Người truyền lửa tình yêu văn học

Đăng lúc: Thứ hai - 02/02/2009 10:39
Người truyền lửa tình yêu văn học

Người truyền lửa tình yêu văn học

Năm 1985, khi tốt nghiệp thủ khoa trường sư phạm, cô gái trẻ Nguyễn Thị Tuyết gốc Sài Gòn lại chọn Mỹ Tho (Tiền Giang) - nơi có con sông Tiền hiền hòa bồi đắp nhưng cũng còn lắm khó khăn - để dạy học.
Người ta gieo chữ, cô Tuyết gieo cả hy vọng và niềm vui cuộc sống của mình vào những đứa học trò vùng quê nghèo. Khăn gói xuống Mỹ Tho ở trọ, xa gia đình người thân, cô Tuyết tình nguyện lấy bục giảng, tri thức của học sinh (HS) Trường THCS Lê Ngọc Hân làm điểm tựa.

Là giáo viên dạy môn ngữ văn “ướt át”, “thiếu ứng dụng”, cô giáo trẻ gặp không ít khó khăn, đôi lúc là sự uất ức khi phụ huynh, học sinh ít quan tâm. Nhưng quan niệm văn học là nhân học, học văn chương là học cách làm người, trải nghiệm thực tế cuộc sống qua câu chữ, cô Tuyết nghĩ ra cách dạy lôi cuốn, sáng tạo tìm cái mới để níu giữ học sinh yêu thích học văn.

Dần dà rồi ngọn lửa yêu văn chương cô đã truyền cho các em. Bây giờ, ngữ văn không chỉ là một môn học chính để lấy điểm mà còn là niềm đam mê, thể hiện cảm xúc cá nhân. Nhiều HS của Trường Lê Ngọc Hân còn đạt HS giỏi cấp tỉnh, 4 lần liên tiếp giành giải quán quân cuộc thi “Prudential-Văn hay chữ tốt” của Báo SGGP… cũng từ môn ngữ văn.

Cô và trò cùng một đam mê, cùng khơi gợi những nét đẹp tâm hồn trong từng con người… Để rồi, “chứng kiến từng thế hệ học trò thành đạt, nên người là thấy hạnh phúc”, cô Tuyết tâm sự.

Thấy cô tâm huyết với chuyên môn, trường lớp, ban giám hiệu trường phân công cô chuyên luyện cho các em đi thi HS giỏi văn đồng thời “trị” luôn lớp HS cá biệt. Cô thương chúng nên chúng cũng mến mình, nhìn cách đối xử của các em, cô nhận ra”.

Thời gian qua đi, vẫn dáng người mảnh khảnh, gương mặt hằn suy tư, kín đáo, cô giáo trẻ ngày nào thổi và nuôi giữ ngọn lửa yêu văn chương cho HS trung học. Bằng khen do Thủ tướng Chính phủ khen tặng năm 1998, rồi đoạt giải thưởng Võ Trường Toản cách 10 năm sau đã tôn vinh người giáo viên tận tụy. Song, bao nhiêu năm nay, cô vẫn một mình một bóng trên lối đi về.

Cô Tuyết bộc bạch: “Nếu xa gia đình, sống một mình mà nói không buồn, không nghĩ thì ai chịu tin. Nhớ nhà thì một đôi tuần cô lại về TPHCM thăm người thân. Mà cái gì vui thì cô giữ lại, chuyện buồn cho qua đi, có lúc học trò làm cô giận run nhưng rồi cũng thôi, cô chưa từng đánh học trò roi nào suốt 20 năm dạy học.
Phan Đạt
(Theo Sài Gòn giải phóng)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 415
  • Khách viếng thăm: 412
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 79364
  • Tháng hiện tại: 1828264
  • Tổng lượt truy cập: 48202391