Phước Trung (Gò Công Đông) hướng tới nhiều mô hình hợp tác bền vững

Đăng lúc: Thứ bảy - 19/06/2010 06:52
Phước Trung (Gò Công Đông) hướng tới nhiều mô hình hợp tác bền vững

Phước Trung (Gò Công Đông) hướng tới nhiều mô hình hợp tác bền vững

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các loại hình kinh tế truyền thống như hợp tác xã (HTX), trang trại,... trong nông thôn đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình hợp tác tự nguyện của những người nông dân có cùng điều kiện, góp vốn, góp sức làm ăn nhằm giúp nhau giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 10/5/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong những năm qua, các hợp tác xã trên địa bàn huyện Gò Công Đông từng bước được củng cố, các tổ hợp tác mới được thành lập phù hợp với yêu cầu theo sự tự nguyện của người dân, đến nay toàn huyện có 4 hợp tác xã và 12 tổ hợp tác nằm rải rác ở các xã, thị trấn đang hoạt động. Đây là điều kiện để các tổ viên phát triển và mở rộng sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Trong đó, Phước Trung là địa phương có nhiều tổ hợp tác hơn so các xã trong huyện: Hợp tác xã Toàn Thắng , Tổ hợp tác may Quỳnh Hương, Tổ hợp tác lúa giống nông nghiệp, Tổ hợp tác đan ghế xuất khẩu và nhiều loại hình khác, mặc dù chưa phải là tổ hợp tác nhưng trong gia đình hay một nhóm hộ tập trung lại với nhau tự bỏ vốn, phương tiện máy móc, con người để sản xuất, đã thu hút được nhiều lao động nông nhàn .

Tổ hợp tác may Quỳnh Hương ra đời từ năm 2006 với 5 thành viên, hiện có 113 máy may công nghiệp (vừa trang bị mới 63 máy trong năm 2009) nhận gia công hàng may mặc, tạo việc làm cho hơn 80 lao động, trong đó có 1/3 lao động là người của xã Phước Trung, doanh thu bình quân 720 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người 900.000 đồng/tháng. Ban chủ nhiệm cố gắng liên hệ ký nhiều hợp đồng mới cho công nhân có việc làm thường xuyên.

Anh Nguyễn Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Trung cho biết: Nếu so với lao động đi làm ăn xa ở các công ty, xí nghiệp tại TP Hồ Chí Minh thì người lao động có tay nghề trên lĩnh vực này vẫn thấy có lợi hơn vì được làm gần nhà, có điều kiện chăm sóc gia đình, không phải tốn chi phí đi lại, chỗ ở, nhu cầu chi tiêu ở địa phương thấp.

Tổ hợp tác sản xuất lúa giống Phước Trung, ra mắt hoạt động trong năm 2009, trong các vụ 1 và 2 năm 2009 hiệu quả không cao, do xã viên thiếu kinh nghiệm sản xuất, trong vụ 3 (Đông- xuân) vừa qua, Tổ đạt sản lượng 6 tấn/ha, đạt tiêu chuẩn về chất lượng lúa giống. Tổ đã bán cho nông dân trong xã 2 tấn, còn lại 8 tấn bán cho các đại lý cung ứng lúa giống cho nông dân trên địa bàn huyện.

Nổi bật, cũng trong năm 2009, Phước Trung ra mắt thêm Tổ hợp tác đan gia công ghế nhựa xuất khẩu  với  3 thành viên, vốn điều lệ 180 triệu đồng. Được biết, tiền thân của Tổ hợp tác này là từ hoạt động của cơ sở  gia đình chị Phạm Thị Loan Thảo nhận nguyên liệu từ Công ty Mây Việt Tiền Giang, bước đầu chỉ là để giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi trong gia đình, nhưng dần dần lao động trong xóm ấp tham gia càng đông, đến nay có 22 công lao động thường xuyên, tùy theo loại sản phẩm ghế nhựa mà tiền công và ngày công hoàn thành trong thời gian khác nhau như: ghế Sumatra, người đan mất 1,5 ngày, tiền công 90.000 đồng/cái; ghế Tahuma, người đan mất 2 ngày tiền công 100.000 đồng; ghế Peat đơn hoặc đôi, người thợ mất từ 1,5- 2 ngày, tiền công từ 150- 220.000 đồng/cái. Có nhiều chị em rất siêng năng, nên nếu có nguyên liệu thường xuyên thì thu nhập đạt khá, bình quân 1,5 triệu đồng/người, có người thu nhập hơn 2 triệu đồng/tháng.

Chị Phạm Thị Loan Thảo, Tổ trưởng Tổ hợp tác cho biết, hiện tổ đã mở rộng cơ sở sản xuất tại ấp Hiệp Trị, có cơ sở sản xuất rộng rãi sẽ thu hút công lao động nhiều hơn, song nếu được vay nguồn vốn ưu đãi lãi suất thấp thì khả năng mở rộng sản xuất dễ dàng hơn, vì cứ 3 tháng quay vòng vốn một lần, nhưng tiền lương thì hàng tháng phải ứng trước để trả cho nhân công. Nhất là những đợt hàng gấp, có giá trị cao nguồn vốn không đủ để quay vòng. Hơn nữa, nếu lao động được vay vốn giải quyết việc làm để phát triển thêm kinh tế gia đình,  cuộc sống ổn định, người lao động sẽ gắn bó với tổ hợp tác hơn.

Ở xã Phước Trung có anh Nguyễn Văn Tài ,ngụ ấp Tân Xuân đầu tư sắm 01 máy gặt đập liên hợp loại lớn với số vốn 400 triệu đồng, do từ trước anh là chủ bồ phóng nên việc chuyển sang thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp càng thuận lợi. Mùa vụ vừa rồi, anh cho thuê máy để thu hoạch hơn 100 ha lúa của nông dân trong xã và các xã lân cận. Điểm nổi bật là từ 2 năm nay, do có uy tín với bà con nông dân, anh tập hợp các anh em có máy cày, máy phóng, máy bơm nước thành một tổ (hiện trong tổ có 1 máy gặt đập liên hợp, 4 máy cày cỡ lớn, 2 chiếc máy cày trung, 1 chiếc kobe, 2 chiếc máy gạn đất, 1 máy xới) đảm nhận từ khâu cày, xới đất, thông báo lịch xuống giống theo khuyến cáo của ngành chức năng, . Mỗi ngày anh thông báo cho các hộ xuống giống từ 5- 7 ha, ngày hôm sau những hộ liền kề tiếp tục xuống giống, cứ như thế hơn 50 ha, việc xuống giống tập trung, liền kề sẽ dễ dàng trong khâu thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp vì liền vùng liền thửa (thu hoạch theo dạng cuốn chiếu). Nếu nông dân có nhu cầu bán, anh sẽ thu mua theo giá của thương lái, anh và số anh em trong tổ đứng ra thu hoạch, gom lúa, bốc vác, vận chuyển, người bán chỉ trông coi cân, đong và nhận tiền. Anh Nguyễn Văn Sang, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, mô hình sản xuất của anh Tài rất có hiệu quả, bước đầu hướng nông dân vào việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Hiện xã cùng ngành chức năng huyện đang xúc tiến vận động ra mắt tổ hợp tác liên hoàn trong mô hình khép kín ,nhằm tăng tính hiệu quả của mô hình này.

Cũng cần nói thêm, trên địa bàn xã, nhiều hộ dân tận dụng thời gian lao động nông nhàn nhất là thời điểm mùa vụ đã xong, nhận se nhang kiếm thêm thu nhập. Toàn xã có 3 tổ se nhang ở các ấp Hiệp Trị, Thanh Nhung 2 và Dương Quới có đến vài chục hộ tham gia, cũng tại ấp Hiệp Trị có hộ nhận may gia công giỏ xách với số lượng máy may hơn 20 chiếc, đây cũng là cơ sở để hướng các hộ vào tổ hợp tác trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng, lĩnh vực kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế do quy mô sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất lạc hậu, vốn góp tỷ trọng thấp, trình độ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, từ đó chất lượng, hiệu quả của các đơn vị hiện có chưa thật bền vững.

Để tạo điều kiện cho tổ hợp tác hoạt động hiệu quả hơn, trong thời gian tới cần có dự án và được hỗ trợ vay vốn .Có như vậy, mới từng bước xây dựng được các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đồng thời tạo môi trường hoạt động đa dạng, linh hoạt giúp tổ hợp tác không ngừng phát triển, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Thu Hồng
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 196
  • Khách viếng thăm: 193
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 43105
  • Tháng hiện tại: 2275655
  • Tổng lượt truy cập: 46242888