Người đưa hương vị "Cơm cháy Tài Nguyên" lan xa

Đăng lúc: Thứ tư - 20/01/2016 03:58
Đó là chị Ngô Thị Diễm Phượng, ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông. Cơ duyên đưa chị Phượng đến với nghề làm cơm cháy chà bông tại mảnh đất quê hương là cách đây khoảng 5 - 6 năm, sau khi học nghề của người anh, chị chịu thương, chịu khó tìm hiểu thị trường, đầu ra sản phẩm và nơi cung ứng nguyên liệu. Để tạo ra được miếng cơm cháy chà bông dày, giòn tan được mọi người ưa thích, chị Phượng đã trải qua quá trình kiên nhẫn tìm tòi, học hỏi không ngừng.

Vào năm 2012, chị thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh mang tên “Cơm cháy Tài Nguyên” tại ấp Bờ Kinh, xã Tân Đông. Không biết là hữu duyên hay cố ý mà thương hiệu Tài Nguyên chị đặt tên cho sản phẩm lại là tên của một loại gạo có hương vị đặc trưng thích hợp cho sản xuất cơm cháy.

Bên cạnh đó, Tài Nguyên cũng là tên 2 đứa con của vợ chồng chị, mang ý nghĩa là cả gia tài về vật chất lẫn tinh thần. Cũng từ đây, mọi người bắt đầu biết đến “Cơm cháy Tài Nguyên” như một món ăn ngon và lạ.

Cơ sở này hiện do người chị ruột của chị Phượng là chị Ngô Thị Diễm Thúy quản lý kinh doanh. Đây chỉ là thành công bước đầu khi tạo được sản phẩm, cần cải tiến hơn nữa. Do đó, chị Phượng dày công nghiên cứu, sáng tạo ra cách sản xuất mới vừa chủ động vừa hiệu quả. Chị cũng không quên học hỏi cách làm, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất đóng gói.

Cơm nấu phải đạt độ chín vừa, hạt rời, tơi, xốp.
Cơm nấu phải đạt độ chín vừa, hạt rời, tơi, xốp.
Công đoạn ép khuôn.
Công đoạn ép khuôn.
Sấy khô.
Sấy khô.
 
Chị Ngô Thị Diễm Phượng và thành phẩm cơm cháy chà bông Tài Nguyên.
Chị Ngô Thị Diễm Phượng và thành phẩm cơm cháy chà bông Tài Nguyên.

Quá trình kiên nhẫn học hỏi của chị Phượng đã được đền đáp xứng đáng khi chị đã thành công trong quá trình xây dựng được cơ sở sản xuất thứ 2 tại xã Tân Đông. Cơ sở sản xuất mới có thêm nhiều lò sấy, đạt công suất cao hơn trước. Với 10 công nhân làm việc, mỗi ngày cơ sở của chị làm ra 1.000 sản phẩm cơm cháy chà bông, sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình chị thu lợi nhuận khoảng 1 triệu đồng.

Theo chị Phượng, làm cơm cháy chà bông phải trải qua nhiều công đoạn như: Nấu cơm, ép khuôn, nướng, quạt, sấy khô, chiên và cuối cùng là thêm chà bông, các loại gia vị như nước mắm, ớt khô, sau đó đóng gói sản phẩm. Trong đó, công đoạn chọn gạo nấu cơm là quan trọng hơn cả. Hạt cơm nấu xong đảm bảo độ chín vừa, tơi xốp, hạt cơm không bị bể. Muốn vậy, chị chọn loại gạo Tài Nguyên.

Mặc dù cơm cháy chà bông không phải là đặc sản của xã Tân Đông nói riêng, huyện Gò Công Đông nói chung, nhưng chị Phượng đã làm nên điều khác biệt cho sản phẩm và được thị trường ưa chuộng. Đó là “Cơm cháy Tài Nguyên” không có hạt bị cứng do được làm bằng gạo xốp thơm. Màu vàng ươm của miếng cơm trông rất hấp dẫn, người tiêu dùng muốn thưởng thức ngay khi nhìn thấy và ăn một lần sẽ muốn ăn thêm nữa.

Hiện nay, với bao bì đẹp, hợp vệ sinh, cơm cháy chà bông Tài Nguyên còn thích hợp để làm quà biếu cho người thân và bạn bè. Điều này cũng góp phần giúp chị Phượng đưa thương hiệu của một sản phẩm xứ Gò đi khắp miền Tây đến với các thành phố lớn.

Nguyệt Quế
(Theo Ấp Bắc)
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 222
  • Khách viếng thăm: 175
  • Máy chủ tìm kiếm: 47
  • Hôm nay: 2984
  • Tháng hiện tại: 2235534
  • Tổng lượt truy cập: 46202767