Vĩnh Hựu: Xã anh hùng trên đường xây dựng xã văn hóa

Đăng lúc: Thứ sáu - 12/02/2010 14:27
Làng nghề bó chổi

Làng nghề bó chổi

Qua một thời gian nỗ lực xây dựng, đến thời điểm này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây đang gấp rút hoàn thiện các tiêu chí, thiết chế văn hóa để được tỉnh thẩm định công nhận xã văn hóa vào những tháng đầu năm 2010.

Con đường nhựa phẳng phiu chạy thẳng về xã Vĩnh Hựu, cách trung tâm huyện lỵ 4 km, hai bên là những cánh đồng lúa đông xuân đang thì con gái non xanh mơn mởn, biểu hiện sức sống mới đang tràn về. Vĩnh Hựu có diện tích tự nhiên gần 1.900 ha, có 5 ấp, tính đến cuối năm 2009 có gần 2.800 hộ. Là xã bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, nên mục tiêu của Đảng bộ, chính quyền xã là ra sức xây dựng và phát triển kinh tế, nhằm chăm lo đời sống cho nhân dân. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần quyết tâm, ý thức tự lực tự cường, phát huy truyền thống xã anh hùng lực lượng vũ trang, phát huy tinh thần yêu nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Vĩnh Hựu luôn chung sức chung lòng, đoàn kết nhất trí đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; từng bước xây dựng các tiêu chí để đạt tiêu chuẩn là xã văn hóa.

Xác định thế mạnh của xã là sản xuất nông nghiệp với hơn 80% hộ nông nghiệp, thời gian qua, xã đã phát triển mạnh vùng lúa chuyên canh, lúa hàng hóa chất lượng cao (hơn 800 ha) và kinh tế vườn (625 ha) - chủ yếu là vườn dừa, dừa xen ca cao. Trại giống lúa của Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh tọa lạc trên địa bàn xã là nơi sản xuất, cung cấp nhiều giống lúa xác nhận đạt tiêu chuẩn trong và ngoài huyện. Toàn xã có 12 nhóm làm nghề tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất gia công hàng thủ công xuất khẩu và làng nghề bó chổi truyền thống đã giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động nhàn rỗi tại địa phương.

Vĩnh Hựu ngày càng xuất hiện nhiều con đường đẹp như thế này

Xã Vĩnh Hựu có đến 2 chợ nông thôn thu hút nhiều người dân trong và ngoài địa bàn đến giao thương hàng hóa. Có thể nói, đời sống người dân đã được nâng lên đáng kể. Thu nhập bình quân đầu người hơn 9,4 triệu đồng/năm. Kinh tế phát triển song hành với đường giao thông thuận tiện. Hiện nay, trên địa bàn xã có 100% tuyến đường chính được trải nhựa, 100% tuyến đường liên xóm được bêtông hóa.Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt hơn 99%; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,21%. Số hộ có nhà kiên cố, bán kiên cố không ngừng tăng lên (trên 2.300 hộ, chiếm hơn 88% số hộ trong xã). Các tiêu chí, thiết chế để xây dựng xã văn hóa đã được đầu tư cơ bản.  

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đang được triển khai thực hiện mang lại nhiều hiệu quả, sức sống mới ở nông thôn. Hiện nay, xã có 5/5 ấp đã được tái công nhận ấp văn hóa. Hàng năm có 100% hộ đăng ký các tiêu chuẩn gia đình văn hóa và được xét công nhận đạt hơn 85%; 5/5 ấp đều có đội văn nghệ và 1 đội văn nghệ xã. Ngoài ra, xã  đã thành lập nhóm thơ "Hương đất Giồng" với 13 thi hữu thường xuyên tổ chức giao lưu, ra mắt được 8 tập thơ với chủ đề ca ngợi quê hương, đất nước. Phong trào thể dục thể thao của xã ngày càng phát triển mạnh. Hiện xã có 7 điểm sinh hoạt thể dục thể thao. Mỗi ấp đều có đội bóng chuyền và bóng đá, số người rèn luyện thể thao không ngừng tăng lên, tính đến cuối năm 2009 có gần 4.000 người tham gia tập luyện thể dục thể thao. Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" xã cũng thường xuyên phối hợp với Ban vận động của ấp tuyên truyền phát động nhân dân trên địa bàn xây dựng, giữ gìn cảnh quan và môi trường xanh - sạch - đẹp, trồng hàng rào cây xanh... Từ đó, người dân càng có ý thức hơn trong việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp.  

Ông Đỗ Tấn Thận, Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" xã nhận xét: "Muốn xây dựng xã văn hóa thì cần phải xây dựng con người văn hóa, gia đình văn hóa, môi trường, cảnh quan văn hóa. Chủ trương xây dựng xã văn hóa là rất cần thiết, nên thời gian qua luôn được bà con đồng tình hưởng ứng. Để đảm bảo cho kế hoạch xây dựng xã văn hóa, ngoài sự quan tâm chỉ đạo cũng như đầu tư của lãnh đạo cấp trên, địa phương chúng tôi đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc tuyên truyền, phát động, nhằm nâng cao ý thức của người dân. Nhờ đó mà công tác xây dựng xã văn hóa gặp nhiều thuận lợi. Hiện nay, chúng tôi đang gấp rút hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa, đầu tư các hạng mục còn lại, quyết tâm hoàn thành để  được công nhận là xã văn hóa như kế hoạch đã đề ra". 

Kiều Tước Nguyên
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 239
  • Khách viếng thăm: 236
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 7517
  • Tháng hiện tại: 2506903
  • Tổng lượt truy cập: 48881030