Dựng nên cơ nghiệp vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió

Đăng lúc: Thứ bảy - 19/06/2010 06:47
Ấp Lý Quàn, xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông được xem là một nơi heo hút, đầu sóng ngọn gió đầy khó khăn của tỉnh Tiền Giang. Đây vốn là vị trí đầu cù lao Lợi Quan vươn mình ra biển Đông và nằm kẹp giữa hai vàm Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền). Tuy nhiên, không ngại khó, không sợ gian khổ, quyết chí dựng nghiệp vững vàng thông qua nỗ lực khai thác tốt tiềm lực đất đai, lao động và đạt thành quả mỹ mãn là trường hợp điển hình của nông dân Lê Văn Mức với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến trên vùng đất nhiễm mặn. Chỉ với vỏn vẹn có 1 ha mặt nước đưa vào nuôi thủy sản, trung bình mỗi năm ông Lê Văn Mức đạt tổng giá trị sản xuất gần 180 triệu đồng, sau khi trừ đi các chi phí cần thiết còn thu lãi ròng gần 70 triệu đồng. Nhờ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến mà đời sống gia đình ông đã ổn định và ngày một nâng lên.

Nói về thành quả lao động của mình, ông Lê Văn Mức cho biết, phần đất trên trước đây trồng lúa. Do đặc thù thổ nhưỡng và điều kiện thủy văn nhiễm mặn 4 - 6 tháng tùy năm nên trồng lúa chỉ được 1 vụ năng suất bấp bênh, quần quật "bán lưng cho trời, bán mặt cho đất" vẫn không đủ ăn. Trước xu thế chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tại những địa bàn thuần nông, đồng thời được sự khuyến khích của nhà nước, khoảng năm 2008 ông Mức mạnh dạn đầu tư chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản có giá trị xuất khẩu cao - đối tượng là con tôm sú và mô hình ông chọn là nuôi quảng canh cải tiến.

Để đảm bảo thành công, ngoài việc làm ao mương đúng kỹ thuật, sưu tầm tài liệu, tranh thủ hỗ trợ của cán bộ khuyến ngư,...ông Lê Văn Mức còn tham gia lớp tập huấn nuôi tôm sú trong khuôn khổ chương trình dạy nghề nông thôn ngắn hạn do tỉnh triển khai tổ chức. Từ lớp học này, ông Lê Văn Mức đã tiếp thu được những kiến thức nuôi tôm sú và mô hình nuôi quảng canh cải tiến một cách căn bản, khoa học, dễ ứng dụng vào thực tiễn sản xuất địa phương. Đó cũng coi như là bài học vỡ lòng cho những nông dân quyết tâm làm giàu bằng nghề nuôi tôm sú - một nghề mới đầy triển vọng ở miền đất hạ lưu sông Cửu Long tiếp giáp với biển Đông muôn trùng sóng vỗ. Từ bài học vỡ lòng ấy kết hợp với kiến thức thu thập được từ các kênh thông tin khác vận dụng một cách nhuần nhuyễn đã giúp ông Lê Văn Mức nuôi tôm sú thành công.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Tân Phú Đông đánh giá cao mô hình nuôi tôm sú quảng canh của ông Lê Văn Mức. Ông Nam cho biết, mô hình này phù hợp với trình độ nuôi của nông dân, ít rủi ro lại mang đến hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản xuất khẩu của địa phương đã đạt trên 3.084 ha, chủ yếu tôm sú và tôm thẻ. Đáng chú ý, chỉ riêng nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến đã lên đến gần 2.050 ha. Năm 2010, huyện phấn đấu đạt sản lượng tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trên 8.000 tấn. Để đạt mục tiêu này, địa phương đang tích cực nhân rộng và phổ biến những kinh nghiệm về xây dựng mô hình nuôi tôm phù hợp, thành công của ông Lê Văn Mức ra cộng đồng.

Văn Kỳ Thanh
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 198
  • Khách viếng thăm: 194
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 30314
  • Tháng hiện tại: 2586757
  • Tổng lượt truy cập: 48960884