Làm VAC trên Đồng Tháp Mười

Đăng lúc: Thứ tư - 07/07/2010 09:30
Huyện Tân Phước được thành lập đến nay đã 16 năm. Sự ra đời của huyện đánh dấu thành công rực rỡ chương trình chinh phục Đồng Tháp Mười được tiến hành mạnh mẽ ngay sau những ngày đầu tiên miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Ngày nay, Tân Phước là một huyện giàu tiềm năng, nơi ấy có rất nhiều nông dân tuy mới vào khai hoang sản xuất, nhưng nhờ sự nhạy bén làm ăn, cần cù và chịu khó đã sớm dựng nên cơ ngơi vững vàng. Điển hình như ông Phạm Văn Luông, cư ngụ tại xã Phước Lập nổi tiếng với mô hình VAC trên Đồng Tháp Mười.

Tại đây, ông Luông có trên 3 ha đất sản xuất. Thời trước, đất đai Phước Lập nói riêng và vùng Đồng Tháp Mười (Tân Phước, Tiền Giang) nói chung bị nhiễm phèn nặng, nhiều nơi không thể trồng trọt được phải bỏ hoang hóa. Từ khi nhà nước đẩy mạnh việc đào kênh mương, khai thông dòng chảy, đưa nước ngọt về cải tạo đất đai, rửa chua phèn kết hợp với kiện toàn hạ tầng nông thôn phục vụ đời sống mọi mặt của người dân đã giúp đánh thức tiềm năng nơi đây. Ông Phạm Văn Luông cho biết, đón đầu những cơ hội mới mở ra, gia đình ông đã tích cực đầu tư khai thác có hệ thống và hiệu quả khu đất trên. Trước mắt san lấp mặt bằng đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, thay đổi cơ cấu giống lúa phù hợp với điều kiện miền đất mới... nhằm chuyển đổi từ sản xuất 1 vụ trước đây sang trồng 3 vụ lúa ngắn ngày, năng suất cao ăn chắc. Bên cạnh đó, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc đồng thời với khai thác tiềm năng mặt nước ao mương đưa vào nuôi tôm cá theo mô hình VAC.

Ông Phạm Văn Luông cũng chia sẻ bí quyết đưa đến thành công với mô hình VAC rất mới mẻ ở Đồng Tháp Mười là ngoài yếu tố cần cù, nhạy bén còn phải nắm vững kiến thức và kỹ thuật nông nghiệp. Như đã biết, Đồng Tháp Mười là vùng đất khó bậc nhất ở Nam bộ, nhiều nơi không sinh vật nào có thể sống nổi trước thiên nhiên khắc nghiệt, trừ các loại cây, con đặc hữu như: năng, đưng, bàng, tràm, cá đồng, chim, chuột... Biết vậy, nên ông Luông coi trọng việc học tập và ứng dụng kỹ thuật, lựa chọn giống cây, giống con phù hợp có khả năng chống chịu với thời tiết thủy văn khắc nghiệt, quan tâm khâu làm đất kỹ lưỡng để "ém phèn" cho cây lúa phát triển tốt... Giải pháp phù hợp cũng là yếu tố quan trọng để đưa đến thành công của mô hình. Cụ thể, 3 ha đất trồng lúa năng suất cao quay 3 vòng/năm với sản lượng 45- 50 tấn lúa, 300m2 mặt nước nuôi cá da trơn (thả 1.000 con giống), chuồng nuôi thường trực 2 con heo nái cho 2 lứa heo giống/năm. Ngoài ra, gia đình còn nuôi thêm gà vịt để tận dụng nguồn thức ăn rơi vãi và phụ phẩm nông nghiệp, tăng thêm nguồn sinh lợi. Ông Phạm Văn Luông cho biết, sau khi trừ đi các khoản chi phí cần thiết, gia đình ông còn lợi nhuận ròng gần 125 triệu đồng/năm.

Minh Trí
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 221
  • Khách viếng thăm: 220
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 51200
  • Tháng hiện tại: 2283750
  • Tổng lượt truy cập: 46250983