Liên hoan nghệ thuật sân khấu toàn quốc về “Hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân” lần thứ IV năm 2020 vừa khép lại với lễ tổng kết, trao giải tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội) vào tối 2/8. Liên hoan do Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức, diễn ra liên tục trong 3 tuần từ ngày 16/7 đến 2/8.
Sôi nổi tranh tài trong suốt nửa tháng, Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2018 do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An tổ chức vừa bế mạc tối 19/9, tại sân khấu Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An (Thành phố Tân An) bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải lương.
Sáng 19/12, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Tiền Giang tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tác lời mới bài ca cổ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2017. Đây là cuộc thi do Hội VHNT 13 tỉnh, thành phố trong khu vực luân phiên đăng cai tổ chức.
Hơi vọng cổ nương bờ tre bay vút (Sơn Nam)
Là người dân Nam bộ, nhất là nông dân, ai cũng có thể nghêu ngao vài câu vọng cổ, cái điệu hát mà từ khi ra đời vào khoảng năm 1920 với cái tên Dạ cổ hoài lang, đã len lỏi vào ngõ ngách tâm hồn, tạo nên những cung bậc tình cảm khi đằm thắm nhẹ nhàng, lúc sâu lắng da diết, làm thổn thức tận đáy lòng người nghe.
Tối 5-11, tại Rạp hát Thầy Năm Tú (phường 1, TP. Mỹ Tho) diễn ra Chương trình “Ngân mãi tiếng tơ đồng” gồm 3 trích đoạn cải lương: Chuyện tình Lan và Điệp, Tô Ánh Nguyệt, Giũ áo bụi đời, với sự tham gia biểu diễn đầy tâm huyết của các nghệ sĩ Đoàn Nghệ thuật tổng hợp tỉnh: NSƯT Đào Vũ Thanh, NSƯT Nhơn Hậu, NSƯT Tuyết Ngân, NSƯT Kiều Quốc Tâm và các nghệ sĩ Huỳnh Mơ, Mai Long, Cảnh Trung, Hồng Thanh Tâm…, đã cuốn hút người xem.
Liên hoan được Trung tâm Văn hóa (TTVH) TP. Hồ Chí Minh cùng Câu lạc bộ (CLB) Nghệ thuật tổng hợp (NTTH) Giai điệu Việt phối hợp tổ chức ngày 29 và 30-10 tại TTVH TP. Hồ Chí Minh, số 97 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
Liên hoan đờn ca tài tử Nam bộ lần thứ X năm 2016 diễn ra tại Nhà hát Cao Văn Lầu (TP.Bạc Liêu) từ ngày 13 đến 15-9 với sự tham gia của 6 tỉnh Đông, Nam bộ (Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bình Dương) cùng hơn 70 nghệ nhân đờn, ca tham dự.
Tối 22-4, tại Rạp hát Thầy Năm Tú (phường 1, TP. Mỹ Tho) nhân đêm biểu diễn đờn ca tài tử - trích đoạn cải lương định kỳ vào tối thứ sáu hàng tuần, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã trao Giấy chứng nhận cho các học viên hoàn thành khóa học biểu diễn ảo thuật do ảo thuật gia Minh Quang truyền dạy. Từ cuối năm 2015 đến nay, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã mở lớp tập huấn hát 20 bài bản Tổ của nhạc tài tử cho gần 20 tài tử đang hoạt động trong phong trào văn nghệ quần chúng của tỉnh.
Thực hiện nội dung Đề án “Bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020” đã được UBND tỉnh phê duyệt, từ đầu năm 2016 đến nay, tại Rạp hát Thầy Năm Tú (tọa lạc trên đường Lý Công Uẩn, phường 1, TP. Mỹ Tho), vào tối thứ sáu hàng tuần, Sở VH-TT&DL và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức biểu diễn chương trình đờn ca tài tử và trích đoạn cải lương phục vụ công chúng.
Cuộc thi Sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015 diễn ra ở Bạc Liêu từ ngày 6 đến 23-11, được đánh giá là cuộc thi lớn nhất từ trước đến nay, với 33 vở và hơn 1 ngàn diễn viên của 27 đơn vị tham gia.
Năm 2010, qua thống kê của Sở VH-TT&DL, toàn tỉnh có 121 câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm ĐCTT, với trên 1.000 thành viên tham gia hoạt động ĐCTT thường xuyên. Tuy nhiên, số nghệ nhân, nghệ sĩ giỏi nghề, chơi đúng bài bản của tài tử thì chưa nhiều, đa phần chỉ ca được bài vọng cổ và vài bài bản vắn của cải lương, hay một vài bài bản tài tử...
Lớp tập huấn do nghệ nhân Nguyễn Thế Châu (Hội viên Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam), nghệ nhân Phạm Thành Danh (Tám Danh) và nghệ nhân Thanh Mai hướng dẫn. Ngoài phần lý thuyết, học viên được hướng dẫn hát các bài bản Tổ của nhạc tài tử.
Tối 5/1, Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Tiền Giang đã có đêm diễn báo cáo vở cải lương mới "Huyền sử Rạch Gầm" của soạn giả Huỳnh Anh, đạo diễn Lê Trung Thảo.
Năm 2011, CLB Đờn ca tài tử ấp Long Mỹ (xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho) được thành lập. Hầu hết thành viên của CLB là những nghệ sĩ “cây nhà lá vườn”, ban ngày bận rộn với công việc đồng áng, tối đến họ tập hợp lại cùng nhau ca hát để góp phần vơi đi nỗi vất vả.
Xuất thân trong 1 gia đình có cha theo nghiệp đờn ca tài tử (ĐCTT), ông Lâm Quốc Thanh (ngụ xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã gắn bó với cây đờn kìm mấy chục năm qua. Hiện ông tham gia sinh hoạt CLB ĐCTT huyện Chợ Gạo và CLB ĐCTT ấp Long Mỹ (xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho). Ông có ngón đờn “ngọt lịm”, dễ dàng “níu chân” những ai đam mê nghệ thuật ĐCTT.
Những người làm sân khấu đang xôn xao việc vở Cõng mẹ đi chơi (tác giả, đạo diễn (TG, ĐD) Bùi Quốc Bảo) vừa có một phiên bản mới khá giống với bản dựng ở sân khấu (SK) Thế Giới Trẻ được giới thiệu tại SK Ngôi Sao Mới - Nhà thiếu nhi tỉnh Tiền Giang.
Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Có được thành quả ấy, phải kể đến sự lưu truyền và bảo tồn của những bậc tiền nhân, những gia đình có đến 5 -7 đời gắn bó với nghệ thuật ĐCTT. Xin giới thiệu gia đình bác Bảy Du (còn gọi là gia đình ông Bảy đờn cò), ngụ cù lao Thới Sơn (TP. Mỹ Tho), có 4 thế hệ gắn bó với nghệ thuật ĐCTT.
Người lâu năm trong nghề, kể cả những nhà nghiên cứu đều không biết "Giỗ tổ sân khấu" có từ bao giờ và tổ nghiệp của nghề chỉ là những truyền thuyết lưu lại, thế nhưng cứ đến ngày 12/8 âm lịch hàng năm thì những người trong nghề như: bầu gánh, trưởng đoàn, nghệ sĩ lâu năm,... lại tổ chức Giỗ Tổ rất trang trọng.
Tối nay 4/9 (tức ngày 11/8 Âm lịch), tại Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang đã diễn ra buổi giỗ tổ truyền thống ngành sân khấu trong không khí trang nghiêm và náo nức.