Ngón đờn, lời ca qua 4 thế hệ

Đăng lúc: Thứ ba - 23/09/2014 10:43
Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Có được thành quả ấy, phải kể đến sự lưu truyền và bảo tồn của những bậc tiền nhân, những gia đình có đến 5 -7 đời gắn bó với nghệ thuật ĐCTT. Xin giới thiệu gia đình bác Bảy Du (còn gọi là gia đình ông Bảy đờn cò), ngụ cù lao Thới Sơn (TP. Mỹ Tho), có 4 thế hệ gắn bó với nghệ thuật ĐCTT.

Dù đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, mắt đã mờ, tay đã run, nhưng ngón đờn của bác Bảy Du vẫn “sắc nét”, làm say đắm lòng người.

Bác Bảy Du dạy cháu gái hát.
Bác Bảy Du dạy cháu gái hát.

Trước đây người dân thường hay lưu truyền nhau câu “nhất Đồng, nhị Lân, tam Ngân, tứ Thơ, ngũ Sơn” để chỉ những “cây đa”, “cây đề” trong làng nghệ thuật ĐCTT của miền Tây Nam bộ, trong đó “ngũ Sơn” là thân sinh của bác Bảy Du - ông Nguyễn Văn Sơn, người đã có công lưu truyền với khả năng chơi được tất cả các loại nhạc cụ trong dàn ngũ âm. Nối nghiệp cha, mới hơn 10 tuổi bác Bảy Du đã biết kiếm được tiền với sở trường chơi đờn cò, violon.

Trong những người con nối nghiệp cha có anh Nguyễn Thanh Nhàn, được bác Bảy Du tập những ngón đờn đầu đời ngay từ khi anh còn nhỏ, đến 14 tuổi anh đã chơi thành thạo đàn violon và đã từng đoạt Huy chương Vàng độc tấu violon toàn quốc. 2 cô con gái là Lê Thanh và Lê Hoàng cũng theo nghiệp ca hát, nhưng chuyên về ca, từng là diễn viên của Đội Văn công xã và Đội Thông tin lưu động tỉnh Tiền Giang.

Truyền đời qua nhiều thế hệ, gia đình bác Bảy Du luôn trăn trở với nghiệp ĐCTT là làm sao cho ngón đờn, lời ca được “bay xa” đến với bạn bè quốc tế. Chính vì thế, bác Bảy cùng các con, các cháu mở ra loại hình kinh doanh nghệ thuật ĐCTT phục vụ khách tham quan du lịch. Mỗi ngày gia đình bác Bảy đón tiếp hàng trăm khách tham quan du lịch, trong đó có rất nhiều khách nước ngoài. Gia đình bác Bảy gây sự thích thú cho du khách bởi sự biểu diễn độc đáo từ chính những đứa con, cháu trong gia đình, kết hợp với sự uyển chuyển của những chiếc áo dài, áo bà ba truyền thống.

Chị Lê Nhiên, con gái bác Bảy Du phấn khởi chia sẻ: “Tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình đam mê nghệ thuật ĐCTT, tiếng đờn, lời ca đã thấm sâu vào tâm hồn ngay từ nhỏ và tự hào đã mang lời ca, tiếng đờn đến cho mọi người, nhất là được quảng bá loại hình ĐCTT độc đáo ra thế giới. Nhiều lúc khách du lịch đến đây nghe hát, khi về nước họ liên tục điện thoại cảm ơn chúng tôi đã giúp họ hiểu về tiếng đờn, lời ca của nghệ thuật ĐCTT và hẹn ngày trở lại!”.

Người nghệ sĩ ít ai mong muốn con cái nối nghiệp của mình, vì hơn ai hết họ biết được sự bạc bẽo của tiếng đờn, lời ca, nhưng với gia đình bác Bảy Du thì khác, luôn ủng hộ các con, cháu theo nghiệp ông, nghiệp cha để tiếng đờn, lời ca được lưu truyền theo thời gian.

Giờ đây, sau hơn 60 năm cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi”, bác Bảy Du đã thắp sáng và giữ lửa cho loại hình nghệ thuật độc đáo này. Tuy tuổi cao nhưng ngày ngày bác vẫn cặm cụi “cầm tay chỉ việc” cho đứa cháu gái của mình, với mong muốn “giữ hồn” cho những cung bậc hò - xự - xang - xê - cống… thấm vào tâm hồn du khách.

Văn Minh
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 438
  • Khách viếng thăm: 430
  • Máy chủ tìm kiếm: 8
  • Hôm nay: 31270
  • Tháng hiện tại: 766706
  • Tổng lượt truy cập: 62995674