Lớp tập huấn do nghệ nhân Nguyễn Thế Châu (Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam), nghệ nhân Phạm Thành Danh (Tám Danh) và nghệ nhân Thanh Mai hướng dẫn. Ngoài phần lý thuyết, học viên được hướng dẫn hát các bài bản Tổ của nhạc tài tử.
Tối 5/1, Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Tiền Giang đã có đêm diễn báo cáo vở cải lương mới "Huyền sử Rạch Gầm" của soạn giả Huỳnh Anh, đạo diễn Lê Trung Thảo.
Năm 2011, CLB Đờn ca tài tử ấp Long Mỹ (xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho) được thành lập. Hầu hết thành viên của CLB là những nghệ sĩ “cây nhà lá vườn”, ban ngày bận rộn với công việc đồng áng, tối đến họ tập hợp lại cùng nhau ca hát để góp phần vơi đi nỗi vất vả.
Xuất thân trong 1 gia đình có cha theo nghiệp đờn ca tài tử (ĐCTT), ông Lâm Quốc Thanh (ngụ xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã gắn bó với cây đờn kìm mấy chục năm qua. Hiện ông tham gia sinh hoạt CLB ĐCTT huyện Chợ Gạo và CLB ĐCTT ấp Long Mỹ (xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho). Ông có ngón đờn “ngọt lịm”, dễ dàng “níu chân” những ai đam mê nghệ thuật ĐCTT.
Những người làm sân khấu đang xôn xao việc vở Cõng mẹ đi chơi (tác giả, đạo diễn (TG, ĐD) Bùi Quốc Bảo) vừa có một phiên bản mới khá giống với bản dựng ở sân khấu (SK) Thế Giới Trẻ được giới thiệu tại SK Ngôi Sao Mới - Nhà thiếu nhi tỉnh Tiền Giang.
Cả đoàn có khoảng hai mươi người, trong đó chỉ có 3 phụ nữ, đa số ở lứa tuổi mười tám đôi mươi. Họ là những nghệ sĩ từ miền Bắc chi viện miền Nam vào những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất.
Đào Vũ Thanh sinh năm 1983, quê huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Máu nghệ sĩ như đã thấm vào Thanh từ thuở nằm nôi nghe mẹ hát, nên Thanh đã sớm mê hát và có năng khiếu ca diễn.
Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Có được thành quả ấy, phải kể đến sự lưu truyền và bảo tồn của những bậc tiền nhân, những gia đình có đến 5 -7 đời gắn bó với nghệ thuật ĐCTT. Xin giới thiệu gia đình bác Bảy Du (còn gọi là gia đình ông Bảy đờn cò), ngụ cù lao Thới Sơn (TP. Mỹ Tho), có 4 thế hệ gắn bó với nghệ thuật ĐCTT.
Người lâu năm trong nghề, kể cả những nhà nghiên cứu đều không biết "Giỗ tổ sân khấu" có từ bao giờ và tổ nghiệp của nghề chỉ là những truyền thuyết lưu lại, thế nhưng cứ đến ngày 12/8 âm lịch hàng năm thì những người trong nghề như: bầu gánh, trưởng đoàn, nghệ sĩ lâu năm,... lại tổ chức Giỗ Tổ rất trang trọng.
Tối nay 4/9 (tức ngày 11/8 Âm lịch), tại Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang đã diễn ra buổi giỗ tổ truyền thống ngành sân khấu trong không khí trang nghiêm và náo nức.
Hoạt động khá sôi nổi của các CLB Đờn ca tài tử ở huyện Cai Lậy thời gian qua đã góp phần bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật độc đáo vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ rõ quan điểm: “… Phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc… Phát huy lợi thế Quốc gia về văn hóa dân tộc, thế mạnh các vùng, miền… Liên kết phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng theo vùng du lịch…”.
Ngày 4-7, tại điểm du lịch Công đoàn (ấp Thới Thạnh, xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho), Sở VH-TT&DL phối hợp với UBND xã Thới Sơn tổ chức bế giảng lớp tập huấn đờn ca tài tử (ĐCTT) nâng cao cho 95 học viên là các tài tử đờn, tài tử ca đang biểu diễn phục vụ khách du lịch tại các điểm du lịch của xã Thới Sơn.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, đờn ca tài tử (ĐCTT) đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt với các loại hình nghệ thuật hiện đại khác, tác động thị hiếu của một bộ phận người dân, nhất là lớp trẻ, khiến nguy cơ tiềm ẩn đối với di sản văn hóa nghệ thuật ĐCTT là rất cao, cho nên việc bảo tồn và phát huy loại hình này như tiếng chuông hối thúc.
Tối nay 19/6, tại Trung tâm Văn hoá – Thông tin tỉnh Tiền Giang, Hội Văn học Nghệ thuật phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức đêm giao lưu đàn ca tài tử với chủ đề “Hướng về Trường Sa”.
Tối 2-6, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh đã diễn ra vòng chung kết xếp hạng Hội thi giọng ca cải lương tỉnh Tiền Giang lần V-2014 Giải Nguyễn Thành Châu. Ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự.
Nhà nghiên cứu Phan Thanh Nhàn đã nói về bản vọng cổ Dạ cổ hoài lang: “Nó đã đi vào cuộc sống nhân quần như một tất yếu của nghệ thuật. Nó trong sáng, bình dị lạ thường. Nó đã và đang xâm thực vào hồn người và ở đó nó đã mọc rễ... Ở thế kỷ này, nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã dành cho thế hệ người Việt đương đại Dạ cổ hoài lang. Khúc nhạc ấy đã cắm một cột mốc vào lịch sử và phát sáng như một ngôi sao trên bầu trời âm nhạc Việt Nam”.
Đó là Chương trình giao lưu Đờn ca tài tử chủ đề “Vầng trăng tri âm”, do UBND xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo tổ chức.
Đêm 21 và 22-5, Hội thi Giọng ca cải lương tỉnh Tiền Giang lần thứ V - Giải Nguyễn Thành Châu đã diễn ra tại Hội trường Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh. Ông Trần Thanh Đức, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự và tặng hoa, trao quà lưu niệm cho Đạo diễn Hồng Dung (ái nữ của Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thành Châu).
Sau vòng sơ khảo Hội thi giọng ca cải lương tỉnh Tiền Giang lần thứ V - năm 2014, giải thưởng Nguyễn Thành Châu diễn ra vào ngày 13 - 5 có 37 thí sinh đi tiếp vào vòng bán kết.