Huỳnh Anh
 
Thầy Năm Tú

Thầy Năm Tú

Đăng lúc: 15:42 - 03/06/2019

Khi màn đêm buông xuống Mỹ Tho cũng là lúc những trụ đèn sắt tỏa ánh sáng nhợt nhạt đủ soi lờ mờ con đường chạy cặp bờ sông, nơi có ga xe lửa đi Sài Gòn. Ánh sáng từ những chiếc đèn carbure đặt trong lồng kiếng chạm trổ đẹp mắt của người Pháp đem sang tuy yếu ớt nhưng đêm nay vẫn đủ sức tỏa sáng cả một vùng bên vàm Bảo Định bởi hàng trăm chiếc đèn lồng thấp nến treo trước nhà hàng khách sạn Minh Tân. Đêm nay nơi đây quy tụ hàng trăm thực khách được mời đến dự tiệc ăn mừng cô Mary Kiều Loan, con gái ông phán Sửu vừa đậu bằng Thành Chung (Diplome). Tiếng là thi đậu, thực ra kết quả này là do cha cô đã cậy quan Đốc học cúi lòn, lo lót từ trên xuống dưới chẳng biết bao nhiêu là cọc giấy “xăn” (cent). Mặc kệ! Tốn kém bao nhiêu cũng được, miễn đứa con gái rượu của ông giựt được cái bằng cấp cao quý ấy cho rỡ ràng gia đình dòng họ bởi lẽ lúc bấy giờ phụ nữ cả nước được vinh dự ấy chưa được năm trăm người. Vả lại, ông Phán đã xin được cho con gái vào làm việc ở Tỏa Sứ, vừa có tiền, vừa có danh vọng, lại được quen lớn với nhiều quan Đại Pháp, còn gì bằng! Chính vì thế, bữa tiệc hôm nay, ngoài hàng trăm quan chức làm việc cho Pháp trong và ngoài tỉnh từ các quan Tham, quan Phán, quan Đốc, cho đến các thầy Trợ giáo, thầy Thông, thầy Ký… còn có các quan lại Nam triều như quan Huyện, quan Phủ, hương chức hội tề địa phương...kể cả các lão bá hộ, các chàng công tử có tiếng trong vùng. Đặc biệt, đêm nay, ngoài những bàn tiệc trên chục món sơn hào hải vị, thực khách còn được chiêu đãi một bữa tiệc tinh thần do ban đờn ca tài tử Nguyễn Tống Triều, một ban đang lừng danh khắp Nam Kỳ lục tỉnh đến biểu diễn.

“Bão dậy trời Long Hưng” dự Liên hoan sân khấu cải lương toàn quốc

Đăng lúc: 10:22 - 14/11/2018

Sôi nổi tranh tài trong suốt nửa tháng, Liên hoan Sân khấu Cải lương toàn quốc 2018 do Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An tổ chức vừa bế mạc tối 19/9, tại sân khấu Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An (Thành phố Tân An) bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc quy tụ nhiều nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải lương.

Minh hoạ: Thanh Tiên

Linh hồn Tố Lan

Đăng lúc: 13:56 - 07/12/2016

Ba tôi là một nhạc công đờn tài tử. Ông chơi được nhiều loại đờn nhưng sở trường là đờn cò và đờn kìm. Ở căn giữa, nơi thờ phụng trong nhà, ngoài bàn thờ Tổ nghiệp, ba tôi còn bố trí bên cạnh một bàn thờ nhỏ, đốt nhang vào mỗi tối. Có lần tôi hỏi về bàn thờ này, ông đáp:
- Đây là bàn thờ sư tổ của ba, người đã dạy cho nội con đờn kìm và nội con đã truyền lại cho ba đó!
- Người đó là ai vậy ba?

Minh họa: Thanh Tiên

Cội nguồn

Đăng lúc: 08:12 - 15/11/2016

Báu vật mang theo Đoàn ghe bầu đang trương buồm theo gió xuôi về hướng Nam. Bỗng những áng mây xám kéo tới. Gió mỗi lúc càng mạnh. Rồi những cơn lốc từ ngoài khơi cuốn vào ào ào. Những đợt sóng liên tục xuất hiện làm mặt biển lồng lộn như một con thú dữ. Tư Lai, một người đàn ông khá lực lưỡng, trạc 40 tuổi, đứng thẳng người trước mũi chiếc ghe bầu đi đầu, ưỡn ngực như thách thức với bão tố, như sẵn sàng chống chọi với cuồng phong để che chở đoàn người di dân phía sau. Tư Lai đưa hai cánh tay rắn rỏi như thép giữ chặt cột buồm, quay về phía đoàn ghe theo sau, hét lớn: - Cố lên! Phía trước có ghềnh đá trú bão! Chốc sau, cả đoàn ghe lần lượt chui vào nơi kín gió khuất sau một ghềnh đá. Đồ đạc, vật dụng trong ghe được đậy kín bằng những tấm cỏ tranh kết lại rất kỹ.

Nguyệt Châu - Hát trong lửa đạn, hát với hòa bình

Nguyệt Châu - Hát trong lửa đạn, hát với hòa bình

Đăng lúc: 07:00 - 26/11/2014

Cả đoàn có khoảng hai mươi người, trong đó chỉ có 3 phụ nữ, đa số ở lứa tuổi mười tám đôi mươi. Họ là những nghệ sĩ từ miền Bắc chi viện miền Nam vào những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất.

MH: DH

Dạ khúc

Đăng lúc: 08:17 - 14/05/2012

Đang tưới mấy chậu kiểng chợt thấy có bóng người, ông Bách đặt chiếc thùng xuống đất vội vã bước ra cổng, sững sờ trước người khách đang đứng lặng nhìn mình. Đó là một người đàn bà tuổi trên bốn mươi, dáng hơi gầy, tóc búi cao, mặc bộ đồ lụa trắng sang trọng, cổ trắng ngần đeo xâu chuỗi ngọc óng ánh. Ánh mắt người đàn bà u buồn như đang chất chứa một nỗi niềm u uẩn trong lòng.

Cảnh trong vở “Cờ nghĩa giồng Sơn Quy”. Ảnh: Lê Văn

Sân khấu Tiền Giang - Đèn màu vẫn sáng

Đăng lúc: 08:56 - 07/11/2011

Hoạt động của Chi hội Sân khấu Tiền Giang tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khâu quảng bá tác phẩm, nhưng những đứa con mang dòng máu “cái nôi cải lương” của cha ông truyền lại đã cùng câu tay nhau quyết vượt qua một chặng đường nhiều khúc khuỷu để cho cánh màn nhung được mở từng đêm. Trong Đại hội Chi hội Sân khấu, đạo diễn Cẩm Thanh, Chi hội trưởng, đã đọc một bản báo cáo tổng kết dài về những thành quả đã đạt được trong 5 năm. Tất cả đại biểu về dự đều gật gù, gương mặt người nào cũng rạng rỡ niềm vui. Thì ra, sân khấu Tiền Giang tuy không rầm rộ, nổi đình nổi đám như ngày nào nhưng vẫn không đến nỗi xấu hổ khi ngoảnh nhìn lại “cái hồn trăm năm” cũ, thuở tiến sĩ Phan Hiển Đạo xuôi ghe bầu từ kinh kỳ về Vĩnh Kim, mang những chữ hò, xự, xang đầu tiên về truyền dạy cho lớp môn đệ đầu tiên trên mảnh đất sông Tiền.

Đờn ca tài tử - Một loại hình nghệ thuật giàu bản sắc dân tộc cần được tôn vinh và bảo lưu

Đờn ca tài tử - Một loại hình nghệ thuật giàu bản sắc dân tộc cần được tôn vinh và bảo lưu

Đăng lúc: 07:59 - 18/05/2011

(Tham luận của đoàn Tiền Giang trong Hội thảo quốc tế “Nghệ thuật đờn ca tài tử và những lối chơi đàn ngẫu hứng” do Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch tổ chức tại TP Hồ Chí Minh từ 09 đến 11/1/2011)

Trong quá trình phát triển bờ cõi về phương Nam của các Chúa Nguyễn và về sau của các triều vua nhà Nguyễn bằng nhiều cuộc di dân, nền âm nhạc dân gian xuất phát từ nhã nhạc cung đình ở miền Trung đã được đưa vào Nam với những đoàn người đi khẩn hoang lập quê hương mới.

Diễn viên Nhơn Hậu - Đào Vũ Thanh

Góp lời ru ấm lại cánh nôi xưa

Đăng lúc: 15:05 - 12/02/2010

ÁNH SAO MAI RỰC SÁNG

Từ cái ấp Giáp Nước xa xôi ở một xóm nhỏ vùng quê xã Phước Thạnh (trước thuộc huyện Châu Thành, nay là TP Mỹ Tho) bỗng xuất hiện một ngôi sao trên vòm trời nghệ thuật và ngôi sao ấy đã tỏa sáng bất ngờ khiến mọi người phải kinh ngạc. Đó là trường hợp của Nhơn Hậu, cô đào chánh của bộ phận cải lương thuộc đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Tiền Giang. Từ một cô thợ uốn tóc và trang điểm cô dâu, chưa hề nuôi ước mơ được trở thành nghệ sĩ, chỉ sau 3 tháng từ ngày bước lên sân khấu, cô gái tài sắc ấy đã đạt Huy chương bạc sân khấu chuyên nghiệp và tiếp tục thăng tiến nhanh chóng trong nghề nghiệp.

Xuân về trên chợ nổi

Xuân về trên chợ nổi

Đăng lúc: 15:15 - 10/03/2009

(Ca cảnh cải lương)

Nữ:
HÒ ĐỒNG THÁP:
Ơ... oà...
Ai đi về với quê tôi,
Có nghe trong gió câu hò bay xa.
Mùi thơm cây trái quyện hoà,
Miệt vườn sông nước...
Ơ… oà...
Miệt vườn sông nước thiết tha ân tình...

Rạp thầy Năm Tú xưa - rạp Tiền Giang ngà nay đang bị bỏ hoang. Ảnh: Hùng Anh

Cần sáng lại đèn màu, mở rộng màn nhung cho sân khấu cải lương

Đăng lúc: 14:26 - 19/02/2009

Mỗi ngành nghề trong xã hội đều chọn một ngày để làm ngày truyền thống của riêng mình. Riêng ngành sân khấu, từ xưa các nghệ nhân nghệ sĩ tiền bối đã chọn tối ngày 11 và suốt ngày 12-8 âm lịch hằng năm để làm ngày truyền thống, gọi là giỗ Tổ.

Chiều sông Tiền

Bến sông Tiền (vọng cổ)

Đăng lúc: 14:21 - 01/12/2008

LỐI QUẢNG
Nam:
Con sóng nhấp nhô bến bờ xanh ngát
Mấy ngả sông dài sóng gợn lao xao

Nữ: Anh là ai, đến tự nơi nào
Mà ngơ ngẩn trước sông Tiền bến hẹn?

Thành phố Mỹ Tho

Tháng tư, mùa ước vọng (vọng cổ)

Đăng lúc: 13:32 - 17/11/2008

THƠ

NAM: Ta chuẩn bị hành trang bước vào ngày mới,
Chào tháng tư đầy mơ ước với niềm tin


NỮ: Bằng tình yêu đôi lứa chúng mình,
Quyện chặt với tình yêu đất nước

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 322
  • Khách viếng thăm: 312
  • Máy chủ tìm kiếm: 10
  • Hôm nay: 59149
  • Tháng hiện tại: 449997
  • Tổng lượt truy cập: 60800135