Học tập và làm theo Bác về "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư"

Đăng lúc: Thứ tư - 17/08/2016 14:27
Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh có nội dung phong phú và rộng lớn, trong đó cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất không thể thiếu của người cách mạng, Người luôn coi đó là những phẩm chất phải luôn gắn liền với lời nói, việc làm, cử chỉ, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên. Tháng 6-1949 với bút danh Lê Quyết Thắng, trong tác phẩm Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Người đã giải thích rõ:

Cần: Là cần cù, siêng năng, chăm chỉ, dẻo dai; lao động sáng tạo, có kế hoạch, có năng suất cao... Trái với cần là lười biếng: biếng học, biếng làm, không chịu động não tư duy. Việc dễ thì dành cho mình, việc khó thì tìm cách lẩn tránh, đẩy cho người khác…

Kiệm: Là “tiết kiệm, không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi”đó là tiết kiệm thời gian, tiền của; tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái lớn… Tiết kiệm nhưng không bủn xỉn: “Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm”. Trái với kiệm là xa hoa, lãng phí, bừa bãi làm tốn thời gian, tiền của một cách vô ích.

Liêm: Là “trong sạch không tham lam…”, “là không tham địa vị. Không ham tiền tài… chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Trái với liêm “là tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng…”, “Cậy quyền, cậy thế mà đục khoét dân, ăn của đút hoặc trộm của công làm của tư”.

Chính: “Là không tà…, là thẳng thắn, đứng đắn”. Việc gì cũng phải công minh chính trực; không tư ân, tư huệ, tư thù, tư oán… Trái với chính là tà, là ác; là không thẳng thắn, không đứng đắn; là hủ hoá, xấu xa, kiêu ngạo…

Chí công vô tư: "Là không nghĩ đến mình trước, phải đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân, của Đảng, lên trên hết, trước hết, không kèn cựa về mặt hưởng thụ, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, mình vì mọi người, công tâm trong sáng". Đối lập với “chí công vô tư” là “di công vi tư”, đó là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, hẹp hòi, là một thứ vi trùng độc hại; là căn nguyên, gốc rễ đẻ ra hàng trăm thứ bệnh và thói hư tật xấu: Tham lam, kiêu ngạo, hiếu danh, óc địa phương hẹp hòi, kéo bè, kéo cánh, quan liêu, độc đoán, tham ô, tham nhũng…

Bác Hồ không chỉ nêu ra những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức cách mạng về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà điều rất quan trọng, rất thuyết phục là chính Người là hiện thân của những phẩm chất đó để chúng ta học tập.

Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư của Bác Hồ là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Trải qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử những phẩm chất đạo đức đó vẫn còn tươi nguyên giá trị. Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên và nhân dân:

“Tuyệt đối trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả; hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công bộc của nhân dân”.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cán bộ, đảng viên và nhân dân cần phải quán triệt và thực hành các đức tính trên để góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân.

 

M.T
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 260
  • Khách viếng thăm: 259
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 68241
  • Tháng hiện tại: 2436666
  • Tổng lượt truy cập: 48810793