Chủ động đối phó với bão và áp thấp nhiệt đới

Đăng lúc: Thứ tư - 06/11/2013 11:37
13h ngày 6/11, bão số 13 cách bờ biển các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ và nam Tây Nguyên khoảng 100 km. Khi đổ bộ vào Phú Yên - Cà Mau, bão mạnh cấp 9, giật cấp 11, gây mưa lớn trên diện rộng. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang chiều 5-11 để bàn biện pháp phòng chống áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang có khả năng mạnh thêm thành bão số 13, di chuyển với tốc độ nhanh hướng vào các tỉnh phía Nam.
Dự bão đường đi của áp thấp nhiệt đới. Nó sẽ trở thành cơn bão số 13 và đổ bộ vào đất liền khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ và nam Tây Nguyên vào chiều nay. Ảnh: nchmf.

Dự bão đường đi của áp thấp nhiệt đới. Nó sẽ trở thành cơn bão số 13 và đổ bộ vào đất liền khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ và nam Tây Nguyên vào chiều nay. Ảnh: nchmf.

Tại cuộc họp, Phó thủ tướng nêu rõ: “Thời gian phòng chống chỉ còn trong sáng 6-11 nên phải làm khẩn trương, đến 13g phải hoàn tất. Vùng ít bị bão đổ bộ càng phải lưu ý khi có bão”. Phó thủ tướng cũng nhận định mưa có thể nghiêm trọng hơn dự báo nên phải sẵn sàng phòng chống ngập lụt trong mọi tình huống.

Với 55 hồ chứa thiếu an toàn từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu và 51 hồ chứa không đảm bảo an toàn ở Tây nguyên, Phó thủ tướng đề nghị các tỉnh cử cán bộ đến trực tiếp kiểm tra, có phương án xử lý sự cố. Cùng với việc kiểm soát, hướng dẫn đi lại ở các nơi ngập nước, Phó thủ tướng giao Bộ Công an toàn quyền cấm đường, không cho ôtô chở người chạy trên đường khi có gió mạnh do bão đổ bộ.

Ông Bùi Minh Tăng, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cho biết với tốc độ di chuyển nhanh, nếu sớm thì 15-16g, muộn thì 19-20g hôm nay (6-11) bão số 13 sẽ đổ bộ vào bờ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, tối qua (5-11) ATNĐ cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 130km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (từ 50-61 km/giờ), giật cấp 8-9. ATNĐ di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được 25-30km và có khả năng mạnh lên thành bão số 13.

Dự báo sáng nay (6-11), bão cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 360km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (từ 62-88 km/giờ), giật cấp 10-11. Tiếp theo bão đổ bộ vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu, đi sâu vào đất liền rồi suy yếu thành ATNĐ.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ sau mạnh lên thành bão, vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió mạnh cấp 6-9, giật cấp 10-11. Ở các tỉnh Nam Trung bộ, Tây nguyên và Nam bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Ngoài ra, cơn bão Haiyan di chuyển nhanh theo hướng giữa tây và tây tây bắc với tốc độ khoảng 25km/giờ và còn tiếp tục mạnh thêm. Dự báo chiều và đêm 8-11, cơn bão này có khả năng đi vào biển Đông trở thành bão số 14.

* Cập nhật:

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương hồi 7 giờ ngày 6-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km/h), giật cấp 8, cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km và có khả năng mạnh lên thành bão.

Đến 19 giờ ngày 6-11, vị trí tâm bão ở trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km/h), giật cấp 9, cấp 10.

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 7 giờ ngày 7-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/h), giật cấp 7, cấp 8.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km, đi vào vịnh Thái Lan.

Đến 7 giờ ngày 8-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biển phía Tây vịnh Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/h), giật cấp 7, cấp 8.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.

Từ chiều 6-11, vùng ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió mạnh dần lên cấp 6, vùng gần tâm bão cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.

Ở các tỉnh Nam Bộ có gió giật cấp 6, cấp 7. Từ đêm nay, vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.       

Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao 2,5-4m.

Ngoài ra, hồi 7 giờ ngày 6-11, bão Haiyan có vị trí ở vào khoảng 7,3 độ Vĩ Bắc; 139,7 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16.

Dự báo bão Haiyan sẽ di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 25km/h và còn tiếp tục mạnh thêm. Như vậy, khoảng đêm 8-11, cơn bão này có khả năng đi vào Biển Đông.

* Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, đến trưa ngày 6-11 đã có trên 670 tàu thuyền vào bờ hoặc tìm nơi tránh, trú an toàn.

Hiện còn 705 tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trong đó có 537 tàu hoạt động xa bờ, 168 tàu hoạt động ven bờ, tất cả các tàu thuyền này đều được thông báo tình hình diễn biến của bão và không nằm trong khu vực nguy hiểm.

Trước những diễn biến của bão số 13, ông Lê Văn Hưởng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các ngành, địa phương trong tỉnh tập trung công tác thông tin tuyên truyền diễn biến của bão.

Đối với các tàu thuyền đang hoạt động trên biển, Bộ đội Biên phòng và Chi cục Thủy sản thường xuyên thông báo cho các phương tiện hướng di chuyển của bão để chủ động tìm nơi tránh trú an toàn. Đồng thời nghiêm cấm các tàu thuyền ra khơi trong thời điểm này.

Bên cạnh đó, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện phải tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 để theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; Phát động nhân dân chằng chống nhà cửa đề phòng gió lốc, tổ chức di dời dân sống ngoài đê vào trong đê, di dời các hộ nhà không an toàn đến nơi an toàn, có kế hoạch bảo vệ kho tàng, bến bãi, nhà cửa, cơ sở hạ tầng… tránh thiệt hại do bão và triều cường gây ra.

* Cập nhật:

Theo bản tin của Trung tâm Khí tượng thủy văn trung ương phát lúc 11h30 phút trưa nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông trên cao nên ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính đến 7 giờ sáng nay (06/11) phổ biến khoảng 30 – 80mm, một số nơi có lượng lớn hơn 100mm như Tuyên Hóa (Quảng Bình) 152mm, A Lưới (Huế) 123mm, Nam Đông (Huế) 182mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 122mm, ở các tỉnh ven biển Trung và Nam trung Bộ đã có giật mạnh cấp 6. 

Hồi 10 giờ ngày 06/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,6 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Khánh Hòa đến Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9. 

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km và còn có khả năng mạnh lên thành bão, sau đó bão đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 06/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8. 

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km, đi sâu vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đến 10 giờ ngày 07/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,8 độ Vĩ Bắc; 104,7 độ Kinh Đông, trên khu vực miền Nam Căm Pu Chia. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8. 

Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km, đi vào vịnh Thái Lan. Đến 22 giờ ngày 07/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 101,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển vịnh Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8. 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa – Vũng Tàu (bao gồm cả huyện đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Vùng ven biển các tỉnh từ Phú Yên đến Bà Rịa – Vũng Tàu có gió mạnh dần lên cấp 6, vùng gần tâm bão cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Ở các tỉnh Nam Bộ có gió giật cấp 6, cấp 7. Từ gần sáng mai (07/11), vùng biển Cà Mau - Kiên Giang và vịnh Thái Lan có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Vùng ven biển các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận cần đề phòng nước dâng do bão kết hợp với triều cường cao 2,5-4m. 

Ngoài ra, hồi 10 giờ ngày 06/11, bão Haiyan có vị trí ở vào khoảng 7,5 độ Vĩ Bắc; 138,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, giật cấp 15, cấp 16. Dự báo bão Haiyan sẽ di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 25 - 30km một giờ và còn tiếp tục mạnh thêm. Như vậy, khoảng đêm 08/11, cơn bão này có khả năng đi vào Biển Đông. 

* Cập nhật:

Tiền Giang: Học sinh Gò Công Đông nghỉ học tránh bão

Ông Phạm Văn Bé - phó chủ tịch huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang - cho biết tất cả các trường học trên địa bàn huyện sẽ được nghỉ học chiều 6-11 để đề phòng bão số 13.

Chèn bao cát chống bão ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông - Ảnh: Sơn Lâm

Giữa trưa 6-11, hai huyện ven biển Tiền Giang gồm Gò Công Đông và Tân Phú Đông trời vẫn nắng ráo.

Vùng ven biển có đê bao bờ biển gồm thị trấn Vàm Láng, xã Tân Phước, Gia Thuận, Tân Đông, Tân Thành đang có hơn hai ngàn hộ dân đang sống ngoài vành đê bao. Tất cả đều đã được huy động sẵn sàng với tình trạng di dời khẩn cấp sang các điểm nhà trường, ủy ban,… phía trong đê bao nếu có lệnh di dời khẩn cấp.

Phía huyện Tân Phú Đông, ông Đoàn Văn Thơ - chủ tịch huyện Tân Phú Đông - cũng cho biết tất cả các người dân đều đã được thông tin về cơn áp thấp có thể biến thành bão số 13, và sẵn sàng di dời khẩn cấp.

Một số hộ dân sống cập bờ biển vẫn đang cố sức chèn chắn bao cát lên mái.

Tại trụ sở Ban quản lý các dự án nuôi trồng thủy sản, xã Phú Tân, Tân Phú Đông, các nhân viên đã chèn chắn được hơn 70 bao cát lên mái nhà.

Ông Trương Văn Hoanh - phó giám đốc Ban quản lý - cho biết từ sáng, các trưởng ấp đã đi thông tin các phương án sẵn sàng đối phó bão cho từng nhà.

“Năm 2006, bão đã vào đây một lần nên người dân ít nhiều cũng đã có kinh nghiệm rồi, họ sẵn sàng đi nếu có lệnh di tản của chính quyền.”, ông Hoanh nói.

Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, đến trưa ngày 6-11 đã có trên 670 tàu thuyền vào bờ hoặc tìm nơi tránh, trú an toàn.

Hiện còn 705 tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trong đó có 537 tàu hoạt động xa bờ, 168 tàu hoạt động ven bờ, tất cả các tàu thuyền này đều được thông báo tình hình diễn biến của bão và không nằm trong khu vực nguy hiểm.

Trước những diễn biến của bão số 13, ông Lê Văn Hưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các ngành, địa phương trong tỉnh tập trung công tác thông tin tuyên truyền diễn biến của bão.

Đối với các tàu thuyền đang hoạt động trên biển, Bộ đội Biên phòng và Chi cục Thủy sản thường xuyên thông báo cho các phương tiện hướng di chuyển của bão để chủ động tìm nơi tránh trú an toàn. Đồng thời nghiêm cấm các tàu thuyền ra khơi trong thời điểm này.

Bên cạnh đó, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các huyện phải tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 để theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; Phát động nhân dân chằng chống nhà cửa đề phòng gió lốc, tổ chức di dời dân sống ngoài đê vào trong đê, di dời các hộ nhà không an toàn đến nơi an toàn, có kế hoạch bảo vệ kho tàng, bến bãi, nhà cửa, cơ sở hạ tầng… tránh thiệt hại do bão và triều cường gây ra.


(Theo Tổng hợp)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 208
  • Khách viếng thăm: 203
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 19813
  • Tháng hiện tại: 2464703
  • Tổng lượt truy cập: 48838830