Hội Nhà văn Việt Nam viếng mộ các nhà văn tiền bối

Đăng lúc: Thứ sáu - 23/11/2012 09:21
Tiếp theo những hoạt động hướng tới sự kiện Hội Nhà văn Việt Nam chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 55 ngày thành lập Hội (1957 – 2012); ngày 22-11-2012,  Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đi viếng mộ các nhà văn tiền bối - những người đã dành rất nhiều tâm huyết, tài trí bằng ngòi bút của mình góp phần cho sự nghiệp văn chương nước nhà và sự nghiệp gìn giữ độc lập tự do bảo vệ tổ quốc.
Đại diện BCH Hội Nhà văn Việt Nam do nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội NVVN làm trưởng đoàn. Cùng đi là các ủy BCH Hội (Nhà văn Nguyễn Trí Huân – Phó chủ tịch Hội NVVN; Nhà văn Trung Trung Đỉnh – Giám đốc NXB Hội NVVN; PGS. TS, nhà LLPB Phan Trọng Thưởng – Nguyên viện trưởng Viện văn học VN); Nhà thơ Ngô Thế Oanh; Các cán bộ văn phòng Hội, phóng viên, nhân viên các cơ quan cấp hai thuộc Hội NVNV.

Vào 8h sáng, xuất phát từ trụ sở Hội NVVN (Số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hai Bà Trưng - Hà Nội), sau quãng đường khoảng 30km là điểm đến đầu tiên đoàn đã về đến nơi yên nghỉ của nhà văn Nguyễn Công Hoan nằm tại nghĩa trang nhân dân làng Xuân Cầu thuộc thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Đoàn đã làm lễ dâng hoa và thắp hương tưởng niệm trước phần mộ của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Phần mộ của nhà văn Nguyễn Công Hoan được nằm trong khu nghĩa trang giữa cánh đồng làng quê thanh tịnh nơi ông đã sinh ra và lớn lên cùng với sự nghiệp văn chương. Bên cạnh mộ phần của ông là mộ phần những người đã quá cố trong gia đình.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ ông đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Chính điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều tức (Lê Văn Lương) - Ủy viên Bộ Chính trị; Nguyễn Công Bồng - nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ - nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ.

Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,...) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Nguyễn Công Hoan viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ 9 năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ).

Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội. Với những đóng góp to lớn đó, tên ông đã được đặt cho một phố ở Hà Nội. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Sau đó, đoàn trở về Hà Nội.

Buổi chiều, đoàn nhà văn và cán bộ Hội Nhà văn Việt Nam tiếp tục đi viếng phần mộ của các nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhạc sỹ… nổi tiếng khác tại nghĩa trang Văn Điển và nghĩa trang Mai Dịch thuộc địa bàn TP Hà Nội. Tuy thời tiết khá nắng nóng nhưng nhà thơ Hữu Thỉnh đã dẫn đoàn đi thăm viếng được rất nhiều phần mộ tại 2 nghĩa trang này. Dưới đây là những hình ảnh chuyến viếng thăm của đoàn:

Tại nghĩa trang Văn Điển:

Viếng mộ Đại tá – nhà văn Nguyễn Minh Châu

 

Viếng mộ nhà văn Hà Minh Tuân và vợ Phạm Thị Tuệ

 

Viếng mộ GS Hoàng Xuân Nhị và vợ Nguyễn Thị Hừng

 

Viếng mộ nhà văn Nguyễn Tuân và vợ Vũ Thị Tuệ

 

Viếng mộ nhà thơ Hoài Thanh và vợ Phan Thị Nga

 

Viếng mộ nhà thơ Quang Dũng

 

Viếng mộ nhà thơ Hoàng Trung Thông và vợ Hồ Thị Hoa

 

Viếng mộ nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ

 

Viếng mộ nhà thơ Chính Hữu

 

Viếng mộ nhà thơ Phạm Tiến Duật

 

Viếng mộ nhà thơ Hoàng Cầm

 

Tại nghĩa trang Mai Dịch:

 

Viếng mộ nhà thơ Tố Hữu

 

Viếng mộ nhà thơ Xuân Diệu

 

Viếng mộ nhạc sỹ Văn Cao

 

Viếng mộ nhà văn Nông Quốc Chấn

 

Viếng mộ GS, nhà văn Đặng Thai Mai

 

Viếng mộ nhà thơ Huy Cận

 

Viếng mộ nhạc sĩ Trần Hoàn

 

Viếng mộ nhà văn Nguyễn Đình Thi

 

Viếng mộ nhà lý luận, phê bình văn học và nghiên cứu văn hóa VN Hà Xuân Trường

 

Viếng mộ GS – viện sỹ, nhà thơ Phạm Huy Thông

Bài và ảnh: Đỗ Hiếu
(Theo VanVN.Net )
Chia sẻ: Google Bookmarks Yahoo Bookmarks Đăng lên ZingMe Đăng lên Linkhay Đăng lên TagVn Bookmarks lêb baibu
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về phiên bản mới này?

Tuyệt vời

Tốt

Trung bình

Bình thường

Rất tệ

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 437
  • Khách viếng thăm: 432
  • Máy chủ tìm kiếm: 5
  • Hôm nay: 71960
  • Tháng hiện tại: 1937739
  • Tổng lượt truy cập: 48311866