Trò chuyện với nhà thơ Giang Nam ở thành phố biển

Đăng lúc: Thứ năm - 14/05/2009 07:39
Nhà thơ Giang Nam và vợ. Ảnh: VTC News

Nhà thơ Giang Nam và vợ. Ảnh: VTC News

Thuở còn đi học tôi rất mê bài thơ “Quê hương” của Giang Nam như hầu hết học sinh trong lớp, tôi thuộc làu bài thơ này và mỗi khi cao hứng lại ngâm nga.
Vốn ái mộ bài thơ “Quê hương” dịp đến Nha Trang dự trại sáng tác VHNT do Hội VHNT TG và Bộ VHTT phối hợp tổ chức cuối đông 2008, tôi quyết định tìm thăm nhà thơ Giang Nam. Qua nhà thơ Trần Vạn Giã, tôi đã được ông hẹn đến Nhà Sáng tác Nha Trang thăm anh em văn nghệ sĩ Tiền Giang và ngày bế mạc trại, nhà thơ Giang Nam đã giữ đúng lời hứa, cùng đi với ông còn có nhà văn Hoàng Nhật Tuyên, Phó Chủ tịch Hội VHNT Khánh Hòa, nhà văn Nguyễn Gia Nùng, nhà biên kịch Nguyễn Sĩ Chức, nhà văn Xuân Tuynh, họa sĩ Đoàn Minh Long.

Dù đã ở vào tuổi “thất thập cổ lai hy”, ông vẫn còn rất trẻ trung, trẻ trung từ cách ứng xử mà còn trẻ trung bằng giọng nói rất đồng cảm. Ông đã ngâm cho chúng tôi nghe một bài thơ ông viết ở căn cứ Đồng Tâm trong những ngày đầu giải phóng 30 tháng 4 năm 1975, quả thật, mới xa Tiền Giang có hai tuần mà sao nghe bài thơ viết về quê hương mình tôi không khỏi xúc động và tự hào.

Tác giả bài “Quê hương” đang ngồi trước mặt tôi, ông nâng chén rượu sóng sánh nghĩa tình trông thật gần gũi, đơn sơ và giản dị khiêm nhường, ông nói chuyện về thơ như đang kể về chính cuộc đời mình.

Được biết, ông đã viết bài thơ “Quê hương” vào năm 1960 trong chiến khu Hòn Dù thuộc tỉnh Khánh Hòa, nhân vật nữ trong bài thơ chính là người bạn đời của ông hiện nay đó là bà Phạm Thị Chiều. Ông và bà đã gặp nhau và yêu nhau trong kháng chiến và hai người cùng hẹn khi kháng chiến thành công thì mới làm lễ cưới. Sau Hiệp định Genève 1954, do tình hình ông được điều vào hoạt động ở Nam bộ, còn bà thì hoạt động bí mật ở nội thành Nha Trang, cơ quan đã tổ chức cho ông bà một lễ Tuyên hôn đơn giản rồi vội vàng chia tay cho kịp thời gian quy định của Hiệp định, mãi đến 4 năm sau ông và bà mới may mắn hội ngộ, sống khổ cực trong một chòi lá cho thuê ở một ngõ hẻm nhỏ trên đường Trịnh Hoài Đức, Biên Hòa, sau khi có đứa con gái thì ông bà lại phải chia tay. Trở về chiến khu Hòn Dù thì ông nhận được tin bà và con gái đã bị giặc bắt, ông đã vô cùng đau khổ và một buổi chiều mùa Đông, ông nhận được tin từ đồng chí phó bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa là bà nhà đã hy sinh!

Và… trong nỗi đau tận cùng ấy, bên tiếng sóng reo, bên tiếng gió hú, bài thơ “Quê hương” đã được ông viết, viết một mạch không sửa chữ nào và cuối cùng năm sau, bài thơ “Quê hương” đã đạt giải nhì trong cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1961, và cuối cùng thật là điều kỳ diệu bà vẫn còn sống và ông đã sum hợp lại với bà cùng cô con gái đầu lòng. Tôi đã bị cuốn hút vào câu chuyện của một nhà thơ lớn, có phong cách khiêm tốn, đơn sơ bình dị, ông đã đóng góp cho nền thi ca nước nhà nhiều tác phẩm lớn mà đỉnh cao vẫn là bài thơ “Quê hương” nổi tiếng.

Đêm đã khuya chúng tôi chia tay ông trong tiếng sóng thì thầm. Đó là một cuộc trò chuyện thú vị, xin mượn bốn câu thơ mà nhà thơ kiêm kịch tác gia Nguyễn Sĩ Chức đã đề tặng riêng tôi để kết thúc bài viết này.

“Nha Trang mấy bữa trời trở tiết,
Bạn đến giữa khi gió lạnh về
Mai mốt chia xa, lời giã biệt
Thơ tỉnh, viết trong nỗi đam mê”.
Thảo Bích
(Theo Văn nghệ Tiền Giang số 33)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 212
  • Khách viếng thăm: 210
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 5969
  • Tháng hiện tại: 2505355
  • Tổng lượt truy cập: 48879482