Công bố Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang

Đăng lúc: Thứ năm - 15/05/2014 08:30
Ngày 13-5, Sở Xây dựng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 3492/QĐ-UBND ngày 24-12-2013, Tiền Giang có 3 vùng kinh tế - đô thị:
Đại diện Phân viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Việt Nam (Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Quốc gia) trình bày tóm tắt nội dung Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang.
Đại diện Phân viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Việt Nam (Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn Quốc gia) trình bày tóm tắt nội dung Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang.

Vùng kinh tế - đô thị trung tâm gồm TP. Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành, trong đó TP. Mỹ Tho vừa là đô thị trung tâm vùng tỉnh Tiền Giang vừa là đô thị của cực phát triển phía Tây Nam vùng TP. Hồ Chí Minh, cực phát triển phía Bắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Định hướng phát triển vùng là đô thị, giáo dục - đào tạo, y tế cấp vùng TP. Hồ Chí Minh, ĐBSCL và vùng tỉnh; phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản, thương mại - dịch vụ, du lịch sinh thái cù lao trên sông Tiền, du lịch văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia; phát triển công nghệ cao trồng hoa, cây cảnh, rau an toàn.

Vùng kinh tế - đô thị phía Đông gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông. Đây là vùng phát triển năng động thứ 2 của tỉnh, trong đó thị xã Gò Công là đô thị hạt nhân. Vùng tập trung phát triển công nghiệp, cơ khí, dịch vụ cảng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái biển, bảo tồn rừng ngập mặn. Sau năm 2020 hình thành khu kinh tế biển ở đây.

Vùng kinh tế - đô thị phía Tây gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Tân Phước, trong đó thị xã Cai Lậy là đô thị hạt nhân. Vùng định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông sản (lúa gạo, trái cây); nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại - dịch vụ, chợ đầu mối nông sản; du lịch sinh thái cảnh quan vườn cây ăn trái vùng Đồng Tháp Mười.

Cũng theo quy hoạch, định hướng phát triển không gian vùng đến năm 2030, Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, phát triển cân bằng, bền vững; trung tâm đô thị - công nghiệp chuyên ngành, trung tâm thương mại - dịch vụ, trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp tiểu vùng phía Tây Nam của vùng TP. Hồ Chí Minh và phía Bắc của vùng ĐBSCL, trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp chuyên canh lúa và trái cây cấp Quốc gia.

Tiền Giang sẽ đóng vai trò kết nối giao thương giữa vùng TP. Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL, kết nối các nước Tiểu vùng sông Mê Kông với quốc tế; vùng phát triển có bản sắc văn hóa truyền thống, có cảnh quan sinh thái đa dạng dọc sông Tiền, ngập mặn; là vùng có chất lượng cuộc sống tốt.

N. Văn
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 237
  • Khách viếng thăm: 234
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 9894
  • Tháng hiện tại: 2509280
  • Tổng lượt truy cập: 48883407