Nguyễn Ngọc Phan
 

Vài địa danh nổi tiếng ở Mỹ Tho

Đăng lúc: 16:25 - 03/06/2019

Mỹ Tho là một trong những đô thị có nhiều di tích từ thời Nguyễn, nhưng trong lịch sử phát triển, đặc biệt là giai đoạn thực dân Pháp đô hộ, nhiều di tích đã bị phá. Có những di tích trở thành địa danh lưu truyền qua những câu chuyện kể.

NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN Ở TIỀN GIANG Độc đáo những điệu hò

Đăng lúc: 10:37 - 14/11/2018

1. Hò là một thể loại dân ca gắn liền với lao động sản xuất, một hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ, là món ăn tinh thần khá phổ biến của người xưa kể từ lúc khai hoang lập ấp.

Đất anh hùng

Đăng lúc: 15:25 - 27/04/2015


Không đâu như ở Tân Hội có những xóm nhà mang tên rất ấn tượng theo lối hình học dân gian: Xóm Dài, xóm Dĩa, xóm Vuông… Có những xóm được hình thành từ những chòi, những trại cất tạm để giữ ruộng, sau mùa vụ, người ta lại trở về nhà cũ, rồi sau này định cư hẳn. Cũng có những xóm mới hình thành trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, dân tản cư ra đồng cất nhà ở, tránh bom pháo, có khi ở dọc theo kinh đào, gọi là xóm Dài, có khi co cụm thành xóm Vuông, khá biệt lập, xóm này cách xóm kia một
gian đồng.  

Nhà Nho cuối cùng của đất Gò Công

Nhà Nho cuối cùng của đất Gò Công

Đăng lúc: 15:13 - 15/12/2014

Mấy năm trước tôi ghé thăm ngôi nhà số 42, khu phố Dương Phú, thị trấn Tân Hòa. Ngôi nhà ba gian tường xây kín kẽ, khuất trong đám cây rậm rạp che phủ cả mảnh sân nhỏ và phần tiền sảnh. Một chút dáng dấp tân thời phía mặt tiền cho thấy dường như nó đã được sửa sang lại vài mươi năm trước. Mái ngói đã rêu phong, trông có vẻ gì đó vừa cổ kính nghiêm trang vừa lặng lẽ buồn thiu giữa khu phố ồn ào náo nhiệt. Nhờ vào tấm ảnh treo trên tường, mới hình dung được ngôi nhà xưa vốn là một biệt thự cất theo kiến trúc phương Tây, với những ô cửa vòm và  hoa văn trang trí kiểu Pháp.

Cố hương của nhà văn Đoàn Giỏi

Cố hương của nhà văn Đoàn Giỏi

Đăng lúc: 16:06 - 01/02/2013

VNTG - Thói thường ở đời thì duyên nào nghiệp đó, song cũng có khi nghiệp nọ duyên kia vô chừng. Đối với nhà văn Đoàn Giỏi, đọc lại tiểu sử của ông, hình như cũng không thoát khỏi qui luật này.

Phan Hiển Đạo “....Mà giọng kìm tranh điệu Huế còn”

Phan Hiển Đạo “....Mà giọng kìm tranh điệu Huế còn”

Đăng lúc: 09:15 - 30/10/2012

VNTG- Trong một khu vườn ven bờ rạch Gầm ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Kim có một ngôi mộ cổ nằm sát hàng rào quây kín bằng lưới B.40, cạnh con mương mới xẻ, dường như để củng cố thêm ranh giới chống lấn chiếm. Bốn trụ hình búp sen bằng đá ong đã theo thời gian rêu phong xiêu lệch, ngôi mộ không có mộ chí theo kiểu thông thường, chỉ có tấm bia đá sa thạch hai mặt đều khắc chữ.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - nghi thức tế lễ đậm nét văn hóa dân gian tri ân đội hùng binh Hoàng Sa.

Về Lý Sơn tế những vong hồn trên biển

Đăng lúc: 09:15 - 24/04/2012

Cách nay hơn 200 năm, tại thôn Phú Long có gia đình họ Huỳnh quê ở xứ Quảng đến lập nghiệp. Mấy mươi năm sau chi họ Huỳnh này làm ăn khấm khá, bà mẹ và 5 đứa con muốn trở lại thăm quê cũ. Nhưng thuyền ra biển rồi mà vài ba năm sau tin tức vẫn biền biệt khiến cháu con lo ngại viết thơ dò hỏi, sau đó biết được chuyện chẳng lành xảy ra nên lập sáu ngôi mộ gió, thờ phụng cúng giỗ. Địa điểm sáu ngôi mộ gió bây giờ gọi là “xóm mả một mẹ năm con” ở ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy.

Minh họa: Duy Hải

Cái Rắn, Bang Dầu… ơi!

Đăng lúc: 08:47 - 08/11/2011

Vài người bạn thắc mắc tại sao tôi hay viết về những dòng sông, những con rạch. Có lẽ tôi được sinh ra và lớn lên cùng sông nước, hồi đó mẹ tôi “đẻ rớt” tôi trên một chiếc xuồng vào mùa lũ năm Sửu. Trời đã cho duyên báo nghiệp. Chuyện xa vời không dám luận nhiều, ngắn gọn là đời người giống một dòng sông mải miết trôi đến nỗi không hay mình đang thay đổi và bị đổi thay.

Tản mạn Ba Dừa

Tản mạn Ba Dừa

Đăng lúc: 16:24 - 29/08/2011

Con rạch nhỏ, lưu vực rộng, tưới mát cả vùng cây ăn trái rộng lớn của cuộc đất ven sông Tiền. Có lẽ vì vậy mà ngày xưa, bọn khai thác thuộc địa của người Pháp đã lưu ý ghi vào tài liệu. Nó có tên là rạch Trà Tân. Ở chỗ nó chia ba, ngã rẽ về hướng bắc, có tên là Ông Bảo, bản đồ xưa gọi là rạch Bà Mương, rạch Bà Bang, không biết từ lúc nào bà đổi thành ông… Ngã xuống Long Tiên nhập vào rạch Ba Dầu, còn dòng nước đổ ra sông Tiền thì đi theo nhiều hướng, có chỗ đi tắt qua xã Hội Xuân, nhập vào rạch Ba Rài gọi là tắt Trà Tân và nhiều nhánh nối qua các con rạch nhỏ chằng chịt, ngoằn ngoèo, khó tìm nơi bắt nguồn, nơi kết thúc.

Du giang ký

Du giang ký

Đăng lúc: 14:37 - 28/02/2011

“Làm làng Trà Tân; Làm dân Mỹ Đông Thượng”, câu phương ngôn chưa biết ra đời vào lúc nào song nó hàm chứa sự so sánh giá trị quan - dân của hai làng kế cận mà bây giờ thuộc hai xã Long Trung và Long Tiên của miệt vườn Cai Lậy.

Minh họa: Duy Hải

Người xóm Rạch Trắc

Đăng lúc: 15:25 - 18/11/2010

Xóm ấy cùng tên với con rạch dài hơn 3 ngàn thước, nối vào kinh Xáng Ngang, kinh Lacour và kinh Kháng Chiến, vàm rạch đổ ra kinh 12, nằm trọn trong xã Mỹ Phước Tây. Cái tên Rạch Trắc không biết có tự bao giờ, song trước năm 1945, địa danh hành chánh ấp Rạch Trắc đã có và hơn nửa thế kỷ qua chưa hề thay tên đổi họ.

Phấn son tô điểm sơn hà…

Phấn son tô điểm sơn hà…

Đăng lúc: 08:35 - 27/05/2010

Nữ giới theo quan niệm xưa thì chỉ lo sinh đẻ, nuôi dưỡng dạy dỗ con cái và tề gia nội trợ. Cho nên lúc còn trẻ, nữ giới thường ít được học hành tới nơi tới chốn như nam giới, tuy nhiên, vùng Tiền Giang từ những năm 1920 đã có nhiều cô gái trẻ được học trường mỹ thuật, học sư phạm, âm nhạc... có những người biết đàn tranh, biết xướng họa văn thơ, có trình độ Nho học, tân học, có khả năng làm báo, viết tiểu thuyết... không thua đấng mày râu... đặc biệt là đấu tranh cho bình đẳng giới.

Đất giồng

Đất giồng

Đăng lúc: 16:03 - 01/03/2010

Đặc điểm dễ nhận ra của đất giồng là cát, dĩ nhiên, nhưng đi trên đất giồng mới cảm nhận nó là vùng đất cổ. Đường rất hẹp, quanh co, có những ngõ sâu hun hút. Đường Cái Giữa tức đường Thiên Lý được đắp hồi thế kỷ 18, nay đã mở rộng, trải nhựa đi suốt theo chiều dài đông tây của xã. Dấu tích của đường Thiên Lý còn sót lại ở một vài đoạn còn những đám tre, bụi rậm như truông - một dạng địa hình chỉ còn lại trong ca dao “Ai về Giồng Dứa qua truông”.

Vương quốc sầu riêng

Vương quốc sầu riêng

Đăng lúc: 13:52 - 29/12/2009

Sông Tiền có 2 cù lao cùng tên gọi Năm Thôn rất dễ bị lầm lẫn: Một là cù lao Dài thuộc xã Quới Thiện, Thanh Bình của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, cũng có 5 thôn gồm Phú Thới, Phước Lý, Thanh Lương, Thanh Tuyền, Thái Bình. Hai là cù lao Ngũ Hiệp, thuộc huyện Cai Lậy cũng có 5 thôn là An Thủy Đông, An Thủy Tây, Long Phú, Hòa An, Tân Sơn. Tân Sơn là làng sau cùng lập trên cồn Tân Châu mới nổi, hình như là cùng thời với Long Châu đảo/cồn Rồng của đất Mỹ Tho. Lúc đầu cù lao Ngũ Hiệp còn có tên là cù lao Trà Tân, cũng có sách gọi là cù lao Kiến Lợi, tên một tổng bao trùm gần hết diện tích phía nam huyện Cai Lậy ngày nay.

Tượng đài chiến thắng Ba Rài

Một thoáng Ba Rài

Đăng lúc: 09:03 - 24/11/2009

Ba Rài dài đến gần 25 cây số và có một lưu vực khá rộng thì đáng gọi là sông chứ không nên câu nệ theo nguyên tắc địa lý mà kêu bằng rạch cái. Thuở hồng hoang của Nam bộ, hình như Ba Rài được sinh ra từ sự ức chế của Đồng Tháp Mười, nơi mà mỗi năm đều có một trận lụt lút đầu người. Ở đó có một cái láng sâu và rộng như... biển, hiện đã không còn dấu vết và một cái tên mơ hồ rạch Cái Chuối. Với ước mơ vươn ra biển lớn, nó phải tìm nơi đất trũng, đất mềm để đào xói nên nó chạy vòng vèo, tạo thành những vịnh, những khúc quanh làm bực mình giới thương hồ thuở còn buông dầm cầm chèo với tiếng hô bát cạy.

Bài vị thờ tổ tiên lưu giữ tại gia đình nhà văn Minh Lộc

Theo dấu nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt

Đăng lúc: 08:00 - 31/08/2009

Tập Thơ văn yêu nước 1858-1990 (NXB. VH, Hà Nội 1976) nhận định Huỳnh Mẫn Đạt là một trong những cây bút “chiến đấu” trong hàng ngũ những nhà thơ yêu nước ở Nam bộ thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc. Ông góp phần vào cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường đồng thời có nhiều bài thơ nói lên lòng chung thủy của ông đối với đất nước; sự ngưỡng mộ với những anh hùng chống Pháp và sự căm ghét, khinh bỉ bọn tay sai của bọn thực dân xâm lược.

Ngã ba sông

Ngã ba sông

Đăng lúc: 08:58 - 28/07/2009

Nhân thăm bạn ở Vĩnh Long tôi tìm được tài liệu thú vị về cù lao Tân Phong, một xã đảo giàu có của huyện Cai Lậy. Cuộc đất hình bình hành nằm giữa sông Tiền chưa biết hình thành bao giờ, nhưng khi tổ tiên người Việt vào khai phá, đặt nền hành chính cai trị thì nó có tên là Tân cù Bình An thôn, tức cồn mới bình an, thuộc tổng Bình Dương, châu Định Viễn, dinh Long Hồ. Năm 1808, đời Gia Long, nó thuộc tổng Vĩnh Trường, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh và đến đời Minh Mạng, năm 1836, cái tên Tân Phong với ý nghĩa là đất mới giàu có ra đời, thuộc tổng Bình Hưng, huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long.

Minh họa: Duy Hải

Đi tìm ông chủ bút

Đăng lúc: 13:25 - 02/07/2009

Anh Tâm - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin của huyện Gò Công Tây là một thổ địa đáng tin cậy. Người như anh thì làm sử hợp gu hơn, bây giờ có phong trào nhà nhà viết sử, người người viết sử, nhưng phong khí đất đai ở địa phương mình thì họ hoàn toàn mù tịt. Anh có cái hay là khá rành các địa danh trong vùng: rạch Cá Chốt ở đâu, chợ Dinh đóng chỗ nào, thêm chợ Giồng nổi tiếng với món bánh vá... rồi giận người ta cứ viết sai là bánh giá. Một con người sôi nổi nhiệt tình và luôn tâm huyết muốn chứng minh rằng Đồng Sơn từng là trung tâm văn hóa của Gò Công mà không phải vì tâm lý địa phương chủ nghĩa.

Ký ức một dòng sông

Ký ức một dòng sông

Đăng lúc: 15:57 - 16/01/2009

Những ai đến đây lần đầu mới cảm nhận cái không khí cuối năm ở vùng nầy thật lạ. Một chút se lạnh đủ để người già khoác thêm chiếc áo ngoài, để nhận biết năm cũ sắp qua. Nắng đã lên nhưng sương mù vẫn còn bàng bạc, lơ lửng trên dòng nước đục lờ - cái thứ nước bùn được chắt từ trên ruộng xuống. Bây giờ người ta sạ dề, nguyên cánh đồng được bơm cùng lúc, ào ạt nên nó có vẻ đặc quánh và tanh tưởi mùi cá chết. Đó là cái rất đặc trưng mùi, quen thuộc, không có nó sẽ thiếu đi sinh khí của ruộng đồng.

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 83
  • Khách viếng thăm: 80
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 13276
  • Tháng hiện tại: 294390
  • Tổng lượt truy cập: 67268881