Đang say sưa chỉ dẫn thì nghe thấy tiếng cười rúc rích, ngẩng lên, quả nhiên hai con bé làm công chẳng quan tâm gì tới lời nói của cô, chỉ chọt nhau cười. Chúng nó lập tức nghiêm lại, thu tay nhìn đi chỗ khác.
1.
Ngày hai mươi tháng Chạp âm, Lãm xách xe chạy đến trường, đứng bơ vơ giữa cái cột xi-măng đã được quét vôi trắng toát, chờ Kim đến. Sân trường mùa này vắng ngắt. Tưởng như sinh viên đã chán chê cái hộp diêm này quá rồi, nên chỉ chờ dịp cuối năm là rút đi hết. Lãm nghĩ, có thể giờ này Kim đang quay cuồng ở xó bếp lo lặt kiệu, muối dưa hay đi chợ mua bánh mứt gì đó. Cô bao giờ cũng rất đảm đang, rất dịu dàng và nữ tính. Nhưng Lãm thấy hơi buồn vì đôi lúc Kim rụt rè thái quá. Ngồi với Lãm trong quán không quá mười lăm phút, Kim đã đòi về. Thậm chí chở Kim đi ngang quãng đường vắng vẻ, Lãm muốn nắm lấy tay Kim một chút cô cũng ngại. Lúc buồn, Lãm ngồi hồi tưởng lại thời còn đi học phổ thông, rồi so sánh Kim với Quân, thấy chuyện tình hồi đó sao mà lãng mạn và hồn nhiên đến thế. Không như lúc này, cứ nhàn nhạt không ra đầu ra đũa chi cả.
Đẩy chiếc xe ba gác đậu cặp mé nhà, Bưởi múc gáo nước rửa mặt rồi bước vào. Dì Hai ngạc nhiên:
- Bữa nay sao về sớm vậy con?
Thong thả mở tủ lấy cuốn sổ đặt lên bàn và lật từng trang, Bưởi cười nhẹ:
- Má quên chỉ còn hai tuần lễ nữa là tới đám cưới con rồi. Nghỉ xả hơi để tính toán chuyện mời khách, đặt tiệc, thuê xe rước dâu… đủ thứ chuyện!
1. - Này nắng, nắng có màu gì?
- ...
- Này mưa, mưa có màu gì?
- ...
Nắng mưa mải miết vờn đuổi nhau, hết đêm rồi ngày, thỉnh thoảng ném trả một câu khinh khỉnh: “Chúng tao trong suốt”, rồi cười rúc rích.
Nhìn từ trên cao, kinh Cổ Cò thẳng tắp như một sợi chỉ giăng nối liền sông Cái Cối với Ngã Sáu.
Cái lung sen rộng gần hai hec-ta xanh ngát màu lá, nở rộ những cánh bông đỏ thắm cùng các gương sen to nhỏ lay động theo cơn gió chiều. Những người đi làm đồng về tò mò ghé lại một góc lung xem quang cảnh mò củ sen. Nhóm ba thanh niên cởi trần lặn hụp rồi vất những củ sen lên bờ cho người đàn ông trung niên nhặt lấy rửa sơ cho vào bao. Họ lẳng lặng làm việc, vẻ không được tự nhiên khi có nhiều người nhìn bởi thật ra họ không phải dân địa phương. Chỉ có ông trung niên gầy gò, có hàng ria lưa thưa ra vẻ từng trải. Thỉnh thoảng trả lời những câu hỏi của người chung quanh:
(Trăng thề còn đó trơ trơ... - Nguyễn Du)
Mới bốn năm mà cảnh vật đã nhiều thay đổi. Khu vườn hẹp cỏ mọc um tùm với những cây tràm, mù u cao lêu nghêu ngày nào giờ đã được sửa sang lại. Những hàng nhãn, hàng xoài lá non mơn mởn nằm thẳng tắp trên những liếp đất vun cao. Ngôi nhà ngói cũ kỹ, tường mái rêu phong giờ đã được sơn sửa quét vôi mới. Vuông sân phía trước, trồng nhiều hoa kiểng. Nguyệt quế, mai chiếu thủy xếp thành hàng dọc theo lối đi. Hoa cúc nở vàng tươi bên cạnh đám thủy trúc lá xanh rập rờn...
Những trận nắng tháng ba rồi cũng nhanh chóng vẫy tay cùng đám lá rụng trên hè, nhường chỗ cho ngày mưa tới. Buổi chiều, những cơn gió mang hơi lạnh ẩm ướt không ngớt nhảy nhót trong đám cây sau vườn. Gió như đang khiêu vũ. Thục khoan khoái hít một hơi đầy lồng ngực mùi đất ẩm, cả mùi lá mục ngai ngái. Nàng thong thả cột lại mái tóc, gom hết đám củi khô đã chặt từ những ngày trước chuẩn bị cho một mùa mưa dài sắp đến. Cuộn những đám cỏ khô thành từng búi, Thục cho vào bao. Nàng luôn thích nhóm bếp bằng cỏ khô, dù thi thoảng chúng cũng làm cho nàng chảy nước mắt vì khói. Có vẻ những âm thanh lép nhép làm nàng vui tai hơn là dè sẻn một thứ gì đó. Nhưng tận trong sâu thẳm, Thục biết mình còn ràng buộc một nỗi nhớ.
Quán bia bình dân nằm trong con hẻm lớn. Đó là ngôi nhà xưa được xây theo lối kiến trúc Pháp, có sân rộng và mảnh vườn gồm hàng chục cây nhãn đã thành cổ thụ. Chừng bốn giờ chiều, khách bắt đầu đổ về, giá rẻ, khách ngồi chạm lưng nhau mà lai rai.
Cô có thói quen bỏ di động trong túi quần, nhưng bữa nọ đọc báo thấy đăng tin một cô gái bị nổ điện thoại… rách quần, cô sợ quá bèn chuyển vào túi xách. Cái túi xách của cô nhỏ xíu mà như cái mẻ thạch sùng với đủ thứ từ chìa khoá nhà, chìa khoá xe, giấy tờ tùy thân, khăn giấy, kẹp tóc, son môi, kẹo… nay lại thêm cái điện thoại càng làm cho nó trở nên quá tải.
Bạn hãy thử tưởng tượng xem, sau một đêm vui chơi, một sớm mai thức dậy với cái đầu nhức nhối âm ỉ và tràng gắt gỏng và chợt nhận ra rằng chỉ còn đúng 15 phút cho cuộc di chuyển hai mí mắt trĩu nặng, bạn với tay tắt chuông báo thức của chiếc điện thoại đang kêu ré từng cơn giục đến sở làm. Hãy thử tưởng tượng tiếp, sếp tôi là một gã người Đức gốc Việt, đang đứng chênh vênh trên bờ vực của tuổi bốn mươi vì một cuộc hôn nhân lần thứ nhất vừa sụp đổ, tài sản để lại là một cậu nhóc mới lên ba nhưng không được sở hữu vì nó đang "thất lạc" cùng bà mẹ nơi trời Âu; kèm theo là một gương mặt lúc nào cũng cau có và có khuynh hướng căm ghét phụ nữ; thì việc bạn thò cái mặt nhàu nhĩ đến văn phòng muộn hơn nửa tiếng, thử hỏi có được chấp nhận hay không?
Cơ quan dọn về nhà mới. Trong lúc phụ sắp xếp đồ đạc trong cái kho cũ (trước đây là nơi để di vật liệt sĩ của Ban Chính sách) tôi đánh rơi quyển sổ nhỏ. Quyển sổ dày khoảng 100 trang, chỉ bằng bàn tay, bìa nhựa màu nâu đã mốc trắng, các góc cong vảnh lên. Bên trong là những dòng chữ viết bằng bút bi rất mảnh, chạy nghiêng nghiêng trên giấy carô đã ngả vàng. Tôi tò mò lật ra xem. Trang đầu quyển sổ có kẹp một mảnh giấy, trên đó ghi mấy dòng: “Nhật ký của liệt sĩ Hà Như Thành, Tiểu đội trưởng Thông tin, thuộc Tiểu đoàn X. của tỉnh. Hy sinh ngày 20/3/1970. Quê quán ở xã Q, Chợ Gạo, Mỹ Tho ”.