Nghiệp thơ tôi trót bưởi bòng cùng em...

Đăng lúc: Thứ hai - 02/02/2009 10:04
Nghiệp thơ tôi trót bưởi bòng cùng em...

Nghiệp thơ tôi trót bưởi bòng cùng em...

Nhà thơ La Quốc Tiến có nhiều bài thơ hay, nhiều câu thơ hay... Những câu thơ hay khi đứng riêng một mình nó vẫn có sức lay động mạnh mẽ, lung linh tỏa sáng, mê hoặc lòng người như ngắm nhìn người đẹp.
Nhan đề bài viết này là một câu thơ trích từ bài thơ "Cúng đình" của nhà thơ La Quốc Tiến in trên Văn nghệ Tiền Giang xuân năm 2002.

Sắc thần thơm lễ kỳ yên
Em thơm bói quẻ tháng giêng ngực này
Tóc tôi rẽ lệch đường mây
Can chi mẹ vuốt lông mày em cong
Cúng đình đỏ trái thanh long
Nghiệp thơ tôi trót bưởi bòng cùng em

Xong mùa lễ hội qua giêng
Biết em còn giữ cho thiêng sắc bùa.


Thuộc nằm lòng bài thơ, nhưng câu thơ nặng ký nhất với tôi, là cái lõi, đọng lại trong ta chính là duyên nghiệp của thi nhân, nhân lễ cúng đình mà có dịp bộc lộ. “Nghiệp thơ tôi trót bưởi bòng cùng em”!

Hình ảnh đối lập của trái thanh long và trái bưởi đã nói lên cái nghiệp của thi nhân, sao mà nặng nề chua chát, đa đoan bưởi bòng, đắng cay khổ lụy.. .Phải chăng đó cũng là một thứ bùa hộ mệnh của thi nhân? Luôn luôn nặng nợ với đời... Nhưng nếu hời hợt làm sao có thể sống và viết được? Nhưng liệu có mấy ai đồng cảm sẻ chia để giữ cho thiêng mãi sắc bùa ấy? Trước bao nhiêu phàm tục của cuộc đời?

Đọc bài thơ này tôi cảm ơn nhà thơ rất nhiều, anh đã nói hộ tôi cảm thức nghề nghiệp đeo mang giống anh! Nhưng mà cuộc đời ơi, người yêu ơi! Xin hãy cảm thông, bởi cảm thông chia sẻ đã là một liều thuốc quý! Còn mong gì hơn nữa.

Xin được trích thêm những câu thơ hay khác của nhà thơ La Quốc Tiến, mà nó đã nằm trong trí nhớ của tôi, mong bạn đọc cùng chia sẻ, suy ngẫm, để tưởng nhớ một nhà thơ tài hoa của sông Tiền:

Thời gian có phải là sự phục thù
Lâu lâu ta lại thay tròng kính cận

(Chỉ tại mấy chú kiến vàng)

Thời thế như không dung người lãng mạn
(Mỵ Nương ơi)

Cái đẹp vẫn domg ngược gió
(Thơ tặng người gánh nước)

Cái đẹp vẫn hắt hơi trong trạm xá nỗi buồn
(Hoa tháng mười ba)

.......
Riêng trong tập "Nghìn câu thơ tài hoa" của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm, sưu tầm tuyển chọn, nhà thơ La Quốc Tiến có đến bốn đoạn thơ hay được trích dẫn. Điều đó cho thấy sự cô đúc của thơ anh đã đạt đến cái lõi cho mọi người cầm tay…

(Nhân loại đi xa chớ có vẽ bày / Từ ngữ kềnh càng văn chương vô lối / Cả đời anh anh thu nhỏ lại / Chỉ còn cái lõi/Cho nhân loại mang cùng/ Nhân loại cầm tay - Chế Lan Viên).

Hai đường ray cỗ xe goòng
Quyến người hớp đóa lửa hồng về tro
Hóa thân qua ải cửa lò
Sắc - không cậy nhát củi khô bạch đàn
Con lần gậy trúc hoang mang
Mai lên nhúm
MẸ
Tro tàn kẽ tay

(Đưa mẹ)

Mây ơi! mặc sức phù vân
Thơ tôi dọn cõi sinh phần cho em
Nỗi buồn trọ riết thành quen
Chiều ra hiên ngóng sực quên tuổi mình

(Ngóng mây)

Rượu nhà dù chẳng trong veo
Đầu năm hương nếp quê nghèo chuộng hơn
Nghiêng vài giọt tế oan hồn
Những người gánh hết tuổi buồn thay ta

(Giao hưởng năm hai ngàn)

Nhưng sự sống vẫn luôn tiếp nối
Nên bây giờ
Ba một đầu
Me một đầu
Căng lại sợi dây hạnh phúc cho con

(Dây phơi hạnh phúc)

Trong khi có nhiều người làm thơ, cả đời chưa chắc đã để lại cho đời được một câu thơ hay. Đó là cái nghiệp vậy! Trời cho ai nấy hưởng! Chứ còn nói cái ngón nghề, về tay búa tay đao, người này có thể sắc sảo hơn người kia, nhưng để được ông thầy có tên là thời gian ấn chứng thì khó lắm! Khó lắm thay!

Hy vọng có dịp ta sẽ được đọc trọn vẹn thơ của nhà thơ La Quốc Tiến trong cùng một tập, từ di cảo của anh!
Vũ Tuấn
(Theo Văn nghệ Tiền Giang xuân 2009)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 399
  • Khách viếng thăm: 393
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 54289
  • Tháng hiện tại: 1803189
  • Tổng lượt truy cập: 48177316