Ông già mặt đầy nếp nhăn nhưng đôi mắt vẫn tinh anh, kéo ghế mời tôi.
- Bữa trước vô chờ mãi tới chiều không gặp. Hôm nay may quá gặp được chú.
Nhìn ông già dễ mến, tôi hỏi:
- Dạ, tại sao bà con gọi chú là “Tư Chuột” ạ?
Ông cười hiền khô:
- Ba má tui đặt tên tui là Võ Văn Chuộc. Có lẽ nhờ chăm chỉ mần ăn có tiền mua ruộng đất và chuộc lại phần đất hồi ông nội thiếu nợ phải cầm cố cho địa chủ chắc? Ổng bà mừng là chuộc lại ruộng vườn từng khai khẩn. Ở đây gọi “Chuột” na ná “Chuộc”. Bà con gọi riết thành quen.
“Long Tiên ngày… tháng 8 năm 1972
Em Châu thương!
Chuẩn bị rời quê hương, anh tạo đủ mọi điều kiện để gặp em nhưng không gặp được. Buồn lắm! Nhưng biết trách ai đây? Đành chịu vậy thôi. Không gặp được em, anh ghi mấy dòng để em biết tin anh. Viết thư cho em anh không viết dài và nói gì thêm vì mọi việc ta đã trao đổi nhau nhiều rồi. Hôm nay dù có viết dài, nói nhiều đi nữa thì kẻ đi, người ở càng buồn thêm. Anh chỉ nhắc em hãy giữ lòng trung thành cho nhau, dù có trăm ngàn hoàn cảnh hay áp lực mạnh đến đâu buộc ta phải quên những gì ta đã hứa thì mỗi đứa chúng ta phải mạnh dạn vượt qua, phải có lập trường dứt khoát. Ta nên nhớ trước đây ta không hứa chờ nhau, mà 5 năm vắng nhau ta vẫn giữ được. Ngày nay đã hiểu nhau nhiều, hãy cố gắng hơn, đừng để việc gì không tốt xảy ra cho 2 ta em nhé!”
28 năm công tác trong ngành y, điều dưỡng Nguyễn Thị Mỹ Linh được biết đến là người tận tụy với công việc, không ngừng nỗ lực rèn luyện y đức và đam mê nghiên cứu khoa học. Với quá trình cống hiến, tận tụy với nghề, không ngừng tìm tòi học hỏi, nghiên cứu, chị đã có bề dày thành tích là người chủ trì 12 đề tài nghiên cứu khoa học, 13 sáng kiến cải tiến; 19 năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở…
Mỗi lần đọc những câu chuyện kể về Người
Là mỗi bận trong tôi đong đầy nhiều cảm xúc
Chắc hẳn không đâu trên khắp thế gian này
Có vị lãnh tụ giản dị đến không ngờ, như Bác!
Chiều nghĩa trang , nắng vàng loang lỗ
Người lính già tay thắp từng mộ mỗi nén hương
Trong khóe mắt xót thầm thời gian khổ
Đồng đội ơi! Yên nghỉ, việc nhang đèn đã có tôi
(Viết về bà Lê Thị Kim Châu, ở xã Phú Quý, thị xã Cai Lậy,
nguyên cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang)
Chiều ngày 25-7, Chi bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Liên hiệp Các hội Khoa học kỹ thuật Tiền Giang, Văn phòng Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang phối hợp tổ chức tọa đàm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hằng năm, cứ vào dịp tháng 5, cả dân tộc ta vui mừng tổ chức Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890) - Người con ưu tú nhất của dân tộc, linh hồn của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX, lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng cũng thời điểm này, các thế lực thù địch lại dấy lên làn sóng xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ cho rằng, muốn xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam thì phải tiến công quyết liệt vào tư tưởng Hồ Chí Minh, làm sụp đổ tận gốc niềm tin của nhân dân đối với Bác Hồ, với Đảng Cộng sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở huyện Gò Công Tây đã xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến, những tấm gương điển hình trong mỗi tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, địa bàn dân cư...
Thiết thực kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 -19-5-2017), 70 năm ra đời tác phẩm “Đời sống mới” (20-3-1947 - 20-3-2017), vừa qua, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “70 năm tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn trong phong trào xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh”. Đây cũng là dịp tốt để phát huy những giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm này trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận trong toàn bộ di sản mà Người để lại cho dân tộc ta. Tác phong không phải là bẩm sinh, mà nó phải trải qua một quá trình nhận thức và rèn luyện lâu dài của con người trong cuộc sống. Vậy tác phong làm việc là một bộ phận trong tác phong của con người, nó thể hiện ở cách thức, lề lối tiến hành và giải quyết công việc của một con người cụ thể. Phong cách làm việc của Người là phong cách làm việc mẫu mực của một lãnh tụ, của một nhà khoa học chân chính.
Năm 2016 thực hiện chủ đề “Trung thực, trách nhiệm; chống chủ nghĩa cá nhân; nói đi đôi với làm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, các cấp ủy, tổ chức Đảng cơ sở trong Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh (gọi tắt là Đảng bộ Khối) đều xây dựng chương trình hoặc kế hoạch toàn khóa về học tập và làm theo Bác vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Theo dõi, hướng dẫn cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao để đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh kết hợp thực hiện Quy định 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp và Chỉ thị 07-CT/TU ngày 24-10-2013 của Tỉnh ủy về “Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức các cấp của tỉnh Tiền Giang trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.
Sinh thời, Bác luôn quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên; trong đó, Bác cho rằng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất cơ bản của người cán bộ cách mạng, những lời dạy quý báu này của Bác cho đến nay vẫn còn tươi nguyên giá trị. Không chỉ khuyên dạy cán bộ phải chí công vô tư, mà bản thân Bác đã sống một cuộc đời hoàn toàn vì nước, vì dân, chí công vô tư, mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta học tập và làm theo.