Bọ vòi voi - địch hại mới trên cây dừa

Đăng lúc: Thứ hai - 19/08/2013 08:25
Tiền Giang có 12.664 ha dừa, cho sản lượng 95.645tấn/năm; trong đó nhiều nhất là ở huyện Chợ Gạo (4.600 ha), sản lượng 36.577 tấn/năm. Hiện nay, cây dừa đem lại nguồn thu nhập khá cao, tuy nhiên người trồng dừa gặp không ít khó khăn trong việc quản lý các địch hại như bọ cánh cứng, nhện, sâu đục trái... Gần đây, trên cây dừa lại xuất hiện một loại địch hại mới: Bọ vòi voi.
Bọ vòi voi hại dừa

Bọ vòi voi hại dừa

Bọ vòi voi (Diocalandra frumenti Fabricius) là côn trùng bộ cánh cứng màu nâu đen. Cánh trước có 2 đốm vàng ở đầu và cuối cánh.

Chúng sợ ánh sáng, hoạt động mạnh lúc chiều tối, sống ở nơi tiếp xúc giữa hai trái hoặc gần cuống trái. Con trưởng thành dài 7 - 8 mm, chiều ngang cỡ 1,5 mm. Ấu trùng màu vàng lợt, sống bằng cách đục thành đường hầm trong vỏ trái.

Trứng được đẻ trên vỏ trái gần cuống trái hoặc bên trong vỏ trái (nơi có sẵn đường hầm do ấu trùng phá hại trước đó). Vòng đời của bọ vòi voi từ 2 - 3 tháng, trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành.

Trái dừa bị hại thường có 3 - 5 con bọ vòi voi trưởng thành. Ấu trùng rất ít. Trái bị hại có nhiều nhựa chảy ra từ vết đục, tập trung quanh cuống trái.

Nhựa màu trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng, vàng nâu và khô cứng. Tại nơi vết nhựa chảy ra thường có phân đi kèm (có thể do phân ấu trùng thải ra). Ấu trùng gây hại bằng cách đục vào vỏ trái, chúng có thể đục vào tới gáo dừa (giai đoạn trái non).

Chúng tấn công khi trái dừa còn non (khoảng 3 tháng sau khi đậu trái, đường kính trái từ 0,7-10cm). Nếu tấn công trái dừa non sẽ làm trái bị rụng sớm. Nếu tấn công khi trái lớn (trên 3 tháng tuổi) sẽ làm trái méo mó, kích thước nhỏ.

Để hạn chế tác hại của bọ vòi voi, ngăn chặn sự lây lan, Cục Bảo vệ thực vật vừa ban hành quy trình tạm thời phòng, chống bọ vòi voi hại dừa như sau:

- Thường xuyên điều tra vườn dừa để phát hiện sớm và theo dõi diễn biến của bọ vòi voi.

- Vệ sinh, làm cỏ vườn dừa thường xuyên cho thông thoáng, tiêu hủy lá già, khô, để hạn chế sự tồn tại và phát triển của bọ vòi voi; dùng đất phủ kín rễ để ngăn bọ vòi voi đẻ trứng.

- Thu gom tiêu hủy các trái bị nhiễm để hạn chế nguồn phát tán lây lan.

- Xông hơi khử trùng dừa giống trước khi xuất vườn để hạn chế lây lan.

- Không gây vết thương trên cây như chặt tỉa cây, tỉa lá còn xanh.

- Bón phân và tưới nước hợp lý để cây sinh trưởng tốt, đậu nhiều trái có khả năng bù lại năng suất mất đi do bọ vòi voi gây hại.

Các vườn bị bọ vòi voi gây hại nhiều có thể tạm thời sử dụng các thuốc trừ sâu gốc Chlorpyrifos Ethyl, Cartap, Quinalphos để phòng trừ nhưng chỉ được sử dụng ở giai đoạn trái còn non, sử dụng thuốc phải theo nguyên tắc "4 đúng".

Ngọc Hương
(Theo Báo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 218
  • Khách viếng thăm: 215
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 31619
  • Tháng hiện tại: 2264169
  • Tổng lượt truy cập: 46231402