Phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng hội nhập và đổi mới diện mạo "Tam nông"

Đăng lúc: Thứ tư - 07/07/2010 09:24
Tỉnh Tiền Giang xác định phát triển ngành nghề nông thôn là khâu đột phá để hội nhập và đổi mới diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn "Tam nông", giúp nhà nông ổn định đời sống một cách căn cơ, vừa tạo điều kiện để địa phương đạt mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào năm 2020.

Tiền Giang chọn 7 khâu trọng tâm cần thực hiện nhằm đầu tư mở mang ngành nghề nông thôn, tạo việc làm, đạt hiệu quả cao về chuyển dịch trong cơ cấu lao động để nhà nông" ly nông nhưng bất ly hương". Đó là đầu tư phát triển có hiệu quả các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các ngành hoặc lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế như công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long; Phát triển mạnh du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái nhằm khai thác tối đa tiềm năng về vị trí địa lý và văn hóa lịch sử; Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới trong các làng nghề; Phát triển nguồn nhân lực phục vụ "Tam nông" theo Nghị quyết Trung ương; Đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất gắn với đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, sản lượng; Kiện toàn kết cấu hạ tầng nông thôn và hạ tầng làng nghề phục vụ giao thương để tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hướng đến xuất khẩu.

Trước mắt, Tiền Giang tập trung cho các ngành và lĩnh vực như: xay xát chế biến lúa gạo xuất khẩu, chế biến thủy hải sản xuất khẩu, làm hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến trái cây và các mặt hàng nông hải sản khác vốn là thế mạnh của tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long.

Được biết, từ nay đến cuối năm 2010, tỉnh Tiền Giang mở mang ngành nghề nông thôn phấn đấu thu hút thêm khoảng 2 vạn lao động. Giai đoạn 2011 - 2015 thu hút khoảng 7 vạn lao động và giai đoạn 2016 - 2020 thu hút khoảng 95.000 lao động. Để tạo chuyển biến mới mang tính đột phá, trong hai năm 2009 - 2010, tỉnh Tiền Giang đầu từ 2.070 tỉ đồng cho lĩnh vực mở mang ngành nghề nông thôn, giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư 9.000 tỉ đồng, 2016 - 2020 đầu tư thêm 20.500 tỉ đồng. Có như thế sẽ nâng tốc độ tăng trưởng ngành nghề nông thôn bình quân đạt 14,2%/năm cho các giai đoạn 2010 - 2020.

Minh Trí
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 413
  • Khách viếng thăm: 410
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 100860
  • Tháng hiện tại: 1849760
  • Tổng lượt truy cập: 48223887