảnh khắc”, thế nhưng trong khoảnh khắc anh trúng bom máy bay địch…thi thể anh không sao tìm được. Nhân Kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam xin ghi lại đây những “khoảnh khắc” về anh.
ĐÔI NÉT VỀ THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP LÃNH BINH CẨN
Lãnh binh Cẩn (1802 - 1902) tên thật là Nguyễn Văn Cẩn, quê Cái Thia, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Trên địa bàn ấp Bình Quới (Bình Phục Nhứt, Chợ Gạo) có một ngôi đình thờ một tùy tướng của Trương Định đã bị giặc Pháp chém đầu vì không đầu hàng giặc. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, ngôi đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng và con cháu của vị tướng này cũng như người dân địa phương mong có chủ trương trùng tu ngôi đình để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau; đồng thời góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở xã nông thôn mới Binh Phục Nhứt.
Tình hình chiến trường bắt buộc, đầu tháng 3 năm 1970, Huyện ủy Chợ Gạo quyết định cho Ban Dân y huyện mở trạm nuôi dưỡng thương binh ở địa bàn xã Giang Quới (Bình Đại, Bến Tre) và phân công y tá Nguyễn Văn Khanh làm trưởng trạm, y tá Nguyễn Thị Ngọc Tiến làm phó trạm cùng với 3 y tá, cứu thương.
Tôi về thăm anh vào một buổi trưa giáp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013. Vượt cầu Đình bắc ngang kinh 5, men theo con đường bê tông về ấp Lợi Tường (Mỹ Lợi A, Cái Bè) rợp mát bóng cây, lòng tôi trào dâng một nỗi niềm bâng khuâng khó tả.
Hôm đoàn tổ chức đi khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người dân trên đảo, chúng tôi đã "tay bắt mặt mừng", trò chuyện thân mật với bác sĩ Phạm Thành Công, Trưởng Trạm Y tế xã Thổ Châu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, như những người thân quen lâu ngày gặp lại. Bác sĩ Thành Công là một người con của quê hương Tiền Giang. Người dân trên đảo quý mến, gọi anh bằng cái tên trìu mến "bác sĩ chúa đảo".