Sôi nổi tranh tài trong suốt nửa tháng, Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2018 do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An tổ chức vừa bế mạc tối 19/9, tại sân khấu Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An (Thành phố Tân An) bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải lương.
Liên hoan lần này lập kỷ lục với 32 vở diễn của 25 đơn vị nghệ thuật (trong đó có 8 đơn vị dân lập) cùng hơn 1.500 nghệ sĩ tham gia biểu diễn. Kết quả, Ban Tổ chức đã trao Huy chương Vàng cho 6 vở diễn, Huy chương Bạc cho 7 vở diễn; 49 Huy chương Vàng và 66 Huy chương Bạc cho các diễn viên cùng các hạng mục giải dành cho tác giả xuất sắc, đạo diễn xuất sắc, người sáng tác nhạc xuất sắc, họa sĩ xuất sắc nhất…
Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang tham gia liên hoan với vở cải lương “Bão dậy trời Long Hưng” (soạn giả Huỳnh Anh, đạo diễn Kim Phương, cố vấn nghệ thuật Nghệ sĩ nhân dân Trần Ngọc Giàu) đã đoạt Huy chương Bạc dành cho vở diễn. Ngoài ra, NSƯT Đào Vũ Thanh và NSƯT Nhơn Hậu xuất sắc đoạt Huy chương Vàng; Nghệ sĩ Võ Huỳnh Mơ đoạt Huy chương Bạc tại liên hoan.
“Bão dậy trời Long Hưng” là vở cải lương đề tài chiến tranh cách mạng, dựa trên cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Nguyễn Thị Thập (Mười Thập) - người con ưu tú của vùng đất Long Hưng (Tiền Giang). Bà đã trọn đời cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ với gần 20 năm đảm đương cương vị Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Phó Chủ tịch Quốc hội (từ khóa II đến khóa VI). Bà đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Vở diễn tái hiện giai đoạn bà Nguyễn Thị Thập (do NSƯT Nhơn Hậu thủ vai) cùng chồng là ông Lê Văn Giác (do NSƯT Đào Vũ Thanh thủ vai) cũng là người bạn chiến đấu trước cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940. Sau khi bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn Sài Gòn, những đòn tra tấn dã man của kẻ thù vẫn không làm lay chuyển được ý chí gang thép của người nữ chiến sĩ cộng sản. Được trả tự do, bà tiếp tục tập hợp lực lượng thanh niên trong xã Long Hưng để tuyên truyền lý tưởng cách mạng, vạch tội ác thực dân Pháp, bọn cường hào ác bá đồng thời gầy dựng, phát triển lực lượng cách mạng. Năm 1940, Tỉnh ủy Mỹ Tho quyết định lấy rừng Ba U làm căn cứ, thành lập Ủy ban khởi nghĩa chuẩn bị khởi nghĩa ở Mỹ Tho. Bà được giao nhiệm vụ phụ trách lực lượng vũ trang của tỉnh...
Vở diễn có sự đầu tư nghiêm túc từ nội dung kịch bản đến dàn dựng, âm nhạc, vũ đạo, thiết kế sân khấu, cùng với sự tham gia của các diễn viên như: NSƯT Nhơn Hậu, NSƯT Đào Vũ Thanh, NSƯT Kiều Quốc Tâm, Võ Huỳnh Mơ, Nguyễn Quang, Tuyết Hằng, Huỳnh Khang, Hoàng Đức… đã mang đến những cảm xúc đặc biệt cho khán giả.
Văn nghệ Tiền Giang xin giới thiệu cùng bạn đọc một cảnh trong vở cải lương “Bão dậy trời Long Hưng”, đoạn tái hiện bà Mười Thập đang lúc bụng mang dạ chửa gần ngày sinh nở nhưng bà vẫn thắt khăn nịt bụng chỉ huy lực lượng vũ trang chiếm đồn bót địch. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa bà và chồng trong những ngày chiến đấu ác liệt với tình cảm hết sức thương yêu, mặn nồng nhưng chỉ trong giây phút ngắn ngủi, hai người lại phải chia tay khi bị địch ruồng bố. Ông Năm Thể (cha của đồng chí Mười Thập) truy cản địch cho đồng chí Lê Văn Giác có thời gian thoát thân đã bị tên Cò Chánh gian ác ra lệnh bắn chết và đem xác treo ngoài cổng làng…
|
Poster giới thiệu vở "Bão dậy trời Long Hưng" |
<span style="font-size:14.0pt;font-family:"UTM God" s="" word","serif";mso-bidi-font-family:="" "utm="" god\0027s="" word";color:aqua;font-weight:normal'="">Trích đoạn cải lương:
Bão dậy trời Long Hưng
? Huỳnh Anh
NĂM GIÁC: Anh đã triệu tập đảng viên chi bộ Long Hưng, đúng 3 giờ khuya đêm nay chúng ta họp để triển khai kế hoạch mới!
MƯỜI TỐT: Mình à! Em có may cho mình chiếc áo ấm mới để em vào lấy cho mình để khuya nay mình mặc cho ấm
(Định vào, Giác cản lại) NĂM GIÁC: Khoan đã mình! Ngồi xuống đây... Mình nai nịt như vầy liệu mình và con có ổn hay không?
MƯỜI TỐT: Không sao đâu mình, chắc là con mình biết cha mẹ đang gian khổ nên con nó ngoan lắm, vì muốn qua mắt địch nên con cũng nhẫn nhịn mà giỏi chịu đựng như cha và mẹ nó!
NĂM GIÁC: Con ngày một lớn, làm sao qua mắt được quân địch, ở lại đây ngày càng nguy hiểm. Hay là anh báo cáo với tổ chức, nhờ má Sáu đưa em qua bên cồn ở nhà người thân lánh mặt, chờ con ra đời rồi tính.
MƯỜI TỐT: Mình! Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng như thế này làm sao mà em an tâm lánh mặt được...
NĂM GIÁC: Nhưng mà em...
MƯỜI TỐT: Anh đừng bận lòng vì mẹ con em, cố gắng tập trung tinh thần lo cho việc lớn, ngày chiến thắng không xa chừng đó vợ chồng mình sẽ không còn phải lo lắng nữa!
NĂM GIÁC: Sẽ hạnh phúc biết bao nhiêu nếu vợ chồng mình được gần nhau dù trong chốc lát… Giữa trưa hè nắng ấm đất Long Hưng…
LÝ SON SẮTNghe gió reo trên đồng Anh ước mơ trong lòng Được nhìn làn tóc em Thơm hương trầm bay bay Như thuở xưa hẹn hò Cùng bên nhau dưới rặng trâm bầu MƯỜI TỐT:
Giờ đây gió mưa bão bùng Làn tóc mây xác xơ còn đâu Mùi hương vấn vương hôm nào Giờ nhạt phai biết anh còn thương NĂM GIÁC: Mình ơi anh biết người phụ nữ nào cũng muốn chăm chút cho tóc thêm dài cho da thêm mịn, nhưng nét đẹp kia làm sao có được khi ngày ngày em phải băng qua cánh đồng Long Hưng nắng lửa…
Ca VỌNG CỔ5)
…trưa hè… Rồi nhanh chân về Vĩnh Kim, Song Thuận, Đông Hòa… Vượt lộ bốn mưa như trút nước, nhanh chân về Thạnh Phú kịp trong đêm. MƯỜI TỐT:
(ca) Xấp tài liệu này phải phân phát hết thật nhanh, buổi nói chuyện kia phải mời dân về kịp lúc. Nhiều bữa em phải nuốt vội nắm cơm muối mè cho qua cơn đói, thì trách sao nhan sắc chẳng phai tàn (-)NĂM GIÁC:
(dặm)Đạn bom trút xuống đêm ngày
Trái tim nồng ấm vẫn đầy đam mê.
MƯỜI TỐT:
(dặm)Phút chia tay vẹn lời thề
Nụ hôn vội vã môi kề thắm môi!
NĂM GIÁC:
(ca)6)
Mình ơi trong trái tim anh lúc nào mình cũng đẹp, vẻ đẹp kiêu hùng của Trưng Triệu ngày xưa. MƯỜI TỐT:
(ca) Đường cách mạng em đi bao nỗi gian truân, luôn có bóng hình mình cùng sánh bước. NĂM GIÁC:
(ca) Thương làm sao tấm áo bà ba bạc màu sương gió, chiếc khăn rằn thấm đẫm giọt mồ hôi. Và thương cả bàn chân em chưa một lần mang dép, bươn bả băng qua biết mấy giang đồng (-)MƯỜI TỐT:
(ca) Mình đừng khen em hãy dành những lời ca ngợi ấy, cho các đồng chí ngày nào đã sớm ra đi. Và hãy ngợi ca giọt nước mắt những người vợ hiền mòn mỏi, nuốt lệ vào lòng hóa đá đợi người đi…NĂM GIÁC:
(đưa gói lá chuối khô, nói) Anh có hái một mớ bồ kết cho mình gội đầu nè! Thôi, anh đi nghe mình!
MƯỜI TỐT: Mình, ăn miếng cơm bỏ bụng rồi hẳn đi
NĂM GIÁC: Không kịp đâu em à! Anh phải đi mời anh em cho kịp giờ họp khuya nay... Anh đi nghe mình!
(Năm Giác đi… Mười Tốt áp gói bồ kết vào ngực, ngâm thơ)Đêm nay rồi lánh về đâu?Gò xa cỏ lấp bưng sâu nước trànSao mờ lấp ló đìa hoangKhó khăn chưa gặp gian nan chưa từngTrời mưa trắng đất Long HưngNhớ thương thương nhớ rưng rưng tấc lòng… (thơ Mười Thập) (Má Sáu chạy vào)MÁ SÁU: Mười ơi! Tụi thằng Cò Chánh và Hương quản Tý kéo lính tới đông nghẹt kìa! Trốn đi con!
MƯỜI TỐT: Chúng đã vây hết các ngả, không trốn kịp nữa… Trời ơi, anh em đảng viên kéo tới đây dự họp sẽ lọt vào vòng vây của tụi nó… Làm cách nào để báo tin ngay…
MÁ SÁU: Má giả đò bị bệnh đi mua thuốc uống, già cả chắc tụi nó hổng nghi ngờ… rồi má nhờ người báo cho anh em kịp thời giải tán!
MƯỜI TỐT: Không kịp đâu, anh Năm đang đi về hướng bờ sông, má nói anh Hai đưa chồng con qua sông báo cho anh em lập tức!
MÁ SÁU:
(ôm lấy Mười Tốt rưng rưng) Trời ơi! Nếu tụi nó bắt được thằng Năm Giác thì nguy... Con yên tâm má sẽ cho bà con hay để cản chân bọn chúng, bằng mọi cách phải để cho thằng Năm trốn thoát
(Má Sáu đi. Cò Chánh, Hương quản Tý và bọn lính vào…) CÒ CHÁNH: Nguyễn Thị Ngọc Tốt đâu?
HƯƠNG QUẢN TÝ: Nguyễn Thị Ngọc Tốt đâu?
(Mười Tốt chỏi nạng bước tới một cách khó khăn)MƯỜI TỐT: Tôi đây!
CÒ CHÁNH:
(gật gù) Gọi chồng cô ra đây!
MƯỜI TỐT: Tôi là gái lỡ thời làm gì có chồng? Ông Cò mai mỉa tôi đó à?
CÒ CHÁNH:
(cười lớn) Cô đừng giả mù sa mưa… Tôi biết rất rõ là…
Ca NGỰA Ô BẮCMới chiều nay chồng cô về nơi đây!(-) (-)Ghé thăm cô người vợ hiền dấu yêuTôi lạ gì tên Lê Văn GiácHiện là Bí thư xã Long HưngCô đang giấu hắn ở đâu?MƯỜI TỐT:
(ca)Nhà tôi trống trơn cửa đang mở rộngCác ông nghi cứ vào khám xét đi Bắt được ai cứ đem ra xử tộiCòn bằng không đừng tra hỏi nữaHãy để tôi yên may vá sống qua ngàyCÒ CHÁNH:
(ca)Đối với cô tôi nhân nhượng nhiều rồiHôm nay là lần cuối cùngNếu ngoan cố thì đừng trách tôiLính đâu! Lôi ông già ấy ra liềnThử xem cô sắt thép cỡ nàoTrái tim Cộng sản cứng mềm ra sao? (Cò Chánh vỗ tay ra hiệu. Bọn lính vô trong kéo Năm Thể ra. Chúng xô ông té xuống đất) MƯỜI TỐT: Ba!
(Mười Tốt định chạy đến bên ba nhưng bọn lính đã níu lại)MƯỜI TỐT: Các ông lấy quyền gì để bắt ba tôi?
CÒ CHÁNH: Quyền gì à? (cười) Quyền của những người giữ trị an xã hội!
(Cò Chánh ra dấu. Bọn lính đánh Năm Thể gục xuống)MƯỜI TỐT: Dừng lại ngay! Ba tôi tội gì mà ông hành hạ như vậy?
CÒ CHÁNH: Tội có con gái và rể theo Cộng sản!
MƯỜI TỐT: Các ông muốn đánh thì đánh tôi đây. Tôi quen rồi! Đừng hành hạ một ông già tóc bạc!
CÒ CHÁNH: Chúng tôi sẽ trả tự do và lo cho ba con cô một cuộc sống đầy đủ, sung túc nếu cô khuyên ông ấy nói trước dân Long Hưng một câu thôi!
NĂM THỂ: Các ông muốn tôi nói câu gì?
CÒ CHÁNH: Ông bảo là “Cả gia đình tôi không tin Cộng sản nữa!”
NĂM THỂ: Không! Không bao giờ!
CÒ CHÁNH:
(ra lệnh) Đánh!
MƯỜI TỐT: Khoan đã!
CÒ CHÁNH: Sao... Cô đồng ý nói rồi chứ gì? Cô định nói gì đây? Không tin vào Cộng sản, hay là chỉ điểm chỗ ở của chồng cô... Nói đi...Năm Giác đang ở đâu... Cứu chồng hay cứu ba cô chọn đi...
MƯỜI TỐT:
(im lặng) CÒ CHÁNH: Sao?
NĂM THỂ: Ba con tôi không biết Năm Giác nào hết!
CÒ CHÁNH: Không biết hả?! Người ta đồn những tay Thiên Địa Hội hồi trước cứng đầu lắm. Để tôi coi ông cứng đầu tới cỡ nào!
(Đánh Năm Thể) MƯỜI TỐT: Đừng! Đừng đánh nữa!
NĂM THỂ: Mười... Dù tụi nó đánh ba chết ba cũng không nói!
MƯỜI TỐT: Ba!
Ca XẾ XẢNGÔi đau xót… Tím ruột bầm ganNhìn ba oằn oại roi đòn Nỗi đau này máu lệ hòa chan! (-) (-)(Nói trong chầu) Ba ơi! Ba đau nhiều lắm phải không ba?
NĂM THỂ:
(ca)Ba đã dạy con - Gương sáng tiền nhân Cờ nghĩa giương cao - Bao lượt ba đào Cũng quyết lòng vị quốc vong thânMƯỜI TỐT:
(ca)Nhưng người túng thế phải tùng quyền Nhẫn nhịn trước kẻ thù để chờ đợi thời cơ! NĂM THỂ: Ba quyết không bao giờ khuyên con thốt những lời phản bội quê hương thì con đừng dễ dàng chấp nhận, nói làm chi cho nỗi đau thêm chồng chất khi tự mình vò nát lương tri của một…
Ca VỌNG CỔ5)
…con người… Đừng dễ dàng quên những niềm tin trọng đại trong đời…MƯỜI TỐT:
(ca) Con nhớ lắm ba ơi Bà Trưng tế chồng trước khi giết giặc, đâu phải vì phản bội kẻ tình chung. Bài học ngày nào ba thường dạy cho con, trước khi vồ mồi hổ thường thu mình lại… NĂM THỂ:
(ca) Thì cớ sao hôm nay con lại định nói những lời phản trắc, những lời chưa thốt lên đã tan nát trái tim rồi (-)CÒ CHÁNH:
(dặm) Giờ này không phải là giờ kể chuyện xưa tích cũ, hai cha con đã quyết định xong chưa, tuyên bố không tin vào Cộng sản hay chỉ chỗ của thằng Năm Giác... Nói!
NĂM THỂ:
(cúi lạy, ca) Ca NAM AI (lớp mái)Một lạy này… thỉnh nguyệnĐất đai bổn trạch thần hoàngXin chứng giám tấc lòngTôi người làng Long HưngXóm làng nổi cuộc can quaĐau thương trùm phủ quê hươngXương trắng ngập cánh đồngMáu loang đỏ dòng sông!Mà lực bất tòng tâm Tay run gối mỏi thân giàNhìn giặc chiếm sơn hàNuốt hận lòng xót xa!MƯỜI TỐT:
(ca)Nợ nước non một vai oằn nặngCòn một vai ơn cúc dục sinh thành!NĂM THỂ:
(ca)(6)
Roi vọt của kẻ thù làm thân ba đau đớn nhưng ba sẽ đau gấp trăm ngàn lần khi nói những lời kia. Bao nhiêu người đã đem máu đào đáp đền sông núi, thì có sá gì đâu mạng sống một ông già (-)MƯỜI TỐT:
(ca) Ba ơi xin ba hãy cố gắng lên, kéo dài sự sống là tiếp cho con thêm sức mạnh.NĂM THỂ:
(ca) Ba hiểu! Cho nên đòn roi nhục hình ba không khiếp sợ chỉ mong con giữ gìn những lời răn dạy của ba… GÃ CHỈ ĐIỂM:
(chạy vào) Ông Cò ơi ông Cò... Tui vừa thấy thằng Năm Giác đang chạy về hướng bờ sông!
CÒ CHÁNH: Đuổi theo bắt nó lại!
HƯƠNG QUẢN TÝ: Dạ
(đi) NĂM THỂ: Không được!
(nhào tới giựt súng tên lính định bắn Cò Chánh)CÒ CHÁNH:
(ra lệnh) Bắn!
(Bọn lính bắn Năm Thể)MƯỜI TỐT: Ba... ba ơi...
NĂM THỂ: Mười... Mười con...
(gục chết)CÒ CHÁNH: Lão già ngoan cố... Lính đâu... Đem ông già này ra giữa chợ treo lên làm gương cho dân chúng... Đi!..
(Tất cả kéo đi) MƯỜI TỐT: Ba... ba ơi... Mình ơi...
(ôm bụng) Á đau quá... Đừng chòi đạp nữa con ơi... Trong khi lòng mẹ ngọn lửa căm hờn đang bốc cháy... Bởi kẻ thù tàn độc đã cướp đi mạng sống ông ngoại của con rồi.
(tiếng chân chạy - Tiếng la hét bắt lấy nó)Tiếng chân giặc chạy như tiếng đạn bom gào thét,
Tiếng gầm rú của súng trường tàu chiến vẳng bên tai.
Mẹ nghe tiếng cha con rên la trong khói lửa nồng cay!
Cuốn trôi hết những lời ru của mẹ! Mình ơi...
(đau đớn) (Mười Tốt vùng lên, chợt quỵ xuống ôm bụng đau đớn)Con của mẹ mệt lắm phải không?
Liên tục bao ngày bươn bả khắp đồng bưng
Trưa nắng cháy chiều mưa tầm tã
Ngày đội nắng phỏng da, đêm co ro lạnh giá
Con đã cùng sẻ chia với mẹ bước gian nan?
Ca DẠ KHÚCCon! Hỡi con yêu! Con biết chăng, mẹ chỉ còn Có con thôi để làm tin yêu Gắng lên con qua hồi gian nguy (-) (-)Tuôn dòng lệ máu hờn căm sôi trào Kìa quân gian ác nỡ ra tay nát tan thâm tình !Cha - Hỡi cha ơi...Xác thân cha... Chúng nỡ đành Để cho linh hồn của cha - Phải đau thương giữa trời quê hương Con đớn đau khi thấy cha máu hồng tuôn trào Đôi mắt cha bao lời nghẹn ngào Trời cao có thấu - cho lòng tôi giờ này đây Thân muốn liều giết hết quân gian tham Nhưng phải vì ngày mai - ôi uất hờn chứa chan… (Tiếng súng vang lên - tiếng la ó đuổi theo đánh bắt) Mình... Mình ơi! Mình ơi... Trời ơi giờ đây tôi như chiếc thuyền con chông chênh giữa hai dòng nước đang cuồn cuộn chảy, lấy máu rửa thù cha hay nhẫn nhịn với hờn căm chờ khởi nghĩa chống tham...
Ca VỌNG CỔ4)
…tàn… Liều chết với bão giông? Hay giữ lấy đứa con mình... Mình ơi! Mình phải vì em vượt qua vòng vây của giặc, con ơi con hãy vì mẹ mà cố gắng chịu đựng nghe con. Cha ơi xin cha hãy thứ tha con không thể cứu cha trước lưỡi lê hung tàn của thằng Cò ác độc. Trời ơi sao tôi nghe máu trong tim như ngừng chảy, khi chung quanh tôi vận nước đã sôi trào… LÝ GIAO DUYÊNTiếng thét đã vang - vang Lửa thù đang bốc - cháy Lửa của trái tim - này Đang nung nấu bao ngày Để nói với quê hương Dù máu đổ thây phơi Dù gian khó bao lâu Vẫn quyết tâm giữ lấy ngọn cờ Giành lại nước nhà từ tay bọn Lang Sa Dù phải đổi bằng mạng sống giữa can qua! (Ca Vọng cổ tiếp) Con ơi! Dù con chỉ là bào thai trong bụng mẹ, nhưng con sẽ kiêu hùng dưới cờ nghĩa đánh Tây - Mẹ sẽ tiến lên bằng linh hồn Trưng Triệu - Con lướt mây trời theo Thánh Gióng ra quân… (Má Sáu chạy tới) MÁ SÁU: Mười ơi con xuống xuồng nhanh, má đã nhờ người đưa con đi gấp!
MƯỜI TỐT: Không! Ba tôi... Chồng tôi...
MÁ SÁU: Bà con đang cản đường cho thằng Năm Giác thoát thân, chắc nó đã an toàn. Bà con sẽ lo hậu sự cho anh Năm, con đi nhanh đi!
MƯỜI TỐT: Má Sáu ơi, con...
MÁ SÁU: Giữ lấy bào thai này... Con của con đang chờ con, khởi nghĩa đang chờ con... Đi nhanh đi Mười!
(Mười Tốt đi, má Sáu cũng đi theo một ngả khác - Chuyển cảnh một bờ sông vắng - Tiếng la ó truy bắt - Tiếng dân chúng phản đối vang lên - Hai Điệp cùng Năm Giác chạy ra - Năm Giác kéo Hai Điệp núp vào bờ dừa nước mé sông - Dân chúng chạy ra cùng với lính) HƯƠNG QUẢN TÝ: Bắt thằng Năm Giác... Ai cản đường giết...
(Súng nổ. Nhiều bóng người ngã xuống)DÂN CHÚNG: Đả đảo lính Tây giết dân, không được giết dân, đả đảo!
HƯƠNG QUẢN TÝ: Tránh ra... Giết!
(Dân chúng tiếp tục chạy và la khẩu hiệu - Lính đuổi theo…) NĂM GIÁC: Hai Điệp! Anh có sao không?
HAI ĐIỆP: Không sao, đạn xước qua vai tôi thôi hà… Anh Năm, bọn chúng đã đi qua rồi, để tôi kiếm xuồng đưa chú qua sông gấp…
(Hai Điệp đi)NĂM GIÁC:
(nhìn thấy xác bà con, kêu gào) Chú Tư! Anh Tám! Bà con ơi...
(Sân khấu lặng ngắt, chỉ còn tiếng nghẹn ngào của Năm Giác - Năm Giác gục đầu đau đớn rồi khi bật dậy đôi mắt căm hờn) Cò Chánh... Hương Quản Tý... Bọn thực dân... Tao thề sẽ lấy máu bọn bây... Tao thề sẽ lấy máu bọn bây. Để rửa mối căm...
CHIÊU QUÂN…hờn… Của những người vô tội Ngã xuống nơi này - Để giữ gìn quê mẹĐuổi quân bạo tàn xâm lượcVà bè lũ tay sai đang thống trị dân nghèo Ơi hỡi vong hồn anh Tám, chú Tư Và bao người oanh liệt Đã hiên ngang vì nghĩa cả quên mình! Để cho tôi còn sống đứng nơi đây chứng kiến cảnh tang thương của một vùng quê hương đầy huyết lệ, máu của những người thân máu từng đồng đội đã trải bước chân tôi vào trận chiến chống quân...
VỌNG CỔ4)
thù… Lấy mạng đổi cho tôi sức mạnh xé mây mù… Trời Long Hưng đã mịt mùng lửa dậy, người Long Hưng gào thét với hờn căm. Khởi nghĩa sắp bắt đầu muôn người hừng hực chí đấu tranh, mà chiến thắng ngày mai sao quá nhiều tang tóc. Vì bảo vệ cho tôi thoát qua vòng nguy hiểm phải hy sinh tánh mạng của bao người… (Nhạc ngưng. Hai Điệp trở lại…) HAI ĐIỆP: Anh Năm ơi, bác Năm đã…!
NĂM GIÁC: Ba tôi làm sao? Bị chúng bắt phải không?
HAI ĐIỆP: Thằng Cò Chánh… Nó giết bác Năm rồi treo ngoài cổng làng…
NĂM GIÁC: Trời! Ba ơi! Trời ơi… Ba tôi…
(sực nhớ)NĂM GIÁC: Còn vợ tôi… Vợ tôi ở đâu?
HAI ĐIỆP: Má Sáu nhờ người đưa chị Mười qua sông nhưng không biết chị Mười có thoát kịp hay không nữa!
NĂM GIÁC: Trời ơi! Đồng chí tôi… Ba tôi… Vợ tôi… Vì ai mà cảnh tóc tang trùm phủ khắp nơi... Vì ai?
HAI ĐIỆP:
Ca SONG CƯỚCBởi kẻ thù… thâm độc… Đang giày xéo quê hương Gieo bao cảnh điêu tàn Xóm làng dậy tiếng oán thanNĂM GIÁC:
(ca)Tiếng khóc gào thê lương Cha mất con vợ mất chồng Máu nhuộm đỏ cánh đồngLúa gục đầu xác xơ!Trời Nam Kỳ ngập màu tangĐất Long Hưng điêu tànMáu hận dâng ngập trànLệ sầu đổ chứa chan! Chờ đợi bóng cờ bayQuét sạch lũ xâm loàn!HAI ĐIỆP:
(ca) Anh Năm ơi dân Long Hưng này đâu có ngại hy sinh, bảo vệ cho anh và chị Mười bình an chờ ngày khởi nghĩa NĂM GIÁC:
(về Vọng cổ) Năm Giác tôi nguyện lấy máu mình thệ ước, vì quê hương không tiếc bản thân mình. (xề) Một lạy này xin cảm tạ với bà con, với trời đất Long Hưng và những người vừa ngã xuống. Ba ơi xin ba tha thứ cho vợ chồng con tội bất hiếu. Việc lớn chưa tròn đành gác lại mối thù riêng…
Ý kiến bạn đọc