Kỹ thuật sản xuất cá sặt rằn giống mang lại hiệu quả cao

Đăng lúc: Thứ hai - 09/09/2013 08:37
Thời gian qua, nhiều nơi sản xuất cá sặt rằn giống chưa mang lại hiệu quả như mong muốn do chưa nắm vững quy trình kỹ thuật. Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản trong sản xuất cá sặt rằn giống.
Tiêm kích dục tố cho cá sặt rằn cái trong quy trình cho sinh sản nhân tạo.

Tiêm kích dục tố cho cá sặt rằn cái trong quy trình cho sinh sản nhân tạo.

Chọn cá bố mẹ

Cá bố mẹ cho sinh sản phải được chọn lọc ở hai nơi khác nhau (khác đàn) để tránh hiện tượng trùng huyết làm ảnh hưởng đến chất lượng cá giống và nuôi thương phẩm sau này.

Đàn cá bố mẹ cho sinh sản tối đa không quá 3 lần/năm và sử dụng không quá 3 năm kể từ lần sinh sản đầu tiên để con giống sản xuất ra có chất lượng tốt nhất.

Muốn phân biệt cá đực với cá cái để chọn cá bố mẹ cần dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài. Cụ thể, cá đực phần cuối vi bụng (gần tiếp giáp vi đuôi) vuốt nhẹ vào có độ nhám, cá cái thì không có hiện tượng này.

Sau khi chọn xong cá bố mẹ thì tiến hành nuôi vỗ. Để dễ đánh bắt nên nuôi vỗ cá bố mẹ trong vèo có kích thước 3m x 8m x 1,2m giăng trên ao và có thể nuôi vỗ được từ 50 - 70 kg cá bố mẹ.

Tiêm kích dục tố

Điều quan trọng nhất quyết định sự thành công của quá trình sản xuất giống là liều lượng tiêm kích dục tố để kích thích cá sinh sản phải ở mức phù hợp nhất. Nếu liều lượng kích dục tố cao thì cá bố mẹ chết, mắt cá bị lồi ra, tỷ lệ trứng thụ tinh, nở thấp và cá con nở ra yếu, tỷ lệ sống lúc ương giống thấp.
Kích dục tố cần sử dụng theo 2 công thức sau: (1) Tiêm HCG với liều lượng 2.000-2.500 UI/kg cá cái; cá đực tiêm với liều bằng 1/4-1/3 liều cá cái. (2) Sử dụng phối hợp giữa HCG và LRH-A với liều lượng 2.000 UI/kg HCG + 40 µg LRH-A + 1/2 viên Motilium (thuốc đau bao tử)/kg cá cái; cá đực sử dụng liều lượng bằng 1/4-1/3 liều cá cái.

Ấp trứng

Khi đã tiêm kích dục tố cho cá xong thì bố trí cá đẻ trong thùng xốp với số lượng 2 cặp bố mẹ/thùng; đồng thời phải tạo không gian yên tĩnh, nhiệt độ thấp để cá đẻ nhiều, tỷ lệ thụ tinh cao (trên 90%).
Sau khi cá đẻ trong thùng xốp xong thì vớt trứng ra thau nhựa có đường kính 0,6m ấp trứng với mật độ 50 - 60 ngàn con cá bột cho mỗi thau để tiện lợi trong chăm sóc, vớt trứng hư, xử lý chất dơ lắng đọng.

Đối với nông hộ không có điều kiện cho cá sinh sản trên bờ có thể bố trí cho đẻ trực tiếp tại ao ương. Ao ương cần phải được cải tạo thật kỹ như ương các loài cá khác, lấy nước vào ao từ 7- 10 ngày thì tiến hành giăng vèo dưới ao, bố trí cho cá đẻ trong vèo có mái che nắng mưa. Sau 4 ngày cá đẻ thì cá bột nở, sau đó tiến hành tóm vèo lên bắt cá bố mẹ, còn cá bột cho ra khỏi vèo vào ao ương.

Ương lên cá giống

Sau khi thu được cá bột thì tiến hành ương lên cá giống với mật độ từ 300-350 con/m2. Cá bột mới ương cho ăn bằng sữa dùng cho heo con ăn và thức ăn đậm đặc của các công ty thức ăn thủy sản; liều lượng và kích cỡ thức ăn phụ thuộc vào ngày tuổi và cỡ giống ương mà thực hiện điều chỉnh cho phù hợp. Sau 2-3 ngày ương thả thêm moina (trứng nước) làm thức ăn tự nhiên cho cá.

Để phòng ngừa bệnh cho cá giống thì trong khoảng thời gian cá giống đạt 18- 20 ngày tuổi tạt Sunfat đồng từ 1-2 lần với liều lượng 0,4-0,5g/m3 nước.

Lọc cá giống bằng cách kéo cá giống vào vèo cho cá khỏe khoảng 1 ngày, sau đó khoét vèo 1 lổ vừa với lồng lọc cá cho cá nhỏ bơi từ từ ra. Lồng lọc cá có mắt lồng lỗ nhỏ hay lớn tùy theo cỡ cá muốn bắt.

KS. Nguyễn Quang Trí
(Theo Báo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 447
  • Khách viếng thăm: 416
  • Máy chủ tìm kiếm: 31
  • Hôm nay: 70497
  • Tháng hiện tại: 1819397
  • Tổng lượt truy cập: 48193524