Di sản tiếp tục bị lãng phí

Đăng lúc: Thứ bảy - 29/09/2012 10:57
Thông qua khối lượng cổ vật phong phú trục vớt từ năm con tàu đắm, người ta phần nào hình dung thời điểm xuất phát cùng chỗ đứng của Việt Nam trên hải trình Con đường tơ lụa. Nhưng, có những bằng chứng khác cho thấy, những gì chúng ta khám phá còn quá khiêm tốn…
Phòng trưng bày của Võ Ngọc Chương, một trong vài địa điểm hiếm hoi cho người ta một hình dung sơ khai về con đường tơ lụa trên biển Đông.

Phòng trưng bày của Võ Ngọc Chương, một trong vài địa điểm hiếm hoi cho người ta một hình dung sơ khai về con đường tơ lụa trên biển Đông.

Đâu chỉ có năm con tàu đắm!

Tháng 4.2012, khi giảng dạy tại khoá tập huấn giám định và quản lý cổ vật dành cho cán bộ bảo tàng, hải quan, công an, bộ đội biên phòng… giám đốc trung tâm Unesco nghiên cứu bảo tồn cổ vật, ông Đoàn Anh Tuấn, đã nghe một học viên, là bộ đội biên phòng tại thành phố Kiên Giang phản ánh: những năm qua, ngư dân địa phương phát hiện rất nhiều tàu đắm, và vớt lên không ít cổ vật từ biển Kiên Giang. Đến mức, bộ đội biên phòng phải cắt cử người canh gác, bảo vệ di sản. Thông tin này không khiến ông Tuấn quá ngạc nhiên. Bởi trước đó, giới sưu tầm cổ vật cũng từng “mục sở thị” một số đồ gốm, sứ như hũ, bát, đĩa… cổ có niên đại thuộc thế kỷ từ 10 – 12 mà ngư dân vớt từ tàu đắm tại Kiên Giang. Ngoài ra, trong đợt bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam lần đầu phát động hiến tặng cổ vật biển đảo, các nhà chuyên môn đã sững sờ trước một bộ sưu tập.

Ba câu chuyện ấy có quá nhiều chi tiết trùng khớp khiến người ta không thể không liên hệ với những bằng chứng giàu sức thuyết phục khác, đặc biệt là di sản còn lại của ba nền văn hoá phát triển rực rỡ trong quá khứ: văn hoá Đông Sơn (miền Bắc), văn hoá Sa Huỳnh (miền Trung) và văn hoá Óc Eo (miền Nam). Giới chuyên môn không ít người đặt câu hỏi: phải chăng, đã có những hải trình giao thương và giao lưu tấp nập trên nhiều phương diện từ kinh tế lẫn nghệ thuật, tư tưởng, văn hoá… ở giai đoạn sớm. Phải chăng, trong quá khứ, đã có rất nhiều thương cảng lớn nằm dọc theo bờ biển Việt Nam? Và, phải chăng, chúng ta đang tự giới hạn mình khi bao năm qua, chỉ khoanh vùng nghiên cứu ở năm con tàu đắm, với những cổ vật có niên đại sớm nhất là thế kỷ 15; trong khi, Con đường tơ lụa qua biển Việt Nam còn để lại nhiều dấu vết rõ ràng khác, cho phép mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, hứa hẹn thu về những kết luận chuẩn xác hơn về bức tranh giao thương với thế giới cũng như thời điểm xuất hiện trên hải trình Con đường tơ lụa của Việt Nam?

Nếu nhìn sang những bảo tàng đồ sộ về lịch sử hàng hải, cổ vật dưới đáy đại dương của Singapore hay những nghiên cứu, ấn phẩm dày dặn về Con đường tơ lụa trên biển của Nhật Bản, người ta không khỏi thở dài khi nhìn lại những “kho báu” trong lòng biển Việt Nam tiếp tục bị chôn vùi dưới đáy đại dương...

“Người ta” vẫn thờ ơ với di sản

Lên Google gõ chữ: “Trưng bày cổ vật Con đường tơ lụa trên biển Việt Nam”, ai cũng phải ngỡ ngàng trước con số quá khiêm tốn. Thật khó hiểu khi với một khối lượng cổ vật đồ sộ trục vớt từ những con tàu đắm mà đến nay chỉ có một vài nơi trưng bày cho người ta một hình dung sơ bộ về Con đường tơ lụa trên Biển Đông. Đó là đợt trưng bày cổ vật của bảy, tám con tàu đắm do trung tâm Unesco nghiên cứu bảo tồn cổ vật thực hiện nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đó là góc trưng bày cổ vật từ các con tàu đắm nằm trong Nhà trưng bày gốm sứ Hải Dương (bảo tàng thành phố Hải Dương)... Và cuối cùng là phòng trưng bày rộng 80m² với biển hiệu: “Con đường tơ lụa trên biển Việt Nam”, do nhà sưu tầm cổ vật người Phú Quốc (Kiên Giang) – Võ Ngọc Chương tự bỏ tiền đầu tư. Số cổ vật này là kết quả của một cuộc thăm dò dấu vết tàu đắm ở phía bắc biển Phú Quốc, do Võ Ngọc Chương tự thực hiện. Tuy chưa tìm thấy tàu, nhưng anh đã bằng mọi cách mua lại hết những cổ vật ngư dân vớt lên (có niên đại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 10 đời Bắc Tống), để tránh “thất thoát” vào tay giới buôn cổ vật. Không chịu bán đi một cổ vật nào, cho đến giờ, Võ Ngọc Chương vẫn chưa trả hết các khoản vay lãi nặng để đổ vào chuyến đầu tư chắc chắn không có lợi nhuận ấy.

Một điều khó hiểu khác là cho đến nay, mới chỉ có một số ít tài liệu nghiên cứu, được thể hiện dưới dạng văn bản về “Con đường tơ lụa trên biển Việt Nam”. Và chỉ có duy nhất một bộ phim tài liệu về “Con đường tơ lụa trên biển Việt Nam” do trung tâm Unesco nghiên cứu bảo tồn cổ vật phối hợp cùng đài truyền hình VTC vừa thực hiện, trong đó, có một cảnh quay “đắt giá”, phản ánh rõ mật độ tập trung các con tàu đắm tại biển Phú Quốc: một gia đình ngư dân buông lưới đánh cá, và kéo lên được một mẻ cá xen lẫn… cổ vật. Nếu nhìn sang những bảo tàng đồ sộ về lịch sử hàng hải, cổ vật dưới đáy đại dương của Singapore hay những nghiên cứu, ấn phẩm dày dặn về Con đường tơ lụa trên biển của Nhật Bản, người ta không khỏi thở dài khi nhìn lại những “kho báu” trong lòng biển Việt Nam, hoặc tiếp tục bị chôn vùi dưới đáy đại dương, hoặc nằm yên trong những bộ sưu tầm cổ vật hiếm khi được công bố rộng rãi. Thế khác nào lãng phí di sản!

Hương Lan
(Theo Theo SGTT, lophocvuive.com)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 325
  • Khách viếng thăm: 319
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 64530
  • Tháng hiện tại: 455378
  • Tổng lượt truy cập: 60805516