Hiệu quả kinh tế của lò sấy lúa

Đăng lúc: Thứ sáu - 29/10/2010 14:17
Lâu nay nông dân thường so sánh, đầu tư làm lò sấy lúa giống như "đốn củi 3 năm dùng 1 giờ", bởi mỗi năm chỉ sấy được một vụ lúa, rất lâu mới thu hồi vốn. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, diện tích sân phơi nhỏ hẹp, chất lượng hạt lúa đòi hỏi ngày càng cao,... thì việc đẩy mạnh đầu tư lò sấy lúa theo công nghệ hiện đại là rất cần thiết, nhằm hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững và góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Tiêu biểu có cơ sở sấy lúa Chơn Chính của anh Trương Văn Chính ở ấp Mỹ Trung, xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè...

Gia đình anh Chính canh tác hơn 3 ha ruộng, mỗi khi thu hoạch đúng vào đợt mùa mưa bão thì khâu phơi gặp rất nhiều khó khăn, đã làm cho hạt lúa ẩm mốc, kém chất lượng, bị thương lái giá. Năm 2009, anh được Hội Nông dân xã hướng dẫn vay vốn, tạo điều kiện để anh đi tham quan mô hình lò sấy lúa ở Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, rồi về nhà anh quyết định thiết kế lò sấy lúa đốt trấu với diện tích hơn 600m2, công suất 20 tấn/mẻ, mỗi ngày sấy được 40-50 tấn lúa, một tấn lúa thơm khi sấy có chi phí 150 ngàn đồng, còn lúa thường 130 ngàn đồng. Cơ sở của anh đặt gần sông nên anh thiết kế băng tải để chuyền lúa từ ghe lên lò sấy, khi sấy xong sẽ chuyền ngược lại nên rất thuận tiện.

Theo lời anh, nếu lúa thu hoạch khô ráo thì chỉ mất 10 giờ sấy khô một mẻ, còn nếu lúa ướt, mất khoảng 17-18 giờ. Những cơn mưa liên tục rơi vào chính vụ thu hoạch lúa Hè Thu đã làm nhiều nông dân ở xã Hậu Mỹ Bắc B vốn có thói quen phơi lúa trên bờ kênh, cũng phải đưa vào lò sấy của anh. Thấy được lợi ích kinh tế cao, anh Chính tiếp tục đầu tư xây dựng lò sấy lúa thứ hai với công suất sấy 80 tấn/ngày.

Hiện tại, hai cơ sở sấy lúa của anh đã giải quyết được hơn 90 lao động nhàn rỗi ở nông thôn với mức thu nhập từ 1,5 - 3 triệu đồng người/tháng tùy theo khâu lao động. Anh Trần Văn Thanh ở ấp Mỹ Trung, xã Hậu Mỹ Bắc B cho biết: "Nhờ có lò sấy lúa của anh Chính mà gia đình tôi đủ tiền trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học".

Sau một mùa sấy, trừ đi chi phí, anh thu được 150 triệu đồng từ hai lò sấy. Thời điểm này, nông dân xã Hậu Mỹ Bắc B đã thu hoạch dứt điểm lúa Hè Thu, với năng suất bình quân hơn 5 tấn/ha. Lúa vừa rời khỏi đồng, họ đưa ngay vào lò sấy chứ không đem đi phơi, rồi phải rầu rĩ ngồi nhìn mưa bão như trước đây, làm ẩm ướt hao hụt và bán không được giá. Ông Nguyễn Minh Tân ở ấp Mỹ Trung, xã Hậu Mỹ Bắc B vừa thu hoạch xong 2 ha lúa đưa ngay vào lò sấy cho biết: "Trời cứ mưa hoài, biết phơi đến bao giờ cho lúa khô, ban đêm còn phải ra bờ kênh ngủ giữ lúa. Đó là chưa kể lúa phơi không đạt chất lượng do mưa làm ẩm ướt lúa, bị thương lái ép giá;...".

Được biết, hiện nay toàn huyện Cái Bè có hơn 20 lò sấy lúa, có công suất thiết kế từ 15-30 tấn/mẻ, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sấy lúa trong mùa mưa bão. Những lúc nông dân thu hoạch lúa đồng loạt, để "chạy mưa" tránh lúa bị nẩy mộng nên các lò sấy phải hoạt động liên tục 24/24 giờ.

Chiêu Nam
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 221
  • Khách viếng thăm: 217
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 58698
  • Tháng hiện tại: 2615141
  • Tổng lượt truy cập: 48989268