Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cá kết hợp

Đăng lúc: Thứ sáu - 29/10/2010 10:02
Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cá kết hợp

Hiệu quả cao từ mô hình nuôi cá kết hợp

Nghề nuôi tôm thâm canh đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trong khi mức độ rủi ro ngày càng cao, nhất là rủi ro về dịch bệnh, trong khi ý thức người dân trong việc nuôi tôm mang tính cộng đồng còn hạn chế. Xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên anh Trần Thanh Phong, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông đã quyết định chuyển 4 ao nuôi tôm thâm canh sang mô hình nuôi cá kết hợp theo hướng bền vững - và anh Phong đã thành công ở mô hình này với lợi nhuận hàng năm trên 500 triệu đồng.

Anh Phong là người gắn bó với nghề từ khi nghề nuôi tôm thâm canh ở Tiền Giang hình thành và phát triển cho đến nay, hiện anh có trên 3 ha với 4 ao nuôi tôm thâm canh. Qua kinh nghiệm nuôi tôm của mình, anh Phong đúc kết: nghề nuôi tôm thâm canh tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh nên mô hình nuôi cá kết hợp là mô hình nuôi bền vững, đảm bảo lợi nhuận cao trên đồng vốn bỏ ra.

Những năm trước, do nuôi tôm thâm canh liên tục qua nhiều vụ nên các ao nuôi tôm của anh chất lượng suy giảm, dịch bệnh nhiều, có năm diện tích tôm bệnh chiếm hơn 30% cộng với những đợt tôm bị rớt giá năm 2 năm trước đây nên anh bị lỗ nặng. Qua nhiều đêm suy nghĩ, học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành nông nghiệp Tiền Giang và bà con nuôi tôm, cá các tỉnh trong khu vực, anh Phong đã quyết định nuôi cá rô đồng kết hợp với các loại cá tạp trong mô hình nuôi của mình.

Năm 2009, anh nuôi thử nghiệm 4 ao với diện tích hơn 2 ha mặt nước. Trong đó, 1 ao dùng để ương giống nhằm tiết kiệm diện tích, công chăm sóc do được nuôi với mật độ cao; 2 ao dùng để nuôi cá rô thương phẩm với nguồn cá giống từ ao ương mang sang. Và đặc biệt, là ao cuối cùng được anh dùng để nuôi các loại cá tạp như: cá trắm cỏ, cá rô phi, cá tra.Với nguồn thức ăn là nước thải từ ao nuôi cá rô đồng, hoàn toàn không sử dụng thức ăn công nghiệp hay tự chế. Nước thải từ ao nuôi cá rô đồng được đưa qua ao nuôi cá tạp bằng cách bơm nước vào ao nuôi cá rô đồng và khi đến mức nước nhất định, nước trong ao nuôi cá rô đồng sẽ chảy qua ao nuôi cá tạp qua ống nhựa.

Anh Phong cho biết, một năm có thể được 2 vụ cá rô đồng với thời gian nuôi mỗi vụ khoảng 5 tháng, song song đó anh nuôi được một vụ cá tạp. "Trong mô hình nuôi này thì ao nuôi cá tạp chắc chắn sẽ lời vì chỉ tốn tiền con giống, do đó bán được bao nhiều tiền là lời bấy nhiêu. Còn ao nuôi cá rô đồng thì do giá thức ăn hiện nay quá cao nên có thể lời hay lỗ tùy thuộc vào thị trường. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên năm 2009, anh thả giống ở ao nuôi cá tạp với mật độ thấp, do đó chỉ thu được lợi nhuận 100 triệu đồng từ ao nuôi cá tạp và hơn 400 triệu đồng từ nuôi cá rô đồng". Anh Phong lý giải.

Trong năm 2010 này, anh thả các loại cá tạp với mật độ gấp đôi năm rồi, khoảng 40 con/m2. Đến nay, qua 5 tháng nuôi thì cá vẫn phát triển tốt nên lợi nhuận chắc chắn sẽ cao tương ứng, thậm chí có thể tăng gấp ba lần năm 2009, do giá cá chợ tăng cao do vì ảnh hưởng dịch heo tai xanh. Còn đối với cá rô đồng, theo anh Phong, giá cá đang ở mức thấp do "đụng" với cá rô đầu vuông ở An Giang. Hiện nay, giá cá là 28.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất là 23.000 đồng/kg. Ở 2 ao nuôi cá rô đồng sắp thu hoạch với thời gian nuôi 5 tháng, khoảng hơn 40 tấn cá được thu hoạch, sẽ thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng.

"Từ người chuyên nuôi tôm thâm canh chuyển qua nuôi cá là một điều không thật dễ dàng" - anh Phong chia sẻ. Để có mô hình nuôi như hôm nay, anh đã phải đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của rất nhiều chuyên gia nuôi cá nước ngọt trong ngành nông nghiệp Tiền Giang, cũng như mô hình nuôi cá ở cá tỉnh bạn như: An Giang, Đồng Tháp Và kinh nghiệm bắt cá bằng phương pháp "gài lưới" sao cho cá bắt lên không bị xây sát, đỏ mình cũng là thành quả của 2 chuyến đi Đồng Tháp để học hỏi kinh nghiệm của anh.

Như vậy, với 2 vụ cá rô đồng cùng với 1 vụ nuôi cá tạp, hàng năm anh Phong thu được lợi nhuận hơn 500 triệu đồng. Quả thật, nuôi tôm không phải là mô hình nuôi duy nhất có thể thu được lãi cao, nhất là trong điều kiện môi trường ngày càng suy giảm, dịch bệnh ngày càng nhiều. Việc chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi cá kết hợp cũng là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, nhất là mô hình này vừa tận dụng được nguồn thức ăn dư thừa của đối tượng nuôi chính, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Trí Quang
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 202
  • Khách viếng thăm: 200
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 18889
  • Tháng hiện tại: 2518275
  • Tổng lượt truy cập: 48892402