Mỹ Châu có gương mặt điềm tĩnh đến mức lạnh lùng, nên nhiều người tưởng chị khó gần. Nhưng thật ra chị rất nồng hậu, nhiệt tình. Và dù xa rời sân khấu đến 16 năm nhưng chị vẫn xuất hiện đều đặn trên truyền hình như một sự tri ân khán giả.
Ngọc Giàu rất thích nói đùa. Chị tự trêu mình: “Già mà ham! Tui còn ham hát dữ lắm. Hát như đi chơi vậy mà, tung tăng với tụi nhỏ cho vui, chứ ở nhà buồn chết!”.
Nghệ sĩ hài Bảo Quốc có đến mấy cái xe hơi, lâu nay đã quen thấy ông “lên xe xuống ngựa” nên người viết không khỏi ngạc nhiên khi mới đây gặp lại, ông tiết lộ vừa bán hết xe hơi “cho nó thảnh thơi”.
NSƯT Lệ Thủy vừa có căn nhà mới. Chị không làm tiệc tân gia, chỉ những ai có việc thăm chị thì đến rồi cùng chia vui. Một căn biệt thự rất đẹp ở Q.7, TP.HCM xanh tươi cây lá, tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Chị nói không ngờ mình có được căn nhà như mơ ước…
Tôi đã phỏng vấn NSƯT Thanh Sang mười mấy năm nay, viết không biết bao nhiêu bài, nhưng quả bất ngờ khi thấy Thanh Sang khóc. Người đàn ông 67 tuổi có tiếng là cứng rắn, khó tính trong giới cải lương, vậy mà giờ ôm mặt như một đứa trẻ.
Năm 1963, sáu nghệ sĩ cùng đoạt giải Thanh Tâm là Bạch Tuyết, Mộng Tuyền, Trương Ánh Loan, Tấn Tài, Thanh Tú, Diệp Lang. Trong số đó, có thể nói NSƯT Bạch Tuyết là người vẫn còn làm nghề cho tới bây giờ.
Lớp đàn ca tài tử - cải lương cơ bản khóa II-2012, do Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh kết hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Chợ Gạo khai giảng vào trung tuần tháng 3 và bế giảng vào cuối tháng 6, do nghệ nhân Nguyễn Thế Châu trực tiếp hướng dẫn. Lớp có 30 học viên chủ yếu ở các huyện phía Đông. Cuối khóa học có 24 học viên được cấp giấy chứng nhận và 4 học viên được khen thưởng...
Sau nhiều đêm thành công vang dội ở Mỹ Tho, ban Huỳnh Kỳ dọn về Sài Gòn ra mắt bà con mộ điệu.
Năm 1923, phong trào đờn ca tài tử nổi lên khắp nơi ở Mỹ Tho. Bé Phụng Hảo sáng đi bán trái cây, chiều đi học thêm, tối xin phép mẹ đi nghe đờn ca tài tử...
NSƯT Thanh Hùng - nguyên phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Tiền Giang - người từng “vang bóng một thời” với những vở cải lương: Bạo chúa, Rừng cao su nhuộm máu... đã qua đời lúc 15 giờ 50 ngày 29-7, thọ 73 tuổi. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà tưởng niệm Nghĩa trang liệt sĩ Tiền Giang.
2 tháng 9 năm 1965 tại khu căn cứ rừng Tây Ninh. Chúng tôi thuộc đoàn Văn Công Giải Phóng đón mừng anh chị Thanh Hùng - Ngọc Hoa từ căn cứ Hố Bò (Củ Chi) đến với chúng tôi, các anh, chú lãnh đạo gởi cho chúng tôi một số đường táng để uống trà. Giữa rừng chiến khu, món quà đường táng ấy ấm áp tình đồng đội, đồng chí, động viên chúng tôi tự tin hơn để đánh giặc đến hơi thở cuối cùng và niềm tin tất thắng luôn cháy bỏng trong lòng...
(VNTG) Chương trình văn nghệ “Nghệ sĩ Đào Vũ Thanh - Tri ân” do Sở Văn hóa - Thể Thao - Du lịch và Đài Phát Thanh - Truyền hình Tiền Giang phối hợp tổ chức sẽ được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 23/07 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang và trực tiếp trên sóng THTG. Đây là show diễn đặc biệt của nghệ sĩ Đào Vũ Thanh (Huy chương vàng Giải Triển vọng Trần Hữu Trang lần thứ XI) cùng với sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng như: NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Quế Trân, NSƯT Tấn Giao, Nhơn Hậu, Trinh Trinh, Trung Thảo, Giang Bích Phượng…
Những thập niên 60 và 70 (thế kỷ XX) có lẽ là thời hoàng kim của cải lương. Lúc bấy giờ cải lương là món ăn tinh thần được người dân yêu chuộng nhất, vượt trội hơn cả ca nhạc và thoại kịch. Vé chợ đen luôn có mặt ở tại cửa rạp với giá có khi gấp đôi mà người xem vẫn chấp nhận. Hiện tượng “mua dàn” thường xảy ra, vì người “mua dàn” cầm chắc tiền lời trong tay. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao cải lương thời ấy lại được yêu chuộng như vậy?
Năm 1923, phong trào đờn ca tài tử nổi lên khắp nơi ở Mỹ Tho. Bé Phụng Hảo sáng đi bán trái cây, chiều đi học thêm, tối xin phép mẹ đi nghe đờn ca tài tử...
Tròn ba năm từ ngày NSND Phùng Há ra đi (5-7-2009, 13-5 âm lịch), cuộc đời gần trọn thế kỷ của bà trở lại với bạn đọc qua câu chuyện kể của NSƯT Nam Hùng - người được Phùng Há nhận làm con nuôi năm 1950.
“Những chuyện tôi viết ra đây do má tôi kể hoặc do bà con trong gia đình kể lại, cũng có chuyện do tôi chứng kiến”, NSƯT Nam Hùng viết vậy khi gửi cho Tuổi Trẻ tập bản thảo 14 trang đánh máy. Tuổi Trẻ trích đăng.
Bản Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu ra đời rồi dần dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản vọng cổ. Từ đó, bản vọng cổ nhanh chóng được công chúng đón nhận và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nam bộ.
Tôi ôm xấp kịch bản, lật từng trang bản thảo. Những ghi chú cẩn thận của anh Năm Châu là cả một kho báu mà tôi đang muốn tìm chìa khóa để mở ra, để “vơ vét” cho thỏa lòng ham thích
“Chú phải theo tôi về Trà Vinh, không sống cái kiểu rày đây mai đó được” - giọng anh Huỳnh Thanh Tòng, anh Sáu của tôi, cương quyết. Dù nể anh nhưng đụng đến nghề mà tôi si mê, tôi vẫn cãi: “Anh về trước đi, mai tui về”. Anh Năm Châu lên tiếng: “Thôi, tía nó về quê đi, đừng để ba mẹ buồn”.
Chuyến xe định mệnh
Một thân, một mình, tôi lên Sài Gòn năm 1943, khi vừa 19 tuổi, bỏ lại sau lưng quá khứ say mê đờn ca tài tử. “Bảo bối” hiểu biết về nghề hát của tôi chỉ là những dịp được xem các gánh ùa về làng sau mùa gặt. Nhờ ba tôi là hương cả xã Đôn Châu (nay thuộc huyện Trà Cú - Trà Vinh) nên anh em nhạc công, nghệ sĩ, cả mấy ông bầu đều được mời đến nhà đờn ca, ăn uống no say. Tôi có dịp lân la làm quen, học lóm các ngón đờn. Vậy đó, mê riết rồi tôi quyết định ra đi...
Nữ nghệ sĩ tài danh Kim Cúc: người vợ thứ ba của Năm Châu
Nữ nghệ sĩ Kim Cúc, con gái lớn của nghệ sĩ tiền phong Bảy Nhiêu là người vợ cuối của anh Năm Châu, từ 1948 cho đến ngày anh mãn phần, tháng 5 năm 1977. Anh Năm Châu lớn hơn chị 16 tuổi.
Là người đã từng cộng tác chung dưới bảng hiệu đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga trong 3 thập niên 1940-1970. Dù đang định cư tại Canada, anh Nguyễn Phương đã biên soạn công phu quyển Ngũ đại gia của sân khấu cải lương. Và trong số bài viết có giá trị với nhiều tư liệu quý của anh, tôi xin được trích đăng cuộc đời của soạn giả, đạo diễn, diễn viên, ông bầu Năm Châu để cống hiến bạn đọc yêu sân khấu.