Nghề nuôi cá tra xuất khẩu ở Tân Phong

Đăng lúc: Thứ sáu - 11/06/2010 07:59
Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Tân Phong, huyện Cai Lậy được nhiều người biết đến ngoài các loại trái cây đặc sản như nhãn tiêu huế, chôm chôm..., nông dân còn tận dụng bãi bồi ven sông Tiền để phát triện nghề nuôi cá tra xuất khẩu, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều nông hộ.

Toàn xã có 55 ha nuôi cá tra xuất khẩu, sản lượng khai thác đạt 20.000 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở cồn Tròn, ấp Tân An và cồn Bầu, ấp Tân Bường A. Theo người dân cho biết: nghề nuôi cá tra xuất khẩu ở xã Tân Phong thịnh hành từ năm 1995, đầu tiên chỉ có vài hộ nuôi ở cồn Tròn. Thời điểm này, đầu ra cá tra ổn định, giá thức ăn, thuốc thú y thủy sản ở mức thấp, nghề nuôi cá tra cho thu nhập cao. Thấy hiệu quả nuôi cá tra xuất khẩu ổn định, nhiều người sang cồn Bầu thuê hoặc mua đất để nuôi cá tra, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Năm 2009, đầu ra con cá tra không ổn định, nhiều hộ "treo" hầm không thả cá, hạn chế rủi ro, một số hộ do không có vốn, phải "sang" (bán) hầm cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu. Năm 2010, đầu ra cá tra ổn định, nghề nuôi cá tra ở xã Tân Phong bắt đầu sôi động trở lại, chủ yếu là của các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu. Ông Nguyễn Văn Út, nhân viên Công ty chế biến cá tra xuất khẩu Thành Phát, TP Mỹ Tho cho biết: "Công ty vừa sang 6 ao với 8 ha do nông dân địa phương để lại. Đây là vụ đầu tiên Công ty nuôi cá tra xuất khẩu được 5 tháng tuổi, đàn cá tăng trưởng nhanh, trọng lượng bình quân đạt 600g/con, chi phí thức ăn 780 bao/ngày, kinh phí 280 triệu đồng, chưa kể công chăm sóc và thuốc thú y". Khoảng 2 tháng nữa thu hoạch, ông hy vọng giá cá ổn định, hứa hẹn mùa bội thu. Anh Nguyễn Tí Hon ở cồn Bầu cho biết: Gia đình anh nuôi 3 ao, với 2 ha, vụ vừa rồi thu hoạch trên 400 tấn cá, lợi nhuận vài chục triệu đồng. Vụ này, anh thả cá được 2 tuần. Theo anh, bình quân 1 kg cá thành phẩm chi phí 15.500- 15.800 đồng, đầu ra hiện nay trên 16.000 đồng, nếu đầu ra ổn định như hiện nay, nông dân nuôi có lãi nhưng không cao, do giá thức ăn, thuốc thú y tăng vọt.

Nhằm giúp nông dân an tâm phát triển nghề nuôi thủy sản trên địa bàn huyện, thời gian qua, Trạm khuyến nông-khuyến ngư huyện Cai Lậy chú trọng chuyển giao khoa học- kỹ thuật, hướng dẫn các mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả, giúp nông dân an tâm sản xuất. Tuy nhiên, để nghề nuôi cá tra xuất khẩu ven sông Tiền phát triển mạnh, thiết nghĩ các ngành chức năng cần hỗ trợ nông dân về thông tin thị trường, chú trọng chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ vốn cho nông dân, đồng thời có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà, giúp nông dân an tâm sản xuất, nâng cao hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

Nguyễn Thảo
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 203
  • Khách viếng thăm: 200
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 45734
  • Tháng hiện tại: 2490624
  • Tổng lượt truy cập: 48864751