Ghe hàng miền Tây

Đăng lúc: Thứ bảy - 22/12/2012 21:11

Ghe hàng - hình ảnh quen thuộc cái ngày tôi còn 5, 6 tuổi… Hễ thấy ghe hàng là tôi lẽo đẽo theo mẹ xuống bến, không phải để đòi mẹ mua hay sắm cái gì mà thỏa con mắt nhìn ngắm đồ đạc. Sao mà nhiều quá vậy?

Tít… tít… tít…” – Tiếng kèn vang lên rộn rã như một dấu hiệu để bà con trong xóm biết là ghe hàng đang tới gần. Ghe vừa ghé ở một bến, lật đật người lớn kẻ nhỏ bu kín một khúc sông. Người lớn mua nào là ít nước mắm, ít muối, nào là mua cái chổi quét nhà, mua thêm cái thau, cái nồi, cái đèn dầu, xà bông giặt giũ… Trẻ con thì nào là bánh là trái, nào là đồ chơi, là kẹo hay đơn giản chỉ là ít dây thun về thắt nhảy dây chơi…

 Ghe hàng - hình ảnh quen thuộc cái ngày tôi còn 5, 6 tuổi… Hễ thấy ghe hàng là tôi lẽo đẽo theo mẹ xuống bến, không phải để đòi mẹ mua hay sắm cái gì mà thỏa con mắt nhìn ngắm đồ đạc. Sao mà nhiều quá vậy?

Ghe hàng giống như một cái chợ thu nhỏ mà ở đó bất kì món đồ nào người dân quê tôi cũng có thể mua được. Trong cái thời bà con mình sống chủ yếu bằng phương tiện đi lại trên sông nước, đường xá chưa được khai thông như ngày nay, dăm bảy bữa mới chèo xuồng đi chợ một lần thì ghe hàng là một “cửa hàng tạp hóa” di động phục vụ bà con trong tận những vùng xa xôi hẻo lánh còn xa chợ búa. Trên ghe bán đủ thứ các loại đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày, lại còn bán thêm sách tập cho tụi nhỏ đi học…

Ghe hàng còn kiêm luôn cả vai trò mua phế liệu, mà đặc biệt là đổi keo chao cũ lấy bong bóng - cái loại đồ chơi mà con nít miền quê vô cùng khoái.

 

 Ngoài buôn bán bằng tiền mặt, ghe hàng còn có một đặc trưng là có thể bán chịu cho bà con vài ba ngày rồi trả. Bà con nhà quê ít ai có được của dư của để, nhưng chỉ khi nào bán được vài giạ lúa, mấy chục dừa, hoặc có tiền công làm mướn cho người ta… là trông ngóng tiếng kèn tít tít để trả cái số tiền thiếu đó và mua thêm một vài thứ nữa. Cái tình cái nghĩa của người dân quê tôi chính là chỗ đó!

 Giờ đây, đường xá được mở mang, ghe xuồng ít còn đi lại trên sông mà thay vào đó là những chiếc xe gắn máy đi lại ngày càng nhiều trên đường cùng với rải rác vài cái nhà là có một tiệm tạp hóa nhỏ mọc lên… Ghe hàng hầu như không còn nữa!

Đã lâu lắm rồi, hình ảnh chiếc ghe hàng với âm thanh tít tít vang dội đã dần chìm vào quên lãng. Người dân ở quê cũng quên mất sự tồn tại một thời của ghe hàng hồi đó. Nhưng mãi mãi trong tôi vẫn không thể nào quên được cái chiếc ghe chở đồ lủ khủ, máng ngược máng xuôi, nặng cả tay chèo của người chủ để mang đến cái đầy đủ cho những vùng quê nghèo.

Và tôi cảm thấy tiếc cho tụi nhỏ bây giờ… vì chúng có biết cái gì là ghe hàng đâu? Làm sao chúng biết 1 keo chao đổi được 1 cái bong bóng…

Kiều Lâm
(Theo lophocvuive.com)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 248
  • Khách viếng thăm: 247
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 49185
  • Tháng hiện tại: 2281735
  • Tổng lượt truy cập: 46248968