Giữa chuỗi ngày nắng vàng chang chang, nóng nảy, trời bỗng chùng xuống, thả mây mù giăng giăng. Đám cỏ bên vệ đường se sắt, ngậm sương, bóng tóc ai qua vờn nhẹ trong gió, “Em có để chút gì trên dấu cỏ / mà hương thơm bay suốt bốn mùa” (Trịnh Bửu Hoài). Đã cuối đông rồi thì phải, lòng......
“Mùa nước nổi” là cụm từ mà dân quê tôi hay sử dụng mỗi khi nước lũ tràn đồng. Từ tháng 7 âm lịch, quê tôi, nước lại tràn khỏi bờ. Mùa nước nổi làm cho người dân long đong, vất vả. Nhưng bù lại, như một sự tạ lỗi, nước nổi cũng đem đến cho con người bao sản vật tự nhiên, cho đất đai bao phù sa màu......
Điểm trường nằm trên bờ vàm kinh Kho, trên một khu đất cao ráo rộng chừng nửa công, có ba lớp, hai buồng tập thể, bằng tre lá sơ sài, phên vách chẳng đủ kín. Trước sân có hai cây còng, tán lá xum xuê, mát rượi... bên kia là Thạnh Mỹ, thấp thoáng sau hàng cây là khoảng trống cánh đồng vàng rực bông......
Theo thói quen ba năm nay kể từ ngày mừng đáo tuế lên tuổi sáu mươi, ông Ba Móm hiếm khi ra khỏi nhà lúc trời sụp tối. Ông thong thả uống trà, kể chuyện đời xưa cho đám cháu nghe rồi coi tivi tới gần chín giờ đêm thì lên giường. Vậy mà mấy đêm nay ông phải kiên nhẫn ngồi kề cửa sổ nghe ngóng động......
(Kính tặng Đại tá Lê Hồng Thanh, nguyên Phó CHT Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang)
Hồi đó, con mới tám chín tuổi, tóc vàng hoe, người ốm như cây tăm. Chiều chiều mẹ thường dắt con lên gò cao, nơi đầu dốc của con đường mòn dẫn từ nhà mình vào rừng. Nhìn khóm mía lau già ngả nghiêng......
- Chị trả cho tui năm ngàn đồng!
- Tiền gì mà trả?
- Tiền công tui lụm (thay vì lượm) cái nón cho chị đó.
...
NGÂM THƠ:
Nam: Em ơi hãy lắng nghe tiếng sóng rì rào,
Đêm ngày dòng sông chở phù sa đắp bồi quê mẹ
Nữ: Có phải không anh đó chính là lời tình tự,
Giai điệu ngọt ngào từ......Tháng giêng, mùa xuân đến rất nhẹ. Buổi sáng lành lạnh và đàn chim én về lượn bay trong thành phố. Mùa xuân, bao giờ cũng khơi gợi trong tôi kỷ niệm ấu thơ, về ngôi trường nơi tôi đã qua tuổi thơ cùng bao điều mơ ước, về những khuôn mặt bạn bè, đứa còn, đứa mất, đứa đã xa xôi… Tuổi trẻ ngày ấy như......
Tôi thấy anh Bảy mặc bộ quân phục sờn cũ, người gầy đi nhiều lắm. Tôi nói lâu quá không gặp, anh có khỏe không. Anh cười buồn: Anh chết rồi em. Giật mình tỉnh giấc chiêm bao, tôi cứ bâng khuâng mãi. Thực tế có đúng vậy không? Tính ra đã hơn ba mươi năm rồi không gặp anh và tôi chưa một lần về lại......
Đám gà xõa cánh, phơi lông
Mặt trời vừa lóe ánh hồng sau mưa
Vườn còn ướt tiếng chim trưa
Gió thu đã đẩy ngọn dừa lên cao...
Đang giữa trưa mùa hè, xóm làng yên lắng đến mức có thể nghe rõ tiếng lá chuối phân phất. Bỗng có tiếng la chói lói:
- Tụi nó nhậu đánh nhau gây án mạng rồi bà con ơi!
...Mùa thu, mùa vàng, mùa của ngày xưa. Thu thường gợi trong ta cảm giác man mác buồn khi chợt nhận ra những nhớ nhung tưởng chừng ngủ yên, bỗng trỗi dậy khi bất chợt ngắm chiếc lá vàng rơi mỏng manh tiếp đất. “Vàng rơi từng cánh tương tư” (“Tương tư hoàng diệp lạc”/ Ký Viễn - Lý......
Tặng các bạn thơ
Sáng nay ta trở lại rừng
Mà thương
Chiếc lá trung quân thuở nào
Nhớ rừng
Cây vẫn thương nhau
Sớt chia gian khó
Ngọt ngào
Đắng cay.
Cơ quan có một suất học đại học chuyên ngành và tôi may mắn được chọn. Đây là điều tôi ao ước bấy lâu nay, nhưng bây giờ nó đến chỉ làm tôi buồn. Khi thủ trưởng gọi lên thông báo việc tuyển chọn của Ban Giám đốc, tâm trạng tôi rối bời. Không cần hỏi thì tôi cũng biết sẽ có nhiều lý do để chồng tôi......
Nhà thơ Tế Hanh có viết: “Anh xa nước nên yêu thêm nước. Anh xa em càng nhớ thêm em” (Thơ tình ở Hàn Châu - 1956). Cũng ý đó, Chế Lan Viên nói khác: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”.
Tôi là người phiêu dạt, có hai quê hương - hai người mẹ. Giống như......
Hồi nhỏ, mưa chỉ đơn giản là tiếng cười nắc nẻ tóe nước bên hàng hiên mái ngói, hay tiếng hò reo theo con thuyền giấy gấp vội trôi theo dòng nước trước ngõ nhà. Lớn lên một chút, mưa thành những suy tư vội vàng trên cành lá trĩu nước, xanh mát miên man. Rồi không biết tự lúc nào hóa thành cái xao......
Sau những ngày lênh đênh trên biển và được gặp những con người dũng cảm làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió, trở về đất liền, chúng tôi thấy nhớ da diết những ngày tháng tư ngắn ngủi ở Trường Sa với nắng, gió và biển xanh. “Không xa đâu, Trường Sa ơi!” - câu hát này sẽ được nhớ mãi với những ai đã......
Tên ông già 84 tuổi ấy là Phạm Văn Pheo. Trước ở xã Tân Hòa Đông còn giờ thuộc xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Pheo là cây tre - tiếng miền ngoài đó. Tên quê kiểng vậy. Mà bụng dạ, tính nết ông cũng như loài tre: “Rễ siêng không sợ đất nghèo. Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”......
Con chim trao trảo nhận biết trái chín bằng màu nên những loại trái màu đỏ rực nó rất thích. Con dơi quạ nhận ra trái chín bằng mùi, nên nó không bao giờ ăn trái sống. Mỗi loại trái chín có mùi thơm khác nhau, có thứ phát tiết bên ngoài như nhãn, sầu riêng, ổi sẻ..., có thứ tiềm ẩn bên trong khi cắn......