GIÓ VỀ NGÃ NĂM

Đăng lúc: Thứ hai - 18/01/2016 10:52
(Tác phẩm đoạt giải Nhì cuộc thi truyện ngắn ĐBSCL lần thứ V - 21015)

Thằng Phóc ngồi xếp bằng trên cái chòi lá, một tay chóng cằm còn tay kia phì phèo điếu thuốc. Nó mới mười bảy tuổi nhưng đã hút thuốc còn nhiều hơn ăn cơm, khách đi phà Ngã Năm nhiêu người phàn nàn, cái thằng, vắt mũi chưa sạch mà hút thuốc như ăn kẹo. Lần nào nó cũng cười hê hê cho qua, gặp phải lúc bực bội, hét lên:
- Vậy chớ mấy cha, mấy mẹ có như tui hôn mà biết, hết lặn hụp dưới nước rồi dầm mưa chạy phà, không hút thuốc cho ấm bụng thì thăng Phóc này chết lâu ời...
Người ta đã quen thuộc với hình ảnh một thằng tóc vàng cháy, người nhỏ thó vận quần cụt mang dép tổ ong chạy phà đưa khách ở ngã Năm, tay trái lúc nào cùng ve vẫy điếu thuốc! Ví như tôi đây, ngày nào qua phà mà không thấy thằng Phóc là tự nhiên cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó. Tôi ưa cái bộ dạng chướng đời đó của nó, cũng có lẽ tôi muốn nhìn khói thuốc lá từ bàn tay thằng Phóc rịn lên trăng trắng một khúc sông những buối trời mưa lít rít....Mỗi lần đi phà qua Ngã Năm, ngay đoạn giữa dòng, nhìn qua nhìn lại mênh mông nước chia về năm ngã, đúng lúc bầu trời kéo mây đen vần vũ, thấy khói thuốc lá bay lên, cuộn theo những hình ảnh mơ hồ bay lờ đờ trong không gian vắng lặng, còn gì nao lòng hơn, nhưng không hiểu sao vẫn thinh thích...
hình minh họa

hình minh họa

Thằng Phóc ở cách nhà tôi chừng 300 thước, nó ở trong một cái nhà thấp xịu, chỉ nhìn thôi cũng không tưởng tượng được sẽ chui vào ở như thế nào. Toàn bộ mái trước nhà nọ dựa hắn vào mấy cây nhào ngoài mé lộ...Mẹ thằng Phóc, một tay sát phạt số má có tiếng ở Ngã Năm này chính là người trồng nên hai hàng cây nhào, nghe đâu bà ta có mối bán trái nhào làm thuốc rượu trị bệnh ngoài thị xã. Đi ngang nhà thằng Phóc là ngửi phải cái mùi ngai ngái nồng nồng của nhào chín, cái mùi tôi ghét kinh khủng, nhưng ngày nào cũng phải ngửi, vì từ khi về đây, tôi thường ra Ngã Năm xuống thị trấn, tìm đám bạn bè cũ hồi cấp 2, cấp 3 đế tụ tập, giải sầu....

- Anh Tâm nè, sao anh không mướn nhà ở Thị trấn cho khỏe, ngày nào cũng đi về mắc công vậy ?

Thằng Phóc vừa ngậm thuốc vừa nói chuyện, gương mặt nó đen sì sì, chi chít mụn, môi dưới trề ra phun khói thuốc đế lộ hàm răng dưới vừa đen vừa vàng quá nửa, gương mặt nó ghồ ghề già trước tuổi, chỉ đôi mắt là còn có hồn, chứa đựng một thứ gì đó chân phương lắm! Tôi thở dài đánh thược một cái, không trả lời , thằng Phóc ra chiều thấu hiếu cũng chẳng thèm hỏi thêm, nó lẳng lặng kéo phà vào sát bến cho tôi chạy xe lên....nước vỗ long bong vào mạn phà đang mùa nước lớn...

Tôi về Ngã Năm đã được vài tháng, lòng không buồn cũng không vui, chỉ thấy nhịp sống chậm lại quá chừng!Ớ Sài Gòn gần 7 năm, làm việc, học hành, kể cả yêu đương, đều nhanh như cái máy. Dù sinh ra và lớn lên ở cái xứ này, nhưng không khỏi bị sốc! My nói với tôi “rồi anh cũng trở lên Sài Gòn thôi”...Tôi coi đó như một thử thách, với chính mình...Nhưng thử thách cái gì, tôi cũng không rõ, nhiều khi tôi thấy mình khùng điên không thua gì mẹ con nhà thằng Phóc...

Tôi so sánh như thế là do dân trong xóm ngã Năm ai cũng nói mẹ con thằng Phóc điên khùng lắm, vì nhà đó không giống ai ở xứ này! Thằng Phóc làm bán mạng, làm không kịp lớn, ban ngày có khách đi phà thì chạy đưa mướn, không có khách thì ngụp dưới sông đặt lú, “mười bảy bẻ gảy sừng trâu” nên có ai kêu vá bờ, làm cỏ, quăng đất, tát vuông, leo dừa mướn...nó nhận làm ráo trọi. Đến chiều thì mang số tiền kiếm được về cho mẹ nó đánh đề. Có lần leo dừa trượt té gẫy tay, băng bột mất mấy tháng, khỏi, nó lại nó lại tiếp tục làm thuê làm mướn kiếm tiền. Mẹ nó ngày nào cũng nằm chiêm bao thấy cha nó về cho số, đánh số đều đều vì sợ phụ lòng của “ổng”, mà, có khi nào trúng đâu, chỉ thấy bà tư Liễng biên đề lậu đến nhà đòi tiền hoài, đôi khi còn hăm he lớn tiếng. Người ta hỏi thằng Phóc, biết mẹ mày đánh đề không mà đưa tiền cho bả đổ sông đố biển vậy, nó nói có biết, nhưng không đưa cho bả biết đưa cho ai giờ, có hai mẹ con, bả làm gì cũng được miễn sống khỏe mạnh với nó là được rồi. Nghe nó nói vậy, tôi quay đi, thấy mình làm lạc loài ở đâu đó một khúc ruột, khiến trong dạ cứ đau đáu! Cái thằng, không chữ nghĩa, mất cha từ sớm mà còn hiếu thảo được vậy.Chính tôi cũng khó ngờ, một thằng như nó lại khiến tâm tư của tôi xáo trộn .. -Tôi lại nhớ về câu nói của My mà nhức đầu, chiều Ngã Năm mưa làm chi cho bụng dạ tôi u ám, giờ này, chắc mẹ tôi đi vuông đặt lú rồi...

Mẹ tôi gần 60, cái tuổi không còn trẻ nhưng cũng không đến nỗi quá già, bà còn làm được lắm! Nhưng đàn bà làm vuông thì rất cực, mỗi ngày mấy bận chèo xuồng đi mút ra ngoài hậu gần trăm công đất dầm mình xuống nước thì đàn bà xứ này ít ai được như mẹ tôi...Gia cảnh không khố sở gì, nhưng vì giận cha mà mẹ tôi làm không tiếc sức. Cha tôi cứ đòi bán đất ra chợ xây nhà ở cho nhàn nhã, mẹ tôi tức muốn trào gan khi biết cha muốn bán mãnh đất kỹ niệm đã gắn chặt với cuộc đời hai người hơn mấy chục năm qua. Hồi trước đói khổ thế nào còn bám đất, giờ không thiếu thổn gì lại

muốn bỏ đất mà đi, sống ở đâu dù một ngày một bửa còn có cái tình, đằng này, mồ hôi nước mắt, niềm vui nỗi buồn đều hòa chung với mảnh đất này, mà sao ống nỡ... Mẹ nói với tôi qua điện thoại, giọng nghèn nghẹn, và khi đó tôi tưởng tượng, hai mí mắt của mẹ tôi chắc đang xệ xuống, răng cắn lấy môi, sắp nức nở...mẹ thường như vậy, mỗi khi bà xúc động! Như một thói quen, có chuyện gì mẹ cũng nói với tôi, hồi nhỏ, mẹ cũng hay kể cho tôi nghe thời mẹ mới lấy cha về xứ Tân Thành làm dâu, bà nội không ưa mẹ đến nỗi phải tính chuyện rời đi, lúc hai vợ chồng dắt díu nhau về Ngã Năm chỉ với một bọc quần áo, một cái xuồng tam bản bé tẹo rồi cắm xào mượn đất che chòi ở tạm, quần quật làm đủ thứ nghề để nuôi con, dành dụm tiền sang đất, sang vuông. Mảnh đất này, là cả cuộc đời kham khố của cha và mẹ, dù sao này lớn tuổi về với tổ tiên, thì mẹ tôi vẫn muốn giữ nó nguyên vẹn để lại cho đời sau, giọng mẹ trầm đều, buồn rười rượi, làm tôi miên man xuôi theo dòng kí ức, bắt gặp một con kinh nhỏ lấp lánh thứ nước màu ố vàng dưới nắng trời, giữa dòng là chiếc tam bản ngấp nghé nước, trong lòng nó chứa lỉnh kỉnh những xoong, nồi, đồ đạc và một đứa trẻ mắt mũi tèm lem ngoác miệng khóc đòi cơm trong khi cha mẹ nó đang hì hụt vật lộn với cuộc mưu sinh...Tất nhiên, không phải mẹ cố ý gieo rắc vào đầu tôi những ấn tượng không tốt về bà nội, chỉ là muốn nhắc nhở tôi (và cả cha tôi nữa) phải biết trân trọng mảnh đất này, đó, là sự sống của cả gia đình tôi từ trước tới giờ ...Vậy mà chỉ vì mấy cái bệnh già, cha tôi cứ rỉ tai mẹ kiếm mối sang đất, mẹ tôi trả lời gọn lỏn: Không đời nào! Sao đó là lao vào làm luôn công việc của đàn ông, không cho cha tôi có cơ hội mở miệng than van...

Cũng từ đó, dáng mẹ lúc nào cũng tất tả vì vừa phải lo việc trong nhà, vừa lo chuyện đồng bãi, vuông tôm...không hé răng với cha tôi nửa lời. Ai từng biết mẹ cũng bảo cái số mẹ tôi khổ, khố từ thời con gái, lấy chồng cũng khổ mà lúc về già cũng không sướng nổi...Họ nói về mẹ tôi rồi lắc đầu, ta nói, ông trời cho mỗi người một số hết! Nhưng tôi thấy tự mẹ tôi làm mình khổ nhiều hơn là ông trời, đáng lẽ không phải lo nhiều về kinh tế, tiền hàng tháng tôi gởi về, nếu nhà có thêm vài miệng ăn nữa thì cũng chẳng thành hề gì, vậy mà mẹ tôi cứ suốt ngày bán mặt cho đất, chăm chút miếng vuông, mảnh vườn còn hơn chính bản thân mình. Rồi cũng không biết do đâu, sợ tôi ở miết Sài Gòn sẽ mất góc mất rễ, lên thăm tôi, lúc xách cái giỏ mây về bà chỉ nói một câu:

- Thu xếp về quê, nguyên cả xứ Ngã Năm không lẽ thiếu việc để làm, còn nếu muốn sống ở thành phố, tới chừng tao nhắm măt xuôi tay, bây cũng đừng có về làm chi...

Hơn ai hết, tôi biết rằng tình thương mà mẹ tôi dành cho tôi luôn đầy ấp như nước sông ở quê tôi, và tôi cũng biết tính cách của bà rất cương nghị, đã

nói gì ra là phải làm cho được, nếu tôi kiên quyết ở Sài Gòn, hổng chững sẽ bị bà từ mặt luôn...Còn nhớ cái năm tôi mười bảy tuôi, cha bắt nghỉ học, cưới vợ, coi trông việc nhà, vì tôi là con một. Mẹ thì nhất quyết không chịu, bà nói trong nhà cũng phải có người học rộng hiểu nhiều cho con cháu ngày sau noi theo, nếu cha nhất mực phản đối thì “mạnh ai nấy sống”, nói là làm, mẹ dọn ra khỏi nhà và cất một cái chòi nhỏ, định bụng một mình cố gắng làm lụng nuôi tôi ăn học. Nhưng cũng may, lúc ấy cha tôi kịp suy nghĩ lại, cái chòi nhỏ của mẹ tôi cất trở thành cái chuồng nuôi vịt của gia đình tôi sau này... Một ngày mùa hè năm ấy, mẹ thức gần trọn đêm sửa soạn, vô bao tất cả các thứ gạo, mắm, quần áo, mùng mềm, rồi khi trời còn mờ hơi sương, sau khi ăn một bụng cơm cho “chắc dạ”, hai mẹ con đã rời Ngã Năm, đón xe đò lên thành phố. Hồi nào giờ chỉ quanh quẩn ở bờ ao, chuồng gà, chuồng vịt, một chữ cắn đôi cũng không rành, Sài Gòn thì rộng mênh mông, vậy mà mẹ tôi sắp xếp mọi thứ, nơi ăn chốn ở của tôi đâu vào đấy như một người sành Sài Gòn lâu lắm. Trước khi vê lại Ngã Năm, mẹ bấm tay tôi, mắt rưng rưng, dặn dò:

- Con đừng có lo gì hết, mẹ còn sức còn làm được ... chỉ cần học hành tử tê để mẹ vững dạ ...

Thằng con trai sắp qua tuổi mười bảy lúc đó là tôi đã có râu mọc lún phún quanh ria, chờ chiếc xe đò chở mẹ khuất xa rồi quay mặt vào tường nước mắt ngắn dài, tôi khóc không phải vì sợ mà thấy thương mẹ, quãng đường mấy năm đại học của tôi, một mình bà phải chịu hết thảy hi sinh, khô cực...

Vậy mà không biết từ khi nào, tôi trở thành một đứa hời hợt với tình thương đó. Học xong tôi neo lại Sài Gòn làm việc, quen bạn gái, cuộc sống tất bật ở chốn đô hội khiến nhiều lúc quên cái dáng người khắc khổ, quên bàn tay với những nốt chai sần, nức nẻ vì bị nước ăn, quên bàn chân giao chỉ tẻ ra năm hướg, bấm đất ven bờ mỗi bận ra vườn...Lần nào về quê, chưa kịp nhìn kỹ đôi mắt mẹ thì vội vã xách ba lô ra đi...Thiên hạ nói rằng, tình cảm con người vốn phức tạp, khi thiếu thốn thì thèm khát, còn khi đủ đầy thì lại thấy bình thường như một điều hiến nhiên! Có đôi lúc người ta tự dung túng cho mình có lỗi, vì biết rằng không ai chấp nhặt, có chăng là những giây phút tự vấn thoáng qua như gió thổi ...

Tôi quen My, một cô gái xinh đẹp, sành điệu, tình yêu của tôi và em xuất phát bởi hai từ “hợp nhãn”, bạn bè trêu chọc, trai tài, gái sắc hà cớ gì không đến với nhau cho cuộc đời thêm vui! Vậy là chúng tôi luôn có nhau trong những buôi tiệc tùng, những buôi liên hoan của công ty, tụ tập bè bạn...My dính lấy tôi, đòi hỏi và nhiệt tình, say mê...Nhưng khi dứt khoác

cũng gọn, lẹ, y hệt lúc mẹ tôi lấy cây dao yếm cắt một buồng chuối, vết cắt ngọt xớt đến độ tôi thấy rùng mình...Có lẽ vậy mà nghe tin em lấy một giám đốc ở công ty cũ, tôi cũng chẳng buồn nhiều, chỉ thấy tình người chốn phồn hoa như một cuộc giao đãi, mặc cả đầy ngao ngán...Tôi quyết định về Ngã Năm, tất nhiên một phần vì sự tác động của mẹ tôi. Mấy ngày đầu, chỉ có thể hình dung chính tôi bằng từ “hụt hẫng”, do chưa hòa nhịp đưọ-c với cuộc sống yên ả, bình lặng ở Ngã Năm, tính khí tôi thất thường, thay đổi như thời tiết. Rồi mấy tháng đi về phà Ngã Năm, tôi cũng bắt đầu quen với cảnh nước chia về năm ngã, thấy cảnh xuồng ghe qua lại mà nhớ về tuối thơ những bận đứng trên bờ vẫy tay đón xuồng mua từng cái bánh còng, bánh cam, đem dừa khô đổi lấy từng que kem ngọt lịm...Xứ quê xa chợ, nên muốn mua sắm, đổi chát gì, dân trong vùng đều ngóng cổ đón mấy chiếc ghe chở hàng qua lại. Tiếng máy kêu từ mấy chiếc ghe cũ rích, tiếng còi đặc trưng của ghe hàng nhiều khi làm mấy đứa bé xíu trong xóm sợ khóc ré lên, nhưng lại là tất cả niềm vui đối với đa số những đứa tồng ngồng như tôi lúc đó...Cho tới bây giờ, dù cuộc sống đã khá khấm hơn trước, lộ làng trãi nhựa thắng tắp, khi cần người ta chỉ mất năm, ba phút chạy ù ra chợ là có đủ thứ mặt hàng cần thiết, nhưng con sông trước nhà tôi mỗi buổi sáng vẫn chưa vắng hình ảnh mấy chiếc ghe hú còi in ỏi với cây bẹo treo lủng lẳng đồ hàng đung đưa trước gió...Tháng 10 âm lịch trở đi, nước sông dâng cao, gió chướng về, ghe xuồng tấp nập hơn, mua bán rộn rịp đến giáp tết... Mùa này, thằng Phóc vui lắm, nó tập trung chạy phà nhiều hơn, bến Phà lúc nào cũng đông đúc, nó ít hút thuốc hẳn, cái thằng ham vui, nó hay xen vào câu chuyện mua bán của mấy bà, mấy cô, có người chọc, thằng Phóc hồi kiếp trước là đàn bà xứ này chớ đâu nên mới dễ làm quen với mấy chị, mấy thím bán hàng...Có lần, sau khi đưa khách dưới phà lên bờ hết, thấy ghe hàng bán vải vóc đang neo bán ở bến bên kia, bằng động tác của loài khỉ chuyền cây, nó nhào luôn một cái qua ghe, biểu bà chủ lựa cho mẹ nó miếng vải gấm đẹp đẹp may áo, khi ngẩn lên hả hê với tấm vải đỏ trên tay, nó mới hay chiếc phà đưa khách đang trôi ở giữa dòng.... Nó quýnh đít nhảy ùm luôn xuống sông, tấm vải đỏ cũng được dịp trôi bồng bềnh trên mặt nước, thằng Phóc vừa bơi vừa hét, bớ ai phụ tui vớt chiếc phà trôi...giọng nó như hòa cùng nước, chói cả một khúc sông...Ai cũng lắc đầu chịu thua, thằng này hồi đó chắc mẹ nó sanh ra cái miệng nó trước, nói vậy thôi nhưng trong bụng dân Ngã Năm thương nó lắm...

Cũng nhờ cái miệng của thằng Phóc mà dân trong vùng gọi tôi là thầy Tâm....

Một bửa đợi phà, tôi vận quần âu áo trắng đóng thùng bảnh bao, đeo cặp táp, giày đế đen bóng loáng...dắt xe xuống phà chừng 5 phút mà chẳng

thấy thằng nó đâu, quay lên định réo thì giật mình thấy thằng Phóc đứng đằng sau từ lúc nào, nó vừa hét vừa nhảy cẫng lên như bị giật kinh phong “Thầy Tâm bảnh trai quá đi bà con ơi, thây Tâm bửa nay đi dạy học rồi nè nghe xóm Ngã Năm ôi . .Làm mặt mũi tôi đỏ bừng...

- Bộ mày khủng hả Phóc!

- Mắc cỡ gì không biết, hôm qua “sên ” đường nước vuông nhà anh, bác gái khoe là anh được nhận dạy học gần thị trấn rồi, chèn ơi, bác còn nói chiều nay làm cặp vịt nấu cháo rủ tui qua ăn mừng chơi nữa mà, anh sướng quá xá rồi còn gì, Bác Hai thương anh quá chừng, phải mẹ tui mà thương được vậy chắc mừng hết lớn...

Tôi phì cười nghe hết câu nói ngô nghê mà đầy cái tình của thằng Phóc, thấy trong dạ có cái gì đó cởi mở, dễ chịu hơn hắn những ngày qua...

Từ bửa về quê tới nay, tôi chỉ ăn cơm một mình, mẹ tôi hết đi vuông lại ra vườn, có khi tối mịt mới vào, cha tôi năng lui về bên nội, dạo rày ở lại luôn vì ông nội tôi bệnh nặng. Những món tôi thích như canh chua cá lóc đồng, mắm tôm, cá trê nước, ba khía muối...thay phiên xuất hiện trong bửa cơm mà mẹ nấu cho tôi. Nhà rộng thênh thang, chỉ một mình ngồi đối diện với mâm cơm đầy ấp thức ăn, càng thấy trong bụng chạo chực những điều khó tả...Lại nghĩ đến gia đình thằng Phóc, chạy gạo từng bửa, thế mà chúng kiến mái nhà lá lụp xụp bốc khói lam chiều, hai mẹ con nó lúc nào ngồi ăn cũng cười cợt, san sẽ cho nhau mà buồn...Tôi ngỏ ý đi canh vuông thay mẹ, bà nhất định không chịu, biểu dành thời giờ mà lo đi rà chổ làm, giao du với bạn bè, bà nói mình làm quen rồi, ra vuông nhìn thấy con tôm mập mạp búng nước tanh tách là mọi buồn phiền tan biến, từng tuôi này có đau nhức đó, mệt mỏi đó, nhưng biểu nghỉ làm chắc chết còn sưóng hơn. Tôi nói, mẹ sắp già rồi, ừ, già rồi những làm được thì vẫn làm thôi.... Nhiều khi tôi nghĩ rằng, mẹ tôi gần giống như đất ở xứ này, lặng lẽ, cần lao, có lúc tưởng chừng như khô khan, và đôi khi khiến người ta cảm thấy chạnh lòng...

Sáng này, mẹ tôi hớn hỡ đổ một xô tôm đầy ra nền sàn, khoe tôm nhà mình đó, mấy tháng trước mới mướn người cuốc lại miếng vuông nên tôm mau lớn quá trời...Đang lúi húi phân cỡ tôm đế lát nửa lái vô mua thì nghe mẹ hít hà, ngước lên, thấy ngón tay cái của mẹ bị gai đầu tôm đâm phập ở ngay khóe, máu chảy ròng ròng. Nhìn bàn tay sần sùi thô kệch, có bao nhiêu ngón thì hư khóe, đen sạm, lở loét hết bấy nhiêu, lòng tôi trào lên nỗi xót xa, tình thương cũng như mạch nước ngầm, khi được khai thông thì theo dòng  ồ ạt chảy ....Tôi ngước mắt lên trời, nói với ra sau:

- Bửa nay con chính thức đi dạv, từ rày chừng nào mẹ thức đi vuông thì kêu con dậy luôn một thê ...

Tôi thấy tay mẹ dừng lại vài giây, chỉ nhìn thấy tấm lưng bà, nhưng tôi biết, có lẽ mắt mẹ tôi đang nhòa đi vì một lẻ thường tình... Rồi bà lên tiếng trả lời, trong lúc hai tay trói dây cua, một chân đè dí con cua năm im thinh thích “ ờ, chiều về sớm ăn cháo vịt”...Tự dưng tôi thây mình y chang hồi còn là thằng con trai sắp sửa bước qua tuổi mười bảy, muôn khóc quá trời, dù biết đó là cái tật không hay chút nào của đấng mày râu...Gió sớm ở nhà sau lùa vào, đem theo mùi cá khô thum thủm, mùi đất nồng mặn, mùi hồ hôi và những thứ mùi đồng quê dậy lên ở lòng, trời đã bắt đầu se se lạnh...Hồi còn nhỏ, tôi thích nhất mùa này, hóng gió chướng về bắt đầu dọn nhà, phụ đốn lá chuối phơi để dành gói bánh, cùng mẹ đi chợ lựa những sắp vải đẹp nhất để may đồ cho cả nhà...Hồi còn trẻ, mẹ tôi là thợ may khéo nhất xứ, lúc gả mẹ theo chồng, ông ngoại có cho mẹ cái máy may cũ, ban ngày làm công việc nhà, ban đêm chong đèn may đồ mướn, nên giờ mí mắt mẹ sụp xuống, hơi nheo, nó khiến gương mặt mẹ tôi lúc nào cũng như đang gánh nỗi buồn, nặng trĩu. Hồi đó, đế có tiền, ba tôi phải chèo ghe xuống Gành Hào đi buôn gạo, muối, đi một đợt cả tháng mới về... Cứ buối chiếu cơm nước xong, mẹ hay dắt tay tôi ra đứng cặp mé sông nhìn về Ngã Năm, mắt mẹ lúc đó còn tinh lắm, mà không hiểu tại sao cứ nheo nheo, thiếu điều muốn thu hết xứ Ngã Năm vô tầm mắt...Hồi đó, mỗi lần có chuyện gì vui đáng để ăn mừng, mẹ hay bắt vịt nấu cháo đãi cha con tôi...Cha tôi khoái nhất cái phao câu vịt, tôi thì xí 2 cái đùi, cả ba cái đầu chụm lại húp cháo xì xụp nghe ngon lành, gặp bửa trời mưa thì nồi cháo đầy cỡ não cũng hết, nước mắm gừng mẹ pha đậm đà lắm, sánh lắm, ăn cháo mà tôi vả mồ hôi trán...Hồi đó, mỗi khi có đủ ba người, tiếng cười trong ngôi nhà giản dị của chúng tôi tưởng chừng bay ra khỏi không gian chật chội, hồn nhiên chảy loang loáng khắp mặt sông trước nhà. Hồi đó, chỉ một viên bi có màu xanh đỏ cha tôi mang về sau những chuyến buôn xa, đủ để tuổi thơ tôi tự hào suốt mấy mùa hè. Tôi nhớ hoài, hồi đó, lúc mới dọn về đây, ba tôi đã giơ hai bàn tay lên, nói, nước sông Ngã Năm mênh mông, lòng người dân ở đây cũng rộng như vậy, sự sống ở năm ngả tràn về, sợ gì không có cái ăn... Căn chòi nhỏ cất tạm che chắn cao su chi chít những lỗ rách, đêm mưa, cả 3 cuộn tròn vào nhau, truyền hơi ấm...Ờ, đó là mấy chuyện thời bé xíu...Mà độ rày tôi hay nhớ về “hồi đó”ghê, những chuyện ngày xưa tưởng rằng tôi đã quên bặt, ai ngờ mấy bửa gió từ Ngã Năm thối về cứ lũ lượt nằm săp lớp trong đầu mình, nghĩ cũng lạ...

***

Mừng là giờ tôi đã có việc làm, không còn thời gian nghĩ ngợi lung tung, là thầy giáo hắn hoi, dù chỉ là thầy giáo trường làng, ừ, thì cũng là cống hiến cho xứ sở này bằng trái tim, khối óc. So với một kỹ sư điện hóa

làm việc trong công ty nổi tiếng của nước ngoài, thì nghề giáo có những niềm vui nhẹ nhàng hơn, nhất là được một lần nữa thấy lại mình và tuối thơ mình ở đâu đó, vương vất trong những ánh mắt trong veo của tụi nhỏ...

Ngày đầu tiên dắt xe ra cổng đi đến trường, mẹ tôi đột nhiên chạy ra làm như quên dặn điều gì, bộ dạng mẹ trở nên khó khăn, cứ giả lả dòm cây cối, dòm cái cổng rào...Mẹ tôi hết ờ, rồi hở, cuối cùng cũng thốt ra được mấy câu:

- Tâm nè, mẩy cái lú bị cua kẹp, biểu ông về vá, chớ ở nhà có ai vá vừa ý ông đâu, mắc công lại cằn nhằn nửa...mà nhớ ghé qua chợ mua gừng tươi về làm nước mắm. luôn đó...

- Mẹ kêu cha về vá lú hay về ăn cháo vịt đó...

Thì...cả hai...

.. .Như sợ tôi nhìn thấy được điều gì trong mắt, mẹ tôi bước nhanh vào cổng.

Tôi chuẩn bị đề máy chạy nhưng nán lại thêm một chút...Lần này thì đến lượt tôi lấy răng cắn môi mình, xa xót... mẹ tôi nuôi lớn đến từng tuổi này, giờ mới lần đầu nhìn rõ cái dáng đi của mẹ mình, cái dáng xiu xiu nghiêng về bên phải nhiều quá! Năm ngoáy mẹ bị té trẹo khớp gối trái, cái chân yếu hẳn một bên...Vậy mà lúc này tôi mới có cơ hội nhìn thấy cái dáng đi não nuột đó. Không biết sao tự nhiên tôi chợt nghĩ tới thằng Phóc, tôi thấy mình so với thắng Phóc vẫn còn kém cỏi quá, chắc chưa ai ở xứ Ngã Năm này đem tôi so sánh với thằng Phóc, mà cả cái thằng đó nữa, nếu biết trong bụng tôi thầm ngưỡng mộ nó, chắc nó cười té phà chứ chẳng chơi...

Gió chướng về thật rồi, gió làm mắt tôi cay thiệt là cay...

Lê Thị Cẩm Nhgung (Cà Mau)

Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 377
  • Khách viếng thăm: 375
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 57668
  • Tháng hiện tại: 2257957
  • Tổng lượt truy cập: 48632084