Thanh tra Tiền Giang: Lấy lời Bác dạy làm phương châm hành động

Đăng lúc: Thứ hai - 08/06/2015 08:57
“Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới. Cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ là không soi được” (Trích Huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-4-1957). Đây là câu nói nằm lòng mà người cán bộ thanh tra nào cũng thuộc để làm phương châm tự rèn luyện mình, phấn đấu vươn tới “chân, thiện, mỹ”, xứng đáng là người cán bộ “của dân và vì dân”.
Ngoài thành tích chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra Tiền Giang dẫn đầu về thành tích văn nghệ, thể thao của cụm miền Tây Bắc sông Hậu.
Ngoài thành tích chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh tra Tiền Giang dẫn đầu về thành tích văn nghệ, thể thao của cụm miền Tây Bắc sông Hậu.

Tại Hội nghị điển hình tiên tiến các tỉnh Tây Bắc sông Hậu, cán bộ thanh tra Lê Nhật Trường (Tiền Giang) chia sẻ: “Với môi trường làm việc đầy nhạy cảm, nếu không nghiêm khắc với bản thân thì người cán bộ thanh tra rất dễ đánh mất mình. Vừa rèn luyện ý chí, giữ vững tinh thần, lực lượng cán bộ ngành Thanh tra từng bước chuẩn hóa trình độ nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Phần lớn cán bộ ngành Thanh tra Tiền Giang đều có trình độ đại học trở lên, được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, quản lý Nhà nước, lý luận chính trị, quan tâm tu dưỡng đạo đức, phẩm chất và đúc kết kinh nghiệm để chủ động xử lý tốt công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao…”.

Trong những năm qua, Thanh tra Tiền Giang đã triển khai và thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra, có 55 cuộc thanh tra hành chính tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm, bức xúc, được xã hội quan tâm như đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, tín dụng, ngân hàng; các chuyên đề thanh tra diện rộng như chuyên đề cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyên đề quản lý và sử dụng đất đai… Kết quả, phát hiện vi phạm kinh tế 383 tỷ đồng, 8.918 m2 đất, thu hồi nộp ngân sách 15 tỷ đồng, 100 m2 đất; kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý 368 tỷ đồng và 8.818 m2 đất.

Bên cạnh việc xử lý về kinh tế, việc xử lý về hành chính cũng luôn được chú trọng, Thanh tra Tiền Giang đã chuyển hồ sơ 4 vụ, việc qua công an điều tra với 8 đối tượng, kiến nghị xử lý hành chính 12 tập thể và 247 cá nhân… nhờ đó kịp thời chấn chỉnh hoạt động đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý kinh tế, đầu tư mua sắm công, đầu tư xây dựng cơ bản… giúp hoạt động đúng hành lang pháp lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị, tạo môi trường bình đẳng.

Nhiều sai phạm nghiêm trọng với thủ thuật, thủ đoạn đã được một số đoàn thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời. Qua xử lý các vụ, việc sai phạm có 4 cán bộ thanh tra trong quá trình thực thi công vụ đã trả lại 4 phần quà tặng và tiền của đối tượng thanh tra trên 80 triệu đồng; qua phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nổi lên những tấm gương điển hình như ông Lê Văn Phú, ông Lê Đăng Hưng, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo… từ đó cho thấy cán bộ thanh tra như “tấm gương soi luôn được giữ gìn và lau chùi cho sáng”.

Trong Đại hội Đảng bộ ngành Thanh tra, ông Hồ Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh Thanh tra Tiền Giang đã phát biểu: “Đối với cán bộ lãnh đạo ngành Thanh tra là phải thường xuyên chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm với cơ quan cấp trên về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.

Tăng cường thanh tra trách nhiệm thủ trưởng của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan thanh tra, theo hướng nâng cao hiệu quả, tính trách nhiệm trong hoạt động. Bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời đề cao vai trò, trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra và các thành viên trong đoàn”.

Quan tâm trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản thân từng cán bộ phải có tinh thần cầu tiến tự học và cập nhật kiến thức mới, tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn và nắm vững chính sách, chế độ của pháp luật để phục vụ công tác hiệu quả cao.

Nói cách khác, cán bộ làm công tác thanh tra phải giỏi hơn đối tượng được thanh tra mới phát hiện những sai phạm tinh vi của họ; đồng thời phải luôn rèn luyện và giữ gìn phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh và tư tưởng trong sáng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trung thành, tận tụy, gương mẫu, liêm khiết… Đó là tất cả những gì mà người cán bộ thanh tra nên có để hoàn thiện mình và nâng cao hiệu quả công việc mà mình được giao.

Ái Quỳnh
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 209
  • Khách viếng thăm: 203
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 23137
  • Tháng hiện tại: 2468027
  • Tổng lượt truy cập: 48842154