Đăng lúc: 12:20 - 21/05/2020
Đăng lúc: 14:50 - 03/06/2019
Tháng ba lễ hội tưng bừng, nhưng với nghề giáo lại phải hối hả, gấp rút để kết thúc khóa học. Lớp 10, 11 khép chương trình, chuẩn bị mùa hè “trên bãi biển”. Lớp 12 thì hoàn thành những môn không thi tốt nghiệp, dồn sức cho kì thi quan trọng nhất. Học sinh băn khoăn đăng kí chọn trường đại học, đặt bút viết những dòng quyết định vô tấm vé vào đời.
Đăng lúc: 13:53 - 02/10/2018
Thành phố Nha Trang nằm trên tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam, vì thế ra Bắc hay vô Nam bằng đường bộ đều qua “nàng phố biển” xinh đẹp này. Những năm 1984-2004, tôi thường xuyên đi qua hoặc có dịp lưu trú tại Nha Trang. Mới sau này khi hàng không phát triển, hơn 10 năm rồi không có dịp tới đây. Đường sắt, đường ôtô tuy chậm vậy nhưng du khách lại khám phá được mọi miền quê hương đất nước. Thế nên, ai muốn khám phá, thăm thú phong cảnh thì đi bằng xe máy từng chặng hoặc đi xe đò ghế ngồi, không nên đi bằng xe khách giường nằm cao cấp.
Đăng lúc: 15:56 - 07/03/2018
Từ Thăng Long, Ngọc Hân theo Quang Trung vào Huế
Mỗi xuân về da diết nhớ đào hoa
Phận gái tòng phu, đành nín lặng
Phu quân thầm hiểu, chẳng nói gì…
Đăng lúc: 14:45 - 07/06/2017
Tôi sẽ viết bài ca dòng sông mở đất
Hai trăm năm rồi vẫn lặng êm trôi
Đăng lúc: 10:10 - 24/01/2017
Đăng lúc: 10:13 - 18/11/2016
(Người đi ngóng vọng tầng cao
Tôi về Gò Tháp tìm trầm đất nâu)
Đăng lúc: 15:51 - 15/11/2016
Một mình một ngựa dầm mưa lên Tây Nguyên< “Ai lên xứ hoa đào…Thông reo vi vu… Đà Lạt ơi! Đà Lạt ơi!”. Những câu hát ngân nga trong kí ức tôi về cao nguyên Lâm Viên, về Đà Lạt ngàn hoa mù sương tóc thông, say đắm lòng trai Thanh Nghệ… Năm 1985, lúc 21 tuổi, tôi được theo đoàn cán bộ lên nghỉ tại nhà khách Công Đoàn bên bờ hồ Xuân Hương. Tháng 6 năm ấy mưa bay, ngồi xe thổ mộ dạo một vòng thành phố Đà Lạt. Sinh cảnh lúc đó còn nguyên sơ cảm hứng dạt dào khác lạ so với bây giờ!
Đăng lúc: 15:04 - 15/11/2016
Ơi đồng hoang bạt ngàn Đồng Tháp
Ngủ im lìm mê mệt ngàn năm
Mùa nước mênh mang, mùa khô cháy khát
Chỉ có năn, bàng, cỏ dại mọc hoang
Bạn bè tôi tìm về khai phá đất
Dốc hết tiền cho lũ cuốn trôi!
Ngậm đắng cay quay về thành phố
Từ bấy tới giờ vắng bặt tăm hơi!
Chỉ những nông dân chân trần khát đất
Chòi lợp đưng thức ngủ với đồng thôi!
Đào liếp xả phèn, tưới từng ca nước
Người nuôi cây, cây tỏa mát cho người…
Đăng lúc: 10:34 - 09/11/2016
Vợ chồng thầy Điền và cô Kim Quyên đang giận nhau. Chiến tranh lạnh: không chào hỏi, vô mâm cơm cắm cúi ăn, nói bằng gật và lắc và… điệu bộ. Cậu con trai sáu tuổi hết nhìn ba rồi nhìn má mắt chữ A miệng chữ O. Nó chẳng hiểu sao nhà nó kỳ kỳ? Bằng - tên của nó - học sa sút. Trẻ con mà. Không muốn học. Ngồi trong lớp mà hồn lơ lững đâu đâu. Lời cô giáo mọi khi quyến rũ giờ sao loáng thoáng xa xôi…
Đăng lúc: 15:19 - 15/12/2014
Dù rằng chung một đại dương
Bờ này dội sóng, bãi kia lặng tờ
Cùng chung số kiếp con người
Mà đây dịu ngọt, muối chà bên kia...
Đăng lúc: 10:52 - 27/09/2013
30 năm gắn bó với Trường THPT Thủ Khoa Huân, tôi thấy những thầy, cô có nhiều cống hiến cho trường mình là: Nguyễn Đức Tuy, Lê Quang Minh, Trương Trúc Hiêm, La Thị Linh Kiều, Phạm Lê Vạng, Lưu Thị Hen… Xin viết đôi dòng về cô Lưu Thị Hen (Hiệu phó nhà trường từ năm 1990 đến năm 2001).
Đăng lúc: 06:04 - 19/06/2013
Một vườn thanh long xanh thẫm của gia đình cựu chiến binh Võ Văn Chuột và Trần Thị Xuân. Người dân xã Phú Kiết (Chợ Gạo) gọi thân mật là nhà anh Tư Chuột.
Đăng lúc: 14:45 - 24/02/2013
VNTG - Tập truyện ký “Khí tiết thời mở cửa” của Ngọc Thủy có 22 tác phẩm gồm truyện và ký, chủ yếu về đề tài chiến tranh chống Mỹ, gắn với chân dung và chiến công của các vị anh hùng trong tỉnh Tiền Giang. Là quân nhân nên chị chọn con người – đề tài này cho sáng tạo. Sách xuất bản đã trên năm, đọc vẫn còn “thời sự” và tôi tâm đắc 2 truyện viết về đời thường dung dị là “Cội nguồn” và “Khí tiết thời mở cửa”, vì nó chạm đến vấn đề bức xúc của Việt Nam bây giờ.
Đăng lúc: 16:33 - 20/07/2012
Ba mươi năm tết xa quê
Tàu xe chen chúc ngại về. Mẹ ơi!
Vài ngày bớt việc mà thôi
Vội vàng sắm sửa qua rồi phòng không!
Năm nào bổi hổi ngóng trông
Năm nay bãi vắng gió giông, mẹ nằm…
Đăng lúc: 14:30 - 30/01/2012
Nhìn những trái sơ-ri chín đỏ như máu trái tim in trên bìa cuốn sách ngay lập tức cho tôi một ấn tượng về quê hương rần rật chảy trong mình.
Đăng lúc: 08:29 - 07/11/2011
Từ tuổi thiếu niên, cái tên Vũng Tàu - Côn Đảo đã đi vào lòng tôi qua cuốn “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán, qua “Sống như anh” của Trần Đình Vân viết về anh Trỗi và chị Quyên, qua bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn. Lừng lẫy làm cho lở núi non…”. Rồi thơ Tố Hữu: “Roi vọt Côn Lôn ngục tù đế quốc. Mỗi trang sử đất này đều nặng máu cha ông”. Những câu hát trữ tình mà phóng khoáng bể khơi: “Chiều nay anh đi về đâu? Con đường mang bao kỉ niệm. Đường đến bãi Dứa, đường đến bãi Dâu… Em như bãi cát vàng, anh muốn làm ngọn sóng. Ngàn năm bến bờ xa, sóng vỗ về yêu thương…”. Vũng Tàu gắn liền với dầu khí - nguồn năng lượng cho con tàu Tổ quốc ra biển lớn, với bài ca: “Mùa xuân từ những giếng dầu”. Vũng Tàu, dù chân chưa đi mà lòng đã tới. Côn Đảo thiêng liêng từng thấm máu đào bao người đã vì nước quên thân …
Đăng lúc: 07:44 - 29/08/2011
(Hoài niệm về chiến tranh bắn phá miền Bắc của Mỹ ở km0 của đường Trường Sơn)
Tuổi thơ chúng tôi giống như những trang giấy trắng tinh thơm nức mà tiếng bom đinh tai nhức óc, tiếng ù ì o o rền rĩ của máy bay B52 của Mỹ chép những dòng đầu tiên không thể nào xóa. Hai màu sắc đặc trưng khắc vô kí ức của tôi hơn 40 năm rồi. Đó là màu xanh của Trường Sơn đại ngàn - màu xanh quân phục của những binh đoàn rầm rập tiến vô Nam và màu đỏ máu tươi trào ra từ những người bị bom Mỹ hủy diệt. Nó ám ảnh đến nỗi không dám nhìn người ta cắt tiết gà, chọc huyết heo bò…
Đăng lúc: 08:37 - 26/05/2011
Tôi gặp Ba-sô đầu trần lang thang trong giá buốt mùa đông
Mà như dạo giữa mùa xuân rực rỡ sắc anh đào
Mà nghe hồ Bi-oa gợn sóng
Ba-sô nhìn sỏi đá rêu phong
Mà thưởng thức đàn ve mùa hè rộn rã…
Đăng lúc: 14:41 - 22/12/2010
Đang giữa trưa mùa hè, xóm làng yên lắng đến mức có thể nghe rõ tiếng lá chuối phân phất. Bỗng có tiếng la chói lói:
- Tụi nó nhậu đánh nhau gây án mạng rồi bà con ơi!