Đăng lúc: 10:50 - 21/05/2020
Đăng lúc: 10:00 - 21/01/2020
Thời kháng chiến, để giữ bí mật mà nhiều cán bộ cách mạng phải thay tên đổi họ. Đó là chuyện thường. Nhưng việc đổi tên của hai vị tướng ở Tiền Giang: cố Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Tỉnh đội trưởng Mỹ Tho trong những năm chống Mỹ; Phó Tư lệnh Mặt trận 979 - Quân khu 9 thời kỳ bảo vệ Tổ quốc và cố Thiếu tướng Phan Lương Trực, nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang thì gắn liền với những tình cảm hết sức thiêng liêng, cao đẹp.
Đăng lúc: 08:58 - 14/11/2018
Cậu tôi chết. Nỗi đau đến với gia đình tôi không chỉ là sự mất mát, mà còn là sự oán trách của họ hàng bên ngoại: “Không lấy cốt cô, ba ổng đâu có chết!”, “Đang khỏe mạnh vậy mà… Có những chuyện không tin đâu có được”… Những tiếng thì thầm, kể lể xen lẫn trong tiếng khóc từ góc nhà, chái bếp cứ xoáy vào tai tôi. Tôi biết, không ai ghét bỏ tôi nhưng họ không thể không nói những điều mà họ tin là đúng. Những ánh mắt đau khổ, dẫu cố nén vẫn ánh lên vẻ oán hờn, trách móc. Không ai chịu tin cậu tôi chết vì bệnh ung thư, dù những lời kết luận trong bệnh án đã rõ ràng. Nếu cậu tôi được đưa đến bệnh viện sớm hơn, vết loét trong thực quản được cắt bỏ sớm thì có dẫn đến kết cuộc này không? Bây giờ đối với họ hàng bên ngoại thì nguyên nhân cái chết của cậu là do ba tôi. Ba tôi đã bày ra chuyện lấy cốt má về quê, còn để cho cậu tôi xuống huyệt mộ; vì vậy mà cậu mới bệnh, mới chết!...
Đăng lúc: 11:19 - 02/10/2018
…. Cơn đau quặn lên từng hồi, chị ta nghiến răng kềm tiếng rên, bơi xuồng thật nhanh về phía trước”. Nghe cái giọng kể của anh cứ như nghe Đài Phát thanh đọc chuyện đêm khuya. Tôi không nhịn được, nói: “Lúc ấy anh ở đâu mà thấy được cảnh đó?”. Anh tự ái, gắt giọng: “Thì cứ nghe đi, chưa gì đã cãi rồi. Sau này con gái chị ta nói lại, cả xóm ai hổng biết. Thôi đừng chen ngang nữa nha, làm mất hứng”.
Đăng lúc: 13:58 - 11/07/2018
“Kết thúc chiến tranh tôi mới 37 tuổi nhưng đã tham gia cách mạng được 21 năm. Cái thời chiến tranh khói lửa đã qua mấy mươi năm rồi mà cứ ngỡ như mới hôm qua...”. Những lời cuối câu chú Lê Thanh Nhân hạ thấp giọng như chỉ nói cho mình mình nghe thôi. Hồi chống Mỹ chú là Chính trị viên Huyện đội, Thường vụ Huyện ủy Cai Lậy Nam. Sau 1975, huyện Cai Lậy Nam và Cai Lậy Bắc xác nhập lại, chú tiếp tục giữ trọng trách ấy nhiều năm sau.
Đăng lúc: 09:12 - 08/03/2018
Sau mùa khô 1967 cục diện chiến trường thay đổi, ta giữ thế chủ động trên khắp cả 3 vùng. Giao thông và hệ thống đồn bót địch ở đồng bằng bị cắt đứt, phá rã từng mảng. Địch bị tiến công ở Phước Long, Lộc Ninh, Tây Nguyên, Bình Trị Thiên… Bộ đội đặc công phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương tập kích vào các sân bay, kho tàng, sở chỉ huy của địch; gây rối loạn ngay ở hậu phương của chúng. Chiến sự sôi động khắp toàn miền; từ thế phản công địch lùi dần về thế phòng ngự.
Đăng lúc: 14:53 - 23/09/2017
Anh Lê Ngọc Hóa, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Tân Mỹ Chánh đưa tôi đến ngôi nhà cấp 4 có cái bàn đá lót bên thềm. Một bà lão mặc chiếc áo bà ba màu trứng sáo, mái tóc bạc cắt ngắn, thân hình nhỏ bé gầy gò của bà như lọt tỏm sau mặt bàn. Anh Bí thư gọi bà bằng cô một cách trìu mến và giới thiệu với tôi: “Đây là cô Ba, một đảng viên cao tuổi yêu thơ. Cô tham gia cách mạng và vào Đảng từ những năm 50”. Nghe giới thiệu về mình như vậy, cô cười; đôi mắt trũng sâu ánh lên tia sáng và khuôn mặt nhăn nheo như giãn ra đôi chút.
Đăng lúc: 08:58 - 01/06/2017
Tôi biết chú Tư Non (Đào Văn Non, ở ấp Hòa, xã Nhị Bình, Châu Thành, Tiền Giang) từ nhiều năm trước, nhưng không biết rằng chú là một bác sĩ quân y từng bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường.
Đăng lúc: 16:19 - 01/02/2017
Cho đến bây giờ, dù đã qua mấy mươi cái tết trong thanh bình, với đầy đủ sắc, hương, vị; tôi vẫn không quên cái tết ở xóm Kinh Ngang năm đó. Và cái cảm giác vui sướng, hạnh phúc khi được sống giữa tình yêu thương bao la, ấm áp của dân mình mãi mãi là điều cao quí, thiêng liêng nhất trong tôi. Thật đúng với cái câu “Quân với dân như cá với nước”!
Đăng lúc: 14:04 - 15/11/2016
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, nhưng với anh chị chiến tranh vẫn còn ở lại với những chứng bệnh đeo đẳng suốt đời và một hạnh phúc không trọn vẹn. Đó là anh Trần Minh Phú (SN 1948) và chị Nguyễn Thị Diệp (SN 1954) ở khu phố 5, phường 2, thành phố Mỹ Tho. Cả hai anh chị đều tham gia cách mạng từ tuổi 14, 15; từng in dấu chân trên các chiến trường Mỹ Tho và khu 8. Từ những năm cuối 1960 đến đầu 1970, Cụm thông tin Quân khu 8 (đơn vị của anh Phú) đóng quân dọc biên giới Tây Nam, rồi sang các tỉnh Campuchia. Còn chị Diệp, hồi mới vào bộ đội chị làm liên lạc cho Ban Hậu cần Tỉnh đội Mỹ Tho, sau chuyển sang làm chị nuôi, rồi y tá của Phòng Tham mưu Quân khu 8. Suốt 4 năm liền, từ đầu năm 1969 đến đầu năm 1972 đơn vị chị đóng quân trên đất Campuchia. Giữa năm 1972, Mỹ ngụy lấy cớ là cho người sang Campuchia để rước Việt kiều về nước, chúng đưa các sư đoàn chủ lực sang truy quét lực lượng ta. Đơn vị chị phải lùi dần vào rừng sâu, sống trong cảnh khó khăn thiếu thốn trăm bề. Bom tấn pháo bầy không thắng được ta, bọn Mỹ cho rải chất độc hóa học. Cây rừng trụi lá, đơn vị chị phải rút về Tây Ninh. Từ năm 1973 đến 1975 chị về làm y tá của Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Mỹ Tho, đóng quân dọc kênh Nguyễn Văn Tiếp và Ấp Bắc. Ở đây cây cối cũng trơ cành vì chất độc hóa học, bộ đội phải ra sức trồng chuối, trồng khoai mì để xây dựng lại địa hình.
Đăng lúc: 09:32 - 01/12/2014
Bên cái bàn tròn giữa ngôi nhà ngói cao rộng thênh thang có 3 người, thuộc 2 thế hệ đang kể về những ngày 30/4 trên mảnh đất có cái biệt danh là “Hóc Đùn” nổi tiếng của xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho. Nhưng thật ra chỉ có chú Mười Hùng (Nguyễn Thế Hùng, nguyên Bí thư Đảng ủy, kiêm Chính trị viên Xã đội Đạo Thạnh năm 1964 - 1975) nói nhiều; chú Quốc Anh (một cán bộ cao niên vùng này) chỉ thỉnh thoảng mới thêm vào vài câu. Còn tôi, chỉ đặt những câu hỏi và lắng nghe.
Đăng lúc: 15:42 - 23/02/2013
VNTG - Được nghỉ học trước Tết một tuần, con Mầm lao ngay vào kế hoạch kiếm tiền để mua dép mới. Mẹ nó đã tuyên bố rồi, Tết này nhà nó không ăn Tết, vì trái cây rớt giá, mà thứ gì cũng lên. Mẹ nó chỉ rán sắm cho nó và thằng Nụ - em trai nó, mỗi đứa một bộ đồ; còn giày dép, nón nải thì dùng cái cũ. Nón thì không đội cũng không sao; nhưng đôi dép của nó đã chật rồi, lại bể đế, mang đi học thì còn rán được, chứ đi chơi Tết nó thấy quê quê với bạn bè.
Đăng lúc: 09:33 - 30/01/2013
(VNTG) Chiều, chưa tới giờ chị đi thể dục thì trời đã mưa. Mưa kéo dài đến nửa đêm chưa dứt. Mưa đến thật nhanh, mới thấy mây đen xuất hiện bên kia vòm cầu thì những hạt nước đã rơi lộp bộp, lốp bốp trên mái nhà, cứ như có ai cầm từng nắm sỏi quăng mạnh xuống mái tôn vậy.
Đăng lúc: 16:25 - 07/09/2012
Trong cái xóm nhỏ nép mình dưới những vườn dừa ở ấp Thạnh Kiết (An Thạnh Thủy, Chợ Gạo), tôi tình cờ phát hiện ra “họa sĩ” tí hon Nguyễn Tấn Thịnh, học lớp KA 10, trường THPT Chợ Gạo (ảnh).
Đăng lúc: 14:59 - 05/09/2012
Ông Bảy Đường viết rồi lại xé bản tự kiểm gởi đảng ủy xã. Ông thấy nếu nói vì hoàn cảnh bức bách ông mới làm liều, là không đúng. Nếu tất cả những người nghèo khó đều không từ chuyện sai quấy nào miễn có tiền, thì xã hội này sẽ ra sao?
Đăng lúc: 16:36 - 17/08/2012
Thằng Khả bỏ nhà đi đã 3 ngày rồi. Mới có 3 ngày mà nó đã biến thành một con người hoàn toàn khác. Từ một đứa con cưng, lúc nào cũng ăn mặc sạch sẽ, thẳng thớm, trở thành kẻ bụi đời; đầu tóc bù xù, áo quần bẩn thỉu. Những ánh mắt thân thiện mỉm cười nhìn nó mỗi khi mẹ đưa nó tới trường, bây giờ thay vào là những ánh mắt cảnh giác.
Đăng lúc: 14:42 - 21/02/2012
Nhà tôi nằm trong vùng vành đai của căn cứ Đồng Tâm (Ấp Long Thuận A, xã Long Hưng, huyện Châu Thành) nên ngày nào cũng thấy lính Mỹ đi qua. Không chịu nổi cảnh bắn phá, bắt bớ nên nhiều gia đình đã tản cư đi nơi khác. Nhà cửa còn lưa thưa, ruộng vườn hoang hoá; cánh đồng phía Tây kênh Nguyễn Tấn Thành ít khi thấy bóng người.
Đăng lúc: 09:23 - 24/08/2011
(Kính tặng Đại tá Lê Hồng Thanh, nguyên Phó CHT Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang)
Hồi đó, con mới tám chín tuổi, tóc vàng hoe, người ốm như cây tăm. Chiều chiều mẹ thường dắt con lên gò cao, nơi đầu dốc của con đường mòn dẫn từ nhà mình vào rừng. Nhìn khóm mía lau già ngả nghiêng trong gió, mẹ kể cho con nghe về sự tích của nó. Mãi đến bây giờ, khi đã trở thành một bác sĩ quân y con mới hiểu hết ý nghĩa câu chuyện ấy. Cây mía lau chính là cuộc đời của mẹ, người đàn bà không ra trận mà thương tích đầy mình bởi chiến tranh; cả đời quằn quại khổ đau bởi chiến tranh.
Đăng lúc: 08:39 - 24/02/2011
Mấy ngày nay ông Hai cứ đi lang thang khắp đồng trên xóm dưới để tìm con Luốc. Con chó đực có màu lông rất lạ, như chiếc áo trắng bị người ta rắc lên nắm tro đen. Từ ngày con Kim, đứa con duy nhất đi lấy chồng, ông sống một mình với con Luốc trong ngôi nhà ở khu tái định cư này.
Đăng lúc: 15:09 - 18/11/2010
Cơ quan có một suất học đại học chuyên ngành và tôi may mắn được chọn. Đây là điều tôi ao ước bấy lâu nay, nhưng bây giờ nó đến chỉ làm tôi buồn. Khi thủ trưởng gọi lên thông báo việc tuyển chọn của Ban Giám đốc, tâm trạng tôi rối bời. Không cần hỏi thì tôi cũng biết sẽ có nhiều lý do để chồng tôi không đồng ý. Công bằng mà nói, không phải anh ấy không thương tôi, không quan tâm đến sự tiến bộ của tôi, nhưng trong hoàn cảnh này mà tôi đi học xa và đi nhiều năm như vậy, chồng tôi khó lòng chấp nhận. Mà nếu như chồng tôi chấp nhận rồi thì còn mẹ chồng tôi nữa. Tôi là cô dâu mới, làm sao mở miệng nói với mẹ chồng chuyện này? Có thể vì không muốn thấy tôi buồn, không muốn mang tiếng hà khắc với con dâu, mẹ chồng tôi sẽ cho tôi đi học, nhưng liệu bà có vui? Còn không đi học thì sao? Thì coi như tôi tự lấp mất con đường thăng tiến của mình, tự xóa tên mình trong danh sách cơ cấu nhân sự của cơ quan. Không đi học lần này có lẽ vĩnh viễn tôi không còn cơ hội nữa, bởi rồi tôi sẽ có con, sẽ rối bù với bao công việc. Bây giờ ra đi đã khó, lúc có con thì còn hy vọng gì.