“Nghệ sĩ phải bám sát cuộc sống, dám đi vào những mũi nhọn của cuộc sống”

Đăng lúc: Thứ ba - 02/10/2018 15:50
Tổng Bí thư phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Tổng Bí thư phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Ghi nhận những đóng góp của văn học nghệ thuật trong 70 năm qua, Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cho 367 nghệ sĩ, 1000 Nghệ sĩ ưu tú, có 75 văn nghệ sĩ được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 173 người được tặng Giải thưởng Nhà nước, có 5 hội chuyên ngành được tặng Huân chương Sao Vàng, nhiều hội được tặng Huân chương Độc Lập. Riêng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Độc Lập.
“Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nòng cốt xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam”, đó là lời khẳng định của nhà thơ Hữu Thỉnh - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1948-2018) và đón nhận Huân chương Sao Vàng được tổ chức trọng thể sáng 25/7 tại thủ đô Hà Nội.

Dự Lễ kỷ niệm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hơn 400 đại biểu đại diện cho hơn 40.000 văn nghệ sĩ đang hoạt động trong 10 Hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đội ngũ không ngừng lớn mạnh

Trong bài diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, nhà thơ Hữu Thỉnh đã ôn lại quá trình thành lập và phát triển của Liên hiệp trong 70 năm qua, đồng thời nhấn mạnh những nhiệm vụ phải thực hiện trong thời gian tới. Hội nghị văn nghệ toàn quốc được triệu tập và họp tại làng Dộc Phát xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) từ ngày 25-27/7/1948 đã thảo luận thông qua chính cương, điều lệ và bầu cơ quan lãnh đạo, do nhà văn Nguyễn Tuân làm Tổng thư ký, nhà thơ Tố Hữu làm Phó Tổng thư ký. Đây được coi là Đại hội đầu tiên của tổ chức văn nghệ cách mạng Việt Nam với sứ mệnh tập hợp giới văn nghệ sĩ thuộc mọi thế hệ, tầng lớp, các dân tộc ở các vùng miền trong cả nước Việt Nam độc lập, nhằm đoàn kết cùng toàn dân góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, bảo vệ, dựng xây chế độ mới.

Qua 3 lần đổi tên để phù hợp với sự lớn mạnh về đội ngũ, trưởng thành về tổ chức qua các thời kỳ: Hội Văn nghệ Việt Nam (1948 - 1957), Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1957 - 1995) và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (từ 1995 đến nay). Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, ngoài các hội chuyên ngành truyền thống về văn học, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, hội họa, Liên hiệp đã có thêm các hội chuyên ngành mới về nhiếp ảnh, điện ảnh, văn nghệ dân gian, văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Qua 9 kỳ đại hội toàn quốc, Liên hiệp hiện có 10 hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ở mỗi tổ chức hội đều ghi nhận những tên tuổi và tác phẩm sáng giá.

Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định: 70 năm qua, các thế hệ văn nghệ sĩ nối tiếp nhau vững bước trên con đường lớn của cách mạng, sống và sáng tạo ở mũi nhọn cuộc chiến đấu và lao động vĩ đại của nhân dân, bằng sáng tạo nghệ thuật công phu và bền bỉ đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đã có biết bao tác phẩm kết tinh đẹp đẽ cuộc sống lớn lao của đất nước trong tất cả các loại hình nghệ thuật, trở thành kho lưu giữ tinh thần vô giá về một trong những thời đại vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh. Đó là những tác phẩm phản ánh chân thực và xúc động tầm vóc vĩ đại và sức mạnh vô địch của nhân dân quyết đạp bằng mọi trở lực để đạt được khát vọng độc lập, tự do. Đó là những tác phẩm đề cao phẩm giá con người với những tấm gương yêu nước thương nhà vừa bình thường vừa phi thường, vừa giản dị vừa cao cả, vừa hiền hậu, đằm thắm vừa kiên cường bất khuất. Đó là những tác phẩm đem đến những triết lý nghệ thuật sâu sắc, giúp con người nhận ra ý nghĩa của cuộc sống để sống có ý nghĩa hơn. Xây dựng cơ sở vật chất phải đợi có hòa bình, nhưng xây dựng nền văn hóa mới thì chúng ta đã làm và làm một cách rất thành công ngay trong những điều kiện ngặt nghèo khắc nghiệt nhất của chiến tranh.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Liên Hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam

Qua đó, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng chia sẻ 5 bài học kinh nghiệm lớn mà Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã đúc kết được trong thực tiễn văn học nước nhà 70 năm qua. Bài học thứ nhất là: Văn học nghệ thuật luôn luôn đồng hành cùng dân tộc, phục vụ lợi ích tối cao của dân tộc. Thứ hai, đó là việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ. Thứ ba là việc tôn trọng tự do sáng tác gắn liền với trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ. Bài học thứ tư là mối quan hệ giữa dân tộc và hiện đại, cần giữ gìn bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa của nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bài học thứ năm là việc coi vấn đề phát hiện tài năng trẻ là một vấn đề trọng yếu để phát triển đội ngũ.

Bên cạnh đó, văn học nghệ thuật Việt Nam cũng đã giành được nhiều giải thưởng danh giá trong các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế, góp phần giúp người dân thế giới hiểu rõ về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; xây dựng nhịp cầu hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới.

Cần phát huy tối đa sức sáng tạo của văn nghệ sĩ

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Mới đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới". Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam" trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát triển đất nước.

Ông khẳng định: Để hoàn thành tốt nhất vai trò to lớn đó của văn học, nghệ thuật, chúng ta cần đặt nó trong yêu cầu, nhiệm vụ chung của đất nước, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng kinh tế phát triển nhanh và bền vững; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; mở rộng quan hệ đối ngoại,... nhằm tạo khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp đổi mới, phát triển toàn diện và đồng bộ. Ở đây có thể nói, giữ vị trí trung tâm và xuyên suốt trong các chủ trương lớn đó vẫn là vấn đề xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới.

Tổng Bí thư cũng gợi mở nhiều vấn đề cho giới văn nghệ sĩ: Trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước, miêu tả cho hay, cho chân thật, sinh động và có sức thuyết phục sự nảy sinh và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán những cái xấu xa, thấp hèn, sự thoái hóa, biến chất, tham nhũng, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, qua đó góp phần tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng con người, đổi mới và phát triển đất nước, đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam hôm nay và nhiều năm tới. Đó cũng chính là sức mạnh chiến đấu đặc biệt của văn học, nghệ thuật thời kỳ mới. Bác Hồ đã dạy: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà mà anh em văn hóa và trí thức phải làm". Điều đó có nghĩa là, đấu tranh bảo vệ, nuôi dưỡng, khẳng định cái mới, cái tích cực, cái tốt đẹp và chống cái ác, cái xấu xa, thấp hèn là chức năng, nhiệm vụ tự thân của văn học, nghệ thuật, nó không có bất cứ một áp lực nào từ trên hay từ bên ngoài vào. Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho văn học, nghệ thuật một nhiệm vụ "chính trị" khô khan, giản đơn, nhất thời nào, mà hiểu nó như một sứ mệnh, một sức mạnh vốn có của văn học, nghệ thuật chân chính, đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay.

Theo Tổng Bí thư, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam bao gồm các hội chuyên ngành ở Trung ương và các hội địa phương cần phát huy tối đa sức sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ và tính ưu việt, đặc trưng của các loại hình cụ thể như văn học, âm nhạc, mỹ thuật, múa, nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc, văn nghệ dân gian, lý luận, phê bình văn nghệ để tạo nên tính đa dạng trong khám phá, sáng tạo cuộc sống và con người, đồng thời tìm phương thức phù hợp để hội tụ mọi sự sáng tạo đó vào mục tiêu cao nhất: Nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới.

Cùng với nhiệm vụ đó, Tổng Bí thư đề nghị phải có những trao đổi thẳng thắn với tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém nảy sinh trong sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật những năm gần đây, như: Có hay không biểu hiện xa rời những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo đề tài nhỏ nhặt, chiều theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng; nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục, nhận thức; nặng về tô đậm mặt tiêu cực, đen tối của cuộc sống, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử; tiếp thu thiếu chọn lọc sáng tác, lý luận văn nghệ nước ngoài dẫn đến biểu hiện lai căng, chuộng ngoại, bắt chước, chạy theo thời thượng? Có phải những hạn chế đó đã dẫn tới tình trạng số lượng tác phẩm, tác giả thì nhiều, nhưng còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, làm suy giảm sức hấp dẫn và sự ham say của quần chúng đối với văn học, nghệ thuật? Cần có biện pháp gì để khắc phục những hạn chế, yếu kém đó?

Cần những tác phẩm hay, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao

Xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu rộng đang diễn ra rất sôi động, nhanh chóng và xuất hiện nhiều vấn đề mới khác nhiều so với trước đây trong chiến tranh và thời kỳ quan liêu, bao cấp. Điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải tự đổi mới mình, vừa có bản lĩnh, sự tỉnh táo, vừa có cách nhìn, cách nghĩ và phương thức thể hiện mới trong sáng tạo nghệ thuật, phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam hôm nay.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư khẳng định: Để tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật phát triển, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn mong muốn, kỳ vọng đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Cũng theo Tổng Bí thư thì hơn lúc nào hết, người nghệ sĩ phải bám sát cuộc sống, dám đi vào những mũi nhọn của cuộc sống trong nông nghiệp, công nghiệp, trong thương trường, trên mặt trận an ninh, quốc phòng; đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo để phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các nhiệm vụ của xã hội, đặc biệt là cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng con người Việt Nam "yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo". Chỉ có như vậy, văn học, nghệ thuật của chúng ta mới có những tác phẩm hay, lay động lòng người và cần thiết cho công chúng.

Trao đổi, tâm tình với anh em văn nghệ sĩ trẻ, Tổng Bí thư phát biểu: Thời đại chúng ta, cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào, viết như thế nào? Nhiều người thường bảo văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bày tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người. Các văn nghệ sĩ cần nhận thức và thể hiện thật rõ điều đó để xứng đáng là niềm hy vọng mới của nhân dân; đừng để cho sự tầm thường dễ dãi ám ảnh mình; thường xuyên học hỏi, đúc rút những bài học tốt từ các thế hệ đi trước để tiếp tục đi xa hơn, vững vàng hơn. Bài học đó phải chăng vẫn là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn phong phú, sôi động của cuộc sống nhân dân, chứ không phải chỉ đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ chỉ đơn giản như là thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một đam mê tầm thường. Thực tế đời sống văn học ở nước ta và trên thế giới cho thấy, những tác gia lớn là những tác gia có khát vọng và hoài bão lớn, có tầm nhìn xa rộng, có tư duy sâu sắc. Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững được. Mục đích cuối cùng của người nghệ sĩ là tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Nó phản ánh tâm hồn và tính cách dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo cho cả tương lai.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn học, nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách như hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ; huy động mọi nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Ghi nhận những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã trao tặng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam Huân chương Sao Vàng, là Huân chương cao quý nhất của Đảng, Nhà nước ta. Dịp này, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cũng đã biên soạn, phát hành sách kỷ yếu “70 năm Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1948-2018)”.

“Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nòng cốt xây dựng nền văn hóa mới của Việt Nam”, đó là lời khẳng định của nhà thơ Hữu Thỉnh - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1948-2018) và đón nhận Huân chương Sao Vàng được tổ chức trọng thể sáng 25/7 tại thủ đô Hà Nội.

Dự Lễ kỷ niệm có: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hơn 400 đại biểu đại diện cho hơn 40.000 văn nghệ sĩ đang hoạt động trong 10 Hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đội ngũ không ngừng lớn mạnh

Trong bài diễn văn tại Lễ Kỷ niệm, nhà thơ Hữu Thỉnh đã ôn lại quá trình thành lập và phát triển của Liên hiệp trong 70 năm qua, đồng thời nhấn mạnh những nhiệm vụ phải thực hiện trong thời gian tới. Hội nghị văn nghệ toàn quốc được triệu tập và họp tại làng Dộc Phát xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) từ ngày 25-27/7/1948 đã thảo luận thông qua chính cương, điều lệ và bầu cơ quan lãnh đạo, do nhà văn Nguyễn Tuân làm Tổng thư ký, nhà thơ Tố Hữu làm Phó Tổng thư ký. Đây được coi là Đại hội đầu tiên của tổ chức văn nghệ cách mạng Việt Nam với sứ mệnh tập hợp giới văn nghệ sĩ thuộc mọi thế hệ, tầng lớp, các dân tộc ở các vùng miền trong cả nước Việt Nam độc lập, nhằm đoàn kết cùng toàn dân góp phần thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, bảo vệ, dựng xây chế độ mới.

Qua 3 lần đổi tên để phù hợp với sự lớn mạnh về đội ngũ, trưởng thành về tổ chức qua các thời kỳ: Hội Văn nghệ Việt Nam (1948 - 1957), Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1957 - 1995) và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (từ 1995 đến nay). Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, ngoài các hội chuyên ngành truyền thống về văn học, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, hội họa, Liên hiệp đã có thêm các hội chuyên ngành mới về nhiếp ảnh, điện ảnh, văn nghệ dân gian, văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Qua 9 kỳ đại hội toàn quốc, Liên hiệp hiện có 10 hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ở mỗi tổ chức hội đều ghi nhận những tên tuổi và tác phẩm sáng giá.

Nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định: 70 năm qua, các thế hệ văn nghệ sĩ nối tiếp nhau vững bước trên con đường lớn của cách mạng, sống và sáng tạo ở mũi nhọn cuộc chiến đấu và lao động vĩ đại của nhân dân, bằng sáng tạo nghệ thuật công phu và bền bỉ đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đã có biết bao tác phẩm kết tinh đẹp đẽ cuộc sống lớn lao của đất nước trong tất cả các loại hình nghệ thuật, trở thành kho lưu giữ tinh thần vô giá về một trong những thời đại vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh. Đó là những tác phẩm phản ánh chân thực và xúc động tầm vóc vĩ đại và sức mạnh vô địch của nhân dân quyết đạp bằng mọi trở lực để đạt được khát vọng độc lập, tự do. Đó là những tác phẩm đề cao phẩm giá con người với những tấm gương yêu nước thương nhà vừa bình thường vừa phi thường, vừa giản dị vừa cao cả, vừa hiền hậu, đằm thắm vừa kiên cường bất khuất. Đó là những tác phẩm đem đến những triết lý nghệ thuật sâu sắc, giúp con người nhận ra ý nghĩa của cuộc sống để sống có ý nghĩa hơn. Xây dựng cơ sở vật chất phải đợi có hòa bình, nhưng xây dựng nền văn hóa mới thì chúng ta đã làm và làm một cách rất thành công ngay trong những điều kiện ngặt nghèo khắc nghiệt nhất của chiến tranh.

Qua đó, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng chia sẻ 5 bài học kinh nghiệm lớn mà Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã đúc kết được trong thực tiễn văn học nước nhà 70 năm qua. Bài học thứ nhất là: Văn học nghệ thuật luôn luôn đồng hành cùng dân tộc, phục vụ lợi ích tối cao của dân tộc. Thứ hai, đó là việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý tưởng xã hội và lý tưởng thẩm mỹ. Thứ ba là việc tôn trọng tự do sáng tác gắn liền với trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ. Bài học thứ tư là mối quan hệ giữa dân tộc và hiện đại, cần giữ gìn bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa của nhân loại, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Bài học thứ năm là việc coi vấn đề phát hiện tài năng trẻ là một vấn đề trọng yếu để phát triển đội ngũ.

Bên cạnh đó, văn học nghệ thuật Việt Nam cũng đã giành được nhiều giải thưởng danh giá trong các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế, góp phần giúp người dân thế giới hiểu rõ về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; xây dựng nhịp cầu hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thế giới.

Cần phát huy tối đa sức sáng tạo của văn nghệ sĩ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ Tịch nước Trần Đại Quang chụp ảnh lưu niệm với văn nghệ sĩ cả nước

 

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Mới đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới". Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hóa; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người; là một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam" trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát triển đất nước.

Ông khẳng định: Để hoàn thành tốt nhất vai trò to lớn đó của văn học, nghệ thuật, chúng ta cần đặt nó trong yêu cầu, nhiệm vụ chung của đất nước, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng kinh tế phát triển nhanh và bền vững; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; mở rộng quan hệ đối ngoại,... nhằm tạo khí thế mới, xung lực mới cho sự nghiệp đổi mới, phát triển toàn diện và đồng bộ. Ở đây có thể nói, giữ vị trí trung tâm và xuyên suốt trong các chủ trương lớn đó vẫn là vấn đề xây dựng văn hóa và con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong thời kỳ mới.

Tổng Bí thư cũng gợi mở nhiều vấn đề cho giới văn nghệ sĩ: Trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước, miêu tả cho hay, cho chân thật, sinh động và có sức thuyết phục sự nảy sinh và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán những cái xấu xa, thấp hèn, sự thoái hóa, biến chất, tham nhũng, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội, qua đó góp phần tích cực vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng con người, đổi mới và phát triển đất nước, đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam hôm nay và nhiều năm tới. Đó cũng chính là sức mạnh chiến đấu đặc biệt của văn học, nghệ thuật thời kỳ mới. Bác Hồ đã dạy: "Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà mà anh em văn hóa và trí thức phải làm". Điều đó có nghĩa là, đấu tranh bảo vệ, nuôi dưỡng, khẳng định cái mới, cái tích cực, cái tốt đẹp và chống cái ác, cái xấu xa, thấp hèn là chức năng, nhiệm vụ tự thân của văn học, nghệ thuật, nó không có bất cứ một áp lực nào từ trên hay từ bên ngoài vào. Đảng không áp đặt, ép buộc, gán cho văn học, nghệ thuật một nhiệm vụ "chính trị" khô khan, giản đơn, nhất thời nào, mà hiểu nó như một sứ mệnh, một sức mạnh vốn có của văn học, nghệ thuật chân chính, đặc biệt trong cuộc đấu tranh ngày hôm nay.

Theo Tổng Bí thư, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam bao gồm các hội chuyên ngành ở Trung ương và các hội địa phương cần phát huy tối đa sức sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ và tính ưu việt, đặc trưng của các loại hình cụ thể như văn học, âm nhạc, mỹ thuật, múa, nhiếp ảnh, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc, văn nghệ dân gian, lý luận, phê bình văn nghệ để tạo nên tính đa dạng trong khám phá, sáng tạo cuộc sống và con người, đồng thời tìm phương thức phù hợp để hội tụ mọi sự sáng tạo đó vào mục tiêu cao nhất: Nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới.

Cùng với nhiệm vụ đó, Tổng Bí thư đề nghị phải có những trao đổi thẳng thắn với tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém nảy sinh trong sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật những năm gần đây, như: Có hay không biểu hiện xa rời những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo đề tài nhỏ nhặt, chiều theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng; nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục, nhận thức; nặng về tô đậm mặt tiêu cực, đen tối của cuộc sống, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử; tiếp thu thiếu chọn lọc sáng tác, lý luận văn nghệ nước ngoài dẫn đến biểu hiện lai căng, chuộng ngoại, bắt chước, chạy theo thời thượng? Có phải những hạn chế đó đã dẫn tới tình trạng số lượng tác phẩm, tác giả thì nhiều, nhưng còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, làm suy giảm sức hấp dẫn và sự ham say của quần chúng đối với văn học, nghệ thuật? Cần có biện pháp gì để khắc phục những hạn chế, yếu kém đó?

Cần những tác phẩm hay, có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao

Xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu rộng đang diễn ra rất sôi động, nhanh chóng và xuất hiện nhiều vấn đề mới khác nhiều so với trước đây trong chiến tranh và thời kỳ quan liêu, bao cấp. Điều đó đòi hỏi người nghệ sĩ phải tự đổi mới mình, vừa có bản lĩnh, sự tỉnh táo, vừa có cách nhìn, cách nghĩ và phương thức thể hiện mới trong sáng tạo nghệ thuật, phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam hôm nay.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư khẳng định: Để tạo điều kiện cho văn học, nghệ thuật phát triển, Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn luôn mong muốn, kỳ vọng đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật; phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

Cũng theo Tổng Bí thư thì hơn lúc nào hết, người nghệ sĩ phải bám sát cuộc sống, dám đi vào những mũi nhọn của cuộc sống trong nông nghiệp, công nghiệp, trong thương trường, trên mặt trận an ninh, quốc phòng; đến với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo để phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các nhiệm vụ của xã hội, đặc biệt là cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng con người Việt Nam "yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo". Chỉ có như vậy, văn học, nghệ thuật của chúng ta mới có những tác phẩm hay, lay động lòng người và cần thiết cho công chúng.

Trao đổi, tâm tình với anh em văn nghệ sĩ trẻ, Tổng Bí thư phát biểu: Thời đại chúng ta, cuộc sống quanh ta có rất nhiều điều để nói, để viết, nhưng quan trọng là nói như thế nào, viết như thế nào? Nhiều người thường bảo văn nghệ phải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồi dưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bày tâm trạng cá nhân, hạ thấp con người. Các văn nghệ sĩ cần nhận thức và thể hiện thật rõ điều đó để xứng đáng là niềm hy vọng mới của nhân dân; đừng để cho sự tầm thường dễ dãi ám ảnh mình; thường xuyên học hỏi, đúc rút những bài học tốt từ các thế hệ đi trước để tiếp tục đi xa hơn, vững vàng hơn. Bài học đó phải chăng vẫn là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịp đập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn phong phú, sôi động của cuộc sống nhân dân, chứ không phải chỉ đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tài năng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ chỉ đơn giản như là thú vui, giải trí hoặc một cuộc chơi, một đam mê tầm thường. Thực tế đời sống văn học ở nước ta và trên thế giới cho thấy, những tác gia lớn là những tác gia có khát vọng và hoài bão lớn, có tầm nhìn xa rộng, có tư duy sâu sắc. Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững được. Mục đích cuối cùng của người nghệ sĩ là tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Nó phản ánh tâm hồn và tính cách dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo cho cả tương lai.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn học, nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách như hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ; huy động mọi nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Ghi nhận những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã trao tặng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam Huân chương Sao Vàng, là Huân chương cao quý nhất của Đảng, Nhà nước ta. Dịp này, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam cũng đã biên soạn, phát hành sách kỷ yếu “70 năm Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (1948-2018)”.

 

Lê Văn
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 388
  • Khách viếng thăm: 370
  • Máy chủ tìm kiếm: 18
  • Hôm nay: 26286
  • Tháng hiện tại: 1477731
  • Tổng lượt truy cập: 45444964