Ông Lâm Quốc Thanh: Giữ hồn cho tiếng đờn kìm

Đăng lúc: Thứ năm - 11/12/2014 08:56
Xuất thân trong 1 gia đình có cha theo nghiệp đờn ca tài tử (ĐCTT), ông Lâm Quốc Thanh (ngụ xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo) đã gắn bó với cây đờn kìm mấy chục năm qua. Hiện ông tham gia sinh hoạt CLB ĐCTT huyện Chợ Gạo và CLB ĐCTT ấp Long Mỹ (xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho). Ông có ngón đờn “ngọt lịm”, dễ dàng “níu chân” những ai đam mê nghệ thuật ĐCTT.
Ông Thanh (trái) khải đờn kìm tại một buổi sinh hoạt ĐCTT.
Ông Thanh (trái) khải đờn kìm tại một buổi sinh hoạt ĐCTT.

Cùng dàn nhạc của CLB ĐCTT ấp Long Mỹ hòa tấu Lý con sáo Gò Công cho 1 nghệ sĩ “cây nhà lá vườn” hát, tiếng đờn kìm du dương hòa lẫn nhịp gõ song lan của ông Quốc Thanh giúp cho bài hát thêm trọn vẹn, thu hút đông đảo người dân đến xem.

Từ nhỏ, ông Quốc Thanh đã được nghe ngón đờn du dương, trầm bổng của đấng sinh thành dạo lên trong mỗi lần tập cho nghệ sĩ trước các buổi biểu diễn hay các buổi sinh hoạt văn nghệ tại địa phương, nhưng lúc đó ông chỉ thích thưởng thức chứ không thích đờn.

Ông Thanh cho biết, nhiều lần cha bắt ép, chỉ cách đờn nhưng ông vẫn không thích, không chú tâm học. Đến khi trước khi cha qua đời, cha cầm tay dặn ông: “Con phải nối nghiệp cha, giữ hồn cho tiếng đờn kìm được trầm bổng theo thời gian!…”.

Nhớ lời cha dặn, ông ra sức rèn luyện ngón đờn kìm. Do đã ngấm sâu và hiểu được cung bậc của từng phím đờn ngay từ nhỏ, cộng với năng khiếu có sẵn nên với ông Thanh học đờn không khó và ông gắn bó với cây đờn kìm cho đến ngày hôm nay.

Khi đã thạo ngón đờn, ông tham gia vào CLB ĐCTT ấp Long Mỹ, sau đó nhiều CLB đã mời ông tham gia. Đến nay, ông tham gia nhiều CLB ĐCTT của huyện Chợ Gạo, TP. Mỹ Tho, huyện Châu Thành… và sẵn sàng khải đờn cho các hội thi, liên hoan; thường xuyên đi giao lưu ĐCTT khắp nơi, góp phần vực dậy phong trào ĐCTT tại các địa phương trong và ngoài tỉnh, hầu mong góp phần đưa ĐCTT trở lại thời hoàng kim.

Ông Quốc Thanh cho rằng, không phải ai cũng có thể “chơi” được cây đờn kìm, mà đòi hỏi người chơi phải có năng khiếu, có đôi tai biết cảm thụ, bàn tay nhanh nhẹn; phải học từ kiến thức căn bản đến nâng cao… Ai tiếp thu nhanh thì trong khoảng 5 tháng là có thể đờn được những bài bản nhỏ.

Với ông Quốc Thanh, tiếng đờn kìm có sức quyến rũ đặc biệt. Bởi đây không chỉ là lời căn dặn của cha trước lúc đi xa, mà so với những loại nhạc cụ khác thì tiếng đờn kìm du dương, réo rắt cũng là tiếng lòng, tiếng đời của người chơi đờn với những cung bậc cảm xúc khác nhau…

Điều ông Quốc Thanh ray rứt là việc tìm người kế nghiệp quá khó, vì thế hệ trẻ bây giờ ít ai chịu theo nghiệp ĐCTT. Đến nay ông vẫn chưa tìm được người ưng ý để truyền hết “bí quyết” mà ông đã tích lũy hơn nửa đời người, góp phần “giữ lửa” cho loại hình nghệ thuật ĐCTT - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Minh Toàn
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 433
  • Khách viếng thăm: 430
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 806
  • Tháng hiện tại: 1866585
  • Tổng lượt truy cập: 48240712