Từ ngày mấy ông nhà báo loan tin tấm bia ở đình là cổ vật, người dân túa đến ngày một đông. Ông Bảy chống gậy ra xem, mắt nheo nheo nhìn tận mặt từng người như đợi coi có ai hỏi mình về tấm bia đó không. Nhưng cũng chẳng ai ngó ngàng gì đến ông. Cũng như từ hồi nhỏ đến giờ, có bao giờ ông thấy tấm bia đó lên tiếng: “Ê, biết tui là ai hông?”. Cũng như bây giờ, không lẽ ông lên tiếng: “Ê, tui già nhất làng, tui rành tấm bia đó nhất làng!” hay sao?
Án tuyên xong, người thanh niên trẻ cúi gầm mặt lặng thinh, cái giá phải trả cho hành động ngông cuồng của mình là 12 năm tù đã được luật sư Hoàng ra sức bào chữa nên đã được giảm nhẹ. Hắn rời vành móng ngựa, quay lại định nói một câu an ủi mẹ nhưng cổ họng khô đắng. Người mẹ gầy còm với tay theo con trai, nhưng hắn đã được đưa đi theo lối cửa hông. Bà gọi tên con, tiếng kêu rơi vào khoảng không và bà khụyu xuống như sợi bún.
Một mình một ngựa dầm mưa lên Tây Nguyên< “Ai lên xứ hoa đào…Thông reo vi vu… Đà Lạt ơi! Đà Lạt ơi!”. Những câu hát ngân nga trong kí ức tôi về cao nguyên Lâm Viên, về Đà Lạt ngàn hoa mù sương tóc thông, say đắm lòng trai Thanh Nghệ… Năm 1985, lúc 21 tuổi, tôi được theo đoàn cán bộ lên nghỉ tại nhà khách Công Đoàn bên bờ hồ Xuân Hương. Tháng 6 năm ấy mưa bay, ngồi xe thổ mộ dạo một vòng thành phố Đà Lạt. Sinh cảnh lúc đó còn nguyên sơ cảm hứng dạt dào khác lạ so với bây giờ!
Trời trong không một gợn mây, mặt trời mọc sớm và chỉ trong phút chốc đã lan tỏa ánh nắng rạng rỡ, ấm áp. Ngồi ở băng ghế trước nhà, nhâm nhi ngụm trà thơm đậm, chú Hai Kiên ngó hướng xa xa, lẩm bẩm: “Mình vùng gần biển, mấy ngày nay ảnh hưởng cơn bão nên mưa cứ sì sụp hoài, giờ êm êm ổng nắng lên ngon lành. Vậy đỡ cho ba cái lúa…”.
Lúc ấy trời hãy còn đang tối. Chiếc xe kềnh càng len lỏi, luồn lách trên con đường nhỏ hẹp uốn lượn quanh co. Những vệt đèn pha quét vào từng vũng bóng tối đặc quánh, không thấy gì ngoài đám dã quỳ ám bụi mốc thít ngã rạp hai bên đường trước những cơn gió quật. Người tài xế văng tục một câu khi trưởng nhóm sau một hồi lọ mọ trên Google Map tuyên bố “nhầm đường” khi xe đi vào một hẻm núi hẹp. Đành gõ cửa năn nỉ người gác rừng mở cổng cho vào để quay đầu xe. Con đường nhỏ làm chiếc xe nặng nề hàng hóa xê dịch từng chút một. Trên xe mọi người vẫn im lặng. Từng cặp từng cặp chìm đắm trong những suy nghĩ riêng tư. Tuồng như chuyện lạc đường và tiếng thắng xe rít lên sau mỗi lần de tới de lui đang xảy ra ở đâu đó và họ là một đám đông vô can, thậm chí có người vừa thức dậy cũng lật đật đưa gậy “tự sướng” mà không cần biết chuyện gì đang xảy ra.
Bà nội đặt trái dưa hấu lên sàn nước, bà cầm chiếc gáo dừa vụt vào ảng rồi xối lên quả dưa. bà kỳ cọ nó một lúc. Quả dưa tròn trịa bóng lộn dưới tay bà. Với tay lấy chiếc giẻ, bà lau khô nó rồi bước vào đặt lên bàn. Bà lại quày quả bước qua cái sống chén, một tay rút con dao yếm, một tay đẩy nhẹ chiếc võng, tiếng kẽo kẹt đang nhỏ dần lại vang to. Bà lấy thêm chiếc rổ tre, bỏ con dao và cái dĩa lớn vào đó rồi quay lại bàn.
Hai mươi bảy tháng chạp âm lịch, trời se lạnh. Giờ này, mọi gia đình đều đã tảo mộ cho ông, bà, người thân của mình và chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc. Đã thành thông lệ, Tết năm nào cũng vậy, vào những ngày này, cơ quan tôi chuẩn bị tổ chức viếng thăm gia đình liệt sĩ trong ngành và gia đình cán bộ lãnh đạo cơ quan đã về hưu.
Chị tới. Vẫn áo khoác đen, kính đen, khẩu trang che kín mặt mày. Một mẫu số không hiếm trong đám đông. Vậy mà anh vẫn nhận ra, dù chiếc xe nhẹ nhàng lướt qua anh không đầy năm giây.
Hai mươi mốt giờ, tôi chuẩn bị đi ngủ thì điện thoại reo. Đầu dây bên kia, một giọng đàn ông quen quen: “Chị là tác giả bài viết... phải không?”. Tôi nói phải. Giọng Bắc lơ lớ (dường như tôi đã nghe giọng nói nầy đâu đó một lần rồi) lại vang trong máy: “Chị gửi mail bài viết... của chị cho tòa soạn báo T nhé!”. Tôi ngớ người một lúc mới chợt nhớ ra cách đây một tháng tôi có gửi bài viết của mình đến báo T, gởi cho vui vậy thôi chứ rất ít hy vọng vì tờ báo nầy có lượng cộng tác viên quá đông đảo và rất kén chọn bài vở. Vậy rồi bây giờ, thông tin đã được phản hồi. Tôi mừng đến quên cả... ngủ.
Vợ chồng thầy Điền và cô Kim Quyên đang giận nhau. Chiến tranh lạnh: không chào hỏi, vô mâm cơm cắm cúi ăn, nói bằng gật và lắc và… điệu bộ. Cậu con trai sáu tuổi hết nhìn ba rồi nhìn má mắt chữ A miệng chữ O. Nó chẳng hiểu sao nhà nó kỳ kỳ? Bằng - tên của nó - học sa sút. Trẻ con mà. Không muốn học. Ngồi trong lớp mà hồn lơ lững đâu đâu. Lời cô giáo mọi khi quyến rũ giờ sao loáng thoáng xa xôi…
Bóng tối đổ xuống. Biển đen sậm. Gió chướng thốc vào mái lá từng hồi đến buốt lòng. Thằng An thấy mẹ ngừng rên, khép mắt, nó lẻn ra cửa sau, nhẹ nhàng lấy cây cào nghêu của mẹ. Nó băng qua con đường tắt đi về phía bãi nghêu.
Không ai nghĩ thầy lại là “Việt cộng nằm vùng”. Ngày thầy về nhậm chức hiệu trưởng thay cho thầy Phúc vốn là sĩ quan biệt phái và chưa đủ bằng cấp học vị để bổ nhiệm hiệu trưởng, cả trường ai cũng ngạc nhiên trước dáng vẻ bên ngoài của thầy.
Trời hừng sáng, chú Tư vừa bước vô quán cà phê đầu xóm thì đám thanh niên đã nhao nhao mời mọc:
Huyền về định cư trên quê nhà, Trường vui mừng thấy lòng mình như trẻ lại. Dẫu mối tình xưa đã chôn vùi trong dĩ vãng nhưng từ trong sâu thẳm đáy lòng và trong trái tim của Trường, vẫn dành riêng cho Huyền nỗi nhớ thương da diết.
Tiếng còi tàu hụ báo hiệu giờ rời bến. Thức ngồi bó gối, lưng dựa vào thành tàu, mắt nhìn đám hành khách xung quanh đang nhốn nháo tìm chỗ nằm, ngồi. Ánh mắt Thức dừng lại ở chỗ mà cách đây 4 năm Hương đã từng ngồi.