An toàn thực phẩm - Xu hướng phát triển của vùng nuôi cá tra

Đăng lúc: Thứ ba - 01/06/2010 08:59
Ao nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF 1000

Ao nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF 1000

Hiện nay, thị trường thế giới đang đặt ra các tiêu chuẩn rất cao cho cá tra, cá basa và cả hàng hóa nông sản xuất khẩu. Muốn vượt qua các rào cản do các nước nhập khẩu đặt ra, phải đáp ứng và tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ nuôi trồng cho đến chế biến và tiêu thụ. Vì thế, việc xây dựng một quy định, một tiêu chuẩn chung cho nghề nuôi cá tra, basa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước nhằm tạo ra thế phát triển bền vững là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng thức ăn và sản phẩm chế biến của chúng ta chưa được quan tâm nhiều. Điều này đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm rất nhiều. Để nghề nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá tra nói riêng phát triển ổn định và bền vững, trong xu thế phát triển hiện nay, thì quá trình sản xuất phải được quản lý bởi các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, sản phẩm tạo ra phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường như CoC/Gap/BMP, SQF ... Có như vậy, sản phẩm mới có sức cạnh tranh, tăng hiệu quả cho hoạt động nuôi trồng, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Nuôi cá tra áp dụng SQF 1000

Tiêu chuẩn SQF 1000 2000CM  là chữ viết tắt tiếng Anh: Safe Quality Food  (Thực phẩm An toàn & Chất lượng) đã được triển khai 15 năm, đầu tiên tại Úc, sau đó, năm 2000, Viện Tiếp thị Thực phẩm (FMI) Hoa Kỳ làm chủ sở hữu và điều hành. Tiêu chuẩn SQF đáp ứng được các tiêu chí an toàn thực phẩm nghiêm ngặt của Hoa Kỳ và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế khác, cũng như những đòi hỏi của người tiêu dùng. SQF 1000CM chủ yếu áp dụng cho nhà chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản trên thế giới, bắt đầu được áp dụng trong nuôi cá tra tại Việt Nam vào năm 2004 tại An Giang và hiện nay lan rộng ra nhiều địa phương khác.

Thu hoạch cá tra

Thu hoạch cá tra ở Cái Bè
Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đang hỗ trợ nông dân nuôi cá tra sạch bằng chương trình hỗ trợ áp dụng tiêu chuẩn thực phẩm an toàn SQF 1000CM trên diện tích nuôi 18 hécta. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang cho biết, tiêu chuẩn SQF 1000CM đang được áp dụng cho vùng nuôi cá tra an toàn tại cồn Cổ Lịch thuộc xã Hòa Hưng và Hòa Khánh, huyện Cái Bè. Nông dân tham gia chương trình sẽ được một tổ chức quốc tế cấp chứng nhận SQF 1000CM cho người nuôi hoặc nhóm hộ nuôi cá liên kết. Trước đó, Hợp tác xã Hòa Hưng và Trại nuôi cá Mỹ Thuận của Công ty cổ phần Hùng Vương với tổng diện tích 25 hecta ao nuôi cá tra đã được cấp chứng nhận SQF 1000CM.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM đem lại cho người nuôi cá tra nhiều thuận lợi trong việc vượt qua những rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá tra và tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản phẩm cá tra đạt tiêu chuẩn SQF 1000CM sẽ đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; kiểm soát chặt chẽ và có quy trình phòng ngừa khắc phục các mối nguy trong quá trình sản xuất, tránh thiệt hại cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng.

Hiện nay, Chi cục Thủy sản Tiền Giang cũng đang tiếp nhận và triển khai đề tài mở rộng diện tích nuôi cá tra đa tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn SQF cho vùng nuôi cá tra thuộc huyện Cái Bè, Cai Lậy trên diện tích 10ha.

Vẫn chưa có sự khác biệt

Việc được cấp chứng nhận vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn SQF đã khó, việc đạt được tái chứng nhận SQF đối với các vùng nuôi cá tra đã được chứng nhận cũng là một điều rất quan trọng. Mặt khác, cần nhân rộng mô hình này đối với các địa phương khác trong tỉnh để người dân có cơ hội hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình làm ra. Đây là một thách thức lớn đối với người dân trong tương lai, trong điều kiện mà giá sản phẩm cá tra thực hiện quy trình nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF 1000CM và giá sản phẩm cá tra không thực hiện theo quy trình nuôi nói trên lại không có sự chênh lệch. Theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh An Giang (AFA), thời gian qua, tại các vùng nuôi cá tra, ngành thủy sản tập huấn cho hàng ngàn hộ nuôi cá tra theo tiêu chuẩn SQF 1000CM. Tuy nhiên, số lượng đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn này rất ít. Mô hình sản xuất cá sạch buộc người nuôi phải cam kết đảm bảo chất lượng ở tất cả các khâu chăn nuôi, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn nhưng không được đảm bảo một mức giá cao tương xứng khi tiêu thụ...

Nhưng xu hướng tất yếu là tất cả những sản phẩm phải được sản xuất theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn dịch bệnh, thì vấn đề người dân sản xuất theo tiêu chuẩn SQF 1000CM sẽ được thị trường tin tưởng về chất lượng và sẽ được hưởng lợi thế hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Lúc đó, sự chênh lệch giá giữa sản phẩm được chứng nhận SQF 1000CM và sản phẩm không được chứng nhận SQF 1000CM sẽ là động lực thúc đẩy người nông dân tích cực sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm.

Trí Quang
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 210
  • Khách viếng thăm: 204
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 37
  • Tháng hiện tại: 2556480
  • Tổng lượt truy cập: 48930607