Chất thải y tế từ bệnh viện: Không dừng lại ở xử lý tình huống

Đăng lúc: Thứ sáu - 16/03/2012 07:55
Lò đốt rác thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi xử lý rác thải cho các bệnh viện, trung

Lò đốt rác thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi xử lý rác thải cho các bệnh viện, trung

Chất thải y tế mang nhiều mầm bệnh, là mối nguy hiểm của cộng đồng nếu không được xử lý đúng theo quy định. Mỗi ngày, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh thải ra môi trường hàng trăm kg chất thải rắn và gần 2.000m3 nước thải độc hại. Việc xử lý chất thải y tế như thế nào để không gây ảnh hưởng đến môi trường là vấn đề mà ngành Y tế đã và đang nỗ lực thực hiện.

Các lò đốt đều đạt chuẩn

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm (ĐKTT) tỉnh, mỗi ngày trung bình có khoảng 7.000 kg rác thải sinh hoạt và khoảng 150 kg rác thải y tế. Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKTT tỉnh Lê Văn Minh cho biết: Đối với rác thải sinh hoạt của bệnh viện thì được Công ty Công trình đô thị TP. Mỹ Tho thu gom, còn rác thải y tế thì vận chuyển đi đốt ở các lò đốt của các bệnh viện và phòng khám như: Lao và Bệnh phổi, Mỹ Phước Tây, Cai Lậy và Châu Thành. Để giúp cho công tác vận chuyển rác thải y tế của bệnh viện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, vừa qua, dự án Hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long của Bộ Y tế đã hỗ trợ cho bệnh viện 1 xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải y tế, kinh phí khoảng 1,4 tỷ đồng. Đối với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thì hàng tháng phải xử lý từ 2.200 - 2.500 kg rác thải. Sau khi phân loại, đối với chất thải rắn sẽ được xử lý tại lò đốt của bệnh viện.

Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, các bệnh viện trong tỉnh trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 500 kg chất thải rắn. Các chất thải rắn của bệnh viện đều được tiêu hủy ở các lò đốt theo đúng quy định. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 4 lò đốt xử lý chất thải rắn y tế có công suất lớn, đạt chuẩn, được đặt ở các bệnh viện: Lao và Bệnh phổi, Khu vực Cai Lậy, Đa khoa Mỹ Phước Tây và Khu vực Gò Công. Lò đốt chất thải rắn y tế đặt tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi xử lý chất thải rắn của các bệnh viện ở khu vực TP. Mỹ Tho như: Bệnh viện ĐKTT tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Anh Đức, Trung tâm Y tế TP. Mỹ Tho, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Mắt... Lò đốt đặt tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Gò Công xử lý chất thải rắn y tế cho các bệnh viện ở khu vực Gò Công. Ngoài ra, còn có một số lò đốt có công suất nhỏ được đặt tại các bệnh viện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây...

Tuy nhiên, cái khó khăn hiện nay là công tác bảo trì chưa đảm bảo, từ đó một số lò đốt hiện nay đã xuống cấp, thường xuyên bị hư hỏng. Kinh phí sửa chữa, bảo trì các lò đốt rất tốn kém, trong khi nguồn kinh phí của các bệnh viện lại eo hẹp nên các bệnh viện không dành kinh phí riêng để bảo trì, sửa chữa. Cuối năm 2011 vừa qua, lò đốt của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi hư hỏng, bệnh viện không có kinh phí, ngành Y tế phải hỗ trợ gần 280 triệu đồng để sửa chữa. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có cơ quan nào có thể đo đạc xem chất thải khí tại các lò đốt có đạt tiêu chuẩn hay không.

Xử lý nước thải y tế còn bất cập

Bên cạnh các bệnh viện mới xây, hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vẫn còn một số bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc hệ thống nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu. Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKTT tỉnh Lê Văn Minh cho biết: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện được xây dựng vào khoảng năm 1990, công suất chỉ 480 m3/ngày. Từ đó đến nay, do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng nên bệnh viện đã mở rộng và tăng thêm số giường bệnh, vì vậy hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã quá tải, không thể xử lý hết lượng nước thải mỗi ngày. Bên cạnh đó, qua hơn 20 năm hoạt động, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đã lạc hậu, xuống cấp. Bệnh viện phải thường xuyên nâng cấp, sửa chữa nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc nước thải y tế thải ra môi trường chưa đạt chuẩn.

Đối với Bệnh viện Mắt thì hiện nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Nguyên nhân là do ngành Y tế tận dụng cơ sở vật chất đã có trước đây để làm bệnh viện nên không có hệ thống xử lý nước thải. Hơn nữa cơ sở vật chất của Bệnh viện Mắt lại chật hẹp nên khó có thể xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải rất tốn kém, trong khi đó cơ sở vật chất của bệnh viện lại chưa ổn định. Bệnh viện Đa khoa Cái Bè tuy mới được xây dựng gần đây nhưng hệ thống xử lý nước thải chỉ có công suất 50 m3/ngày. Chính vì vậy, dù nỗ lực tăng công suất hoạt động, nhưng hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện chỉ xử lý được 100 m3/ngày, trong khi lượng nước thải của bệnh viện trung bình mỗi ngày khoảng 160 m3. Tương tự như vậy, hệ thống xử lý nước thải của Trung tâm Y tế huyện Tân Phước có công suất xử lý 10m3/ngày, trong khi lượng nước thải của trung tâm trung bình là 50m3/ngày... Riêng Bệnh viện Khu vực Cai Lậy thì hệ thống xử lý nước thải không thể hoạt động được. Hiện nay, toàn bộ lượng nước thải của bệnh viện (khoảng 240 m3/ngày) được cho vào hầm chứa có nuôi lục bình, vì vậy chưa đạt chuẩn theo quy định. Theo số liệu thống kê của ngành Y tế thì lượng nước thải của các bệnh viện, trung tâm y tế... trung bình mỗi ngày khoảng hơn 1.800 m3, tuy nhiên lượng nước thải đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn chỉ khoảng 1.000 m3.

Nỗ lực khắc phục khó khăn

Hướng sắp tới, ngành Y tế sẽ sửa chữa, nâng cấp và xây mới các lò đốt rác đạt chuẩn, có công suất lớn để xử lý rác thải y tế tập trung theo từng cụm, hạn chế việc đặt lò đốt tại từng bệnh viện. Theo đó, 3 lò đốt sẽ được đặt tại các bệnh viện: Lao và Bệnh phổi, Khu vực Cai Lậy và Khu vực Gò Công. Lò đốt đặt tại Bệnh viện Khu vực Gò Công sẽ xử lý rác thải y tế cho các bệnh viện, trung tâm y tế của khu vực Gò Công. Lò đốt đặt tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi sẽ xử lý rác thải y tế của các bệnh viện, trung tâm y tế khu vực TP. Mỹ Tho, Châu Thành. Lò đốt đặt tại Bệnh viện Khu vực Cai Lậy sẽ xử lý rác thải y tế của các bệnh viện, trung tâm y tế khu vực Cái Bè và Cai Lậy. Bệnh viện Lao và Bệnh phổi hiện đang xây dựng mới, sắp đưa vào hoạt động nên lò đốt của bệnh viện đã được xây dựng mới hoàn toàn, đạt tiêu chuẩn theo quy định. Riêng 2 lò đốt đặt tại Bệnh viện Khu vực Gò Công và Cai Lậy đã có sẵn, nhưng công suất nhỏ nên ngành Y tế sẽ sửa chữa, nâng cấp lại.

Trong thời gian qua, ngành Y tế cũng đã nỗ lực xây dựng các dự án xử lý nước thải ở các bệnh viện trong tỉnh để trình Bộ Y tế xin kinh phí thực hiện. Từ sự nỗ lực trên, Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện của Bộ Y tế đã phê duyệt cho Tiền Giang 4 dự án xử lý nước thải ở các bệnh viện: Đa khoa Cái Bè, Khu vực Cai Lậy, Khu vực Gò Công và ĐKTT tỉnh, tổng kinh phí 42 tỷ đồng. Các dự án sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2012. Khi được xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp, hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện ĐKTT tỉnh sẽ đạt công suất 700 m3/ngày, Bệnh viện Khu vực Cai Lậy đạt công suất 350 m3/ngày, Bệnh viện Đa khoa Cái Bè đạt năng suất 150 m3/ngày và Bệnh viện Khu vực Gò Công đạt công suất 300 m3/ngày. Dự án cũng cấp kinh phí đào tạo nhân lực để điều hành hệ thống phân loại, xử lý chất thải tại các bệnh viện. Sau khi hệ thống xử lý nước thải được đưa hoạt động, nước thải y tế của các bệnh viện trên sẽ đạt tiêu chuẩn Việt Nam 2010.

Nguyên Võ
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 413
  • Khách viếng thăm: 406
  • Máy chủ tìm kiếm: 7
  • Hôm nay: 79704
  • Tháng hiện tại: 79704
  • Tổng lượt truy cập: 49226181