"Đưa tay anh bứt cọng ngò
hương em đứt ruột giả đò ngó lơ"
Đã "thương em đứt ruột" thì sao phải ngó lơ? Rõ ràng họ khá e dè, ngại ngùng trong chuyện thổ lộ tình cảm. Thương mà chẳng dám nói. Nhưng khi tình thương đó quá lớn, quá vẹn tròn thì họ sẽ nói với người thương lời thương.
"TUI THƯƠNG EM" không lãng mạn, hoa mỹ như TÔI YÊU EM" của Puskin, hay chỉ đơn thuần là một lời tỏ tình của những đôi trai gái yêu nhau. "TUI THƯƠNG EM" nghe bình dị mà chân thật. Theo tôi cảm nhận, nó không chỉ là một lời tỏ tình, cho cô gái biết tình cảm của anh. Mà ẩn sâu trong 3 từ ấy là mong muốn được chung đôi, được thành vợ thành chồng. Dễ hiểu thôi, người miền Tây xưa khi đã "thương" ai rồi, họ chỉ muốn được chăm sóc, được cùng nhau "tay bưng chén muối, dĩa gừng", được sì sụp "râu tôm nấu với ruột bầu" cùng nhau.
Một câu khó nói, nhưng khi đã được nói ra tới người mình "thương" nó lại mang trách nhiệm lớn của người nói. Một lời tỏ tình và cả một lời cầu hôn chân tình từ đáy lòng người Nam Bộ.
"Thương em từ thuở nằm nôi"
Thương em từ thuở mẹ về với cha"
Mỗi lần nghe từ THƯƠNG, bỗng thấy hân hoan vì có một tình yêu chân thành vừa được bày tỏ.
Trần Huỳnh Như
Viềt về Miền Tây là loạt bài dự thi tuyển chọn từ cuộc thi "Viết Về Cảm Xúc Miền Tây Quê Tôi" do Fanpage Miền Tây Quê Tôi (https://www.facebook.com/mientayquetoi) tổ chức. Bài viết được đăng dưới sự cho phép của tác giả và MTQT.
Ý kiến bạn đọc