Nuôi heo bằng đệm lót sinh học - thân thiện với môi trường

Đăng lúc: Thứ sáu - 26/07/2013 16:00
Trong khi nhiều hộ chăn nuôi ở khu dân cư gặp khó khăn ở khâu xử lý chất thải, mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học là một giải pháp khả thi để giảm ô nhiễm môi trường. Tại huyện Cai Lậy, mô hình đang được thực hiện thí điểm tại một số hộ dân, bước đầu đem lại hiệu quả.
Mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học của ông Lê Tấn Trực ở khu phố 5.

Mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học của ông Lê Tấn Trực ở khu phố 5.

Ông Lê Tấn Trực (ở khu phố 5, thị trấn Cai Lậy) đã có hơn 10 năm chăn nuôi heo thịt và heo sinh sản theo cách truyền thống. Dù đã xây dựng hệ thống hầm biogas để xử lý chất thải nhưng vẫn không tránh được mùi hôi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Năm 2012 được sự giới thiệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, ông Trực tham quan mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học tại tỉnh Đồng Tháp và tiến hành cải tạo chuồng trại, áp dụng ngay cách làm.

Trên nền chuồng cũ, ông trang bị lớp đệm lót sinh học dày 50cm gồm hỗn hợp mùn cưa, bột xơ dừa, trấu, cám gạo trộn với chế phẩm vi sinh và thả nuôi 4 heo thịt. Kết quả lứa heo đầu tiên phát triển tốt, ít bị bệnh, tăng trưởng nhanh nên sau khi xuất chuồng, ông quyết định thả nuôi tiếp 8 heo thịt. Ông Trực cho biết, chi phí để trang bị đệm lót sinh học không cao, với chuồng nuôi 8m2, ông chỉ tốn khoảng 800.000đ và qua một đợt chăn nuôi, có thể tái sử dụng 50% đệm lót. Lớp đệm thải ra để làm phân bón cho cây trồng. Ông nhận xét: "Lứa heo đầu tiên khi áp dụng có thể xử lý vấn đề quan trọng là chuồng trại không còn mùi hôi, nhẹ công lao động do không phải tắm heo, rửa chuồng và quét dọn lại tiết kiệm điện, nước. Bên cạnh đó, chuồng nuôi có không khí sạch cũng giảm vi sinh vật gây bệnh, vật nuôi phát triển tốt. Thông thường, từ 1 - 2 ngày, tôi đảo chuồng một lần để vi sinh vật phân hủy phân, nước tiểu gia súc. Nguyên liệu làm đệm lót có thể dễ dàng tìm ở khu vực nông thôn nên rất dễ áp dụng".

Trong năm 2013, huyện Cai Lậy xây dựng điểm trình diễn mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học tại ấp Phú Thuận, xã Long Khánh. Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang tăng cường tập huấn, tổ chức tham quan mô hình cho hộ chăn nuôi để nhân rộng. Ông Nguyễn Thanh Sử, cán bộ Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cai Lậy cho biết: "Mô hình khá phù hợp với điều kiện chăn nuôi của những hộ dân ở khu dân cư vì xử lý tốt vấn đề môi trường trong chăn nuôi, chi phí cũng không cao. Trung bình mỗi m2 chuồng tốn khoảng 120.000 đồng nguyên liệu đệm lót, sau khi trộn hỗn hợp, ủ từ 4 -5 ngày là có thể thả heo vào nuôi. Áp dụng chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, hệ thống chuồng nuôi chỉ cần xây dựng đơn giản, chuồng cần cao ráo thoáng mát để tạo thông thoáng tối đa. Sau thời hạn từ 9 tháng đến 1 năm, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao".

Huyện hiện có tổng đàn heo trên 96.000 con, đa số hộ chăn nuôi với qui mô vừa và nhỏ. Với việc triển khai mô hình chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học, hộ chăn nuôi sẽ có thêm lựa chọn để phát triển đàn gia súc theo hướng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Quế Ngân
(Theo tiengiang.gov.vn)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 167
  • Khách viếng thăm: 166
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 7665
  • Tháng hiện tại: 2240215
  • Tổng lượt truy cập: 46207448